Một em bé sơ sinh khỏe mạnh là khi bé có sức khỏe tốt, sinh hoạt đều đặn và bình thường. Chế độ ăn uống và ngủ nghỉ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con. Nhất là hệ bài tiết của bé cần phải được mẹ lưu tâm nhiều không kém. Trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh về đường ruột do hệ tiêu hóa còn non nớt. Vì vậy mà nhiều bé gặp phải tình trạng táo bón, điều mà các mẹ không mong muốn. Đặc biệt là bé 6 tháng tuổi khi bé đang bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm, khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa thay đổi. Điều này khiến cho nhiều mẹ rất lo lắng và không biết cách xử lý ra sao. Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về bé 6 tháng bị táo bón nhé!
Mục lục
1. Khi nào có thể nói bé 6 tháng bị táo bón?
Táo bón là tình trạng đi ngoài phân cứng và không thường xuyên như bình thường. Một em bé không bị táo bón là khi phân của bé mềm, không rắn, không gây chảy máu hậu môn. Thông thường, bé sơ sinh đi ngoài vài lần mỗi ngày, với bé đang bú mẹ phân có dạng mềm, sền sệt. Với bé uống sữa công thức, bé đi ngoài ít hơn, phân cứng và có màu sẫm hơn. Việc đi ngoài của bé sẽ còn thay đổi khi bé bắt đầu ăn dặm.
Bé 6 tháng bị táo bón là hiện tượng bé đi ngoài phân cứng và không thường xuyên. Bé sẽ đi cầu ít hơn bình thường, gặp khó khăn khi đi ngoài do phân cứng hoặc to, đi ngoài đau, đôi khi có máu. Tình trạng táo bón nếu kéo dài hơn 2 tuần có thể gọi là táo bón mãn tính. Nếu thời gian ngắn hơn là táo bón cấp tính. Thường các bé uống sữa công thức sẽ dễ gặp phải táo bón hơn do không nhận được chất nhuận tràng có trong sữa mẹ.
2. Nguyên nhân bé 6 tháng tuổi bị táo bón
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 6 tháng bị táo bón. Trong đó phải kể đến một số nguyên nhân sau:
- Do lượng đạm trong sữa công thức: Hệ tiêu hóa của bé lúc này chưa thực sự hoàn thiện. Chất đạm có trong sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ, có thể khiến con bị táo bón. Ngoài ra, nếu sữa có lượng đạm quá cao, bé cũng dễ gặp phải tình trạng này.
- Bé bị còi xương, sinh thiếu tháng cũng dễ bị táo bón do các cơ bụng và thành ruột không hoàn thiện.
- Nhu động ruột chậm cũng là một nguyên nhân dẫn đến táo bón.
- Bé 6 tháng mới ăn dặm bị táo bón: lúc này dạ dày của bé phải xử lý những thức ăn phức tạp và khó tiêu hơn sữa mẹ. Ngoài ra, khi ăn những loại thức ăn không hợp, khó tiêu hóa, các sản phẩm từ sữa bò cũng khiến con bị khó tiêu.
- Chế độ ăn uống của bé không cân bằng, có chất thừa, chất lịa thiếu. Việc này dễ khiến bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới táo bón.
3. Cách điều trị táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi
Nếu không sớm loại bỏ tình trạng táo bón có thể dẫn đến bé lười ăn, chán ăn, khó chịu, quấy khóc và chậm lên cân. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về thể chất và trí não của bé. Mẹ không nên chủ quan, lơ là, cần áp dụng ngay những phương pháp sau đây để giảm tình trạng trẻ 6 tháng bị táo bón:
- Cung cấp đủ nước cho bé mỗi ngày.
- Nếu mẹ vẫn đang cho bé bú sữa mẹ, mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của mình để giúp bé dễ tiêu hóa hơn.
- Thay đổi chế độ ăn uống của con sao cho hợp lý.
- Massage bụng cho bé thường xuyên bằng chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ. Việc này sẽ giúp bé được thư giãn và dễ chịu, đồng thời khắc phục táo bón. Mẹ nên massage cho bé 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút.
- Cho bé thực hiện động tác “đạp xe” giúp giảm chướng bụng đầy hơi cho con.
- Thường xuyên tắm cho bé bằng nước ấm.
- Tập cho bé thói quen đi ngoài mỗi ngày.
4. Bé 6 tháng ăn gì để không bị táo bón?
Thực đơn ăn uống là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón. Vì vậy mẹ cần chú ý hơn khi cho bé ăn dặm. Một số loại thực phẩm sau đây có thể gây ra táo bón ở trẻ:
- Gạo tẻ
- Ngô
- Việt quất
- Cà rốt chín
- Chuối chưa chín kỹ
- Sữa bò và các sản phẩm làm từ sữa bò
- Bánh mì trắng
- Mì Ý
Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để tránh tình trạng táo bón ở trẻ:
- Tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn của bé để giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé ăn những thực phẩm sau: khoai lang, đậu Hà Lan, rau bina…
- Cho bé uống nước ép trái cây chứa đường và pectin tự nhiên.
- Pha sữa bột theo đúng công thức, không nên pha quá loãng hoặc quá đặc với nhiệt độ phù hợp khoảng 40 – 50 độ C.
- Cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc lúa mạch thay vì bột ngũ cốc gạo.
- Không nên cho bé ăn dặm quá sớm.
Xem thêm: Trẻ 6 tháng ăn được những gì?
Bé 6 tháng bị táo bón là một chuyện thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ không nên quá lo lắng mà mất bình tĩnh. Cần trang bị đủ kiến thức và cách xử lý cần thiết để giúp con được khỏe mạnh bình thường. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Nguồn tham khảo: Làm gì khi bé bị táo bón?