Mấy tháng bé biết ngồi là câu hỏi của không ít bà mẹ khi nuôi con. Để nắm bắt được quá trình phát triển của bé và chăm sóc bé phù hợp với quá trình đó là mối quan tâm hàng đầu của mẹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ tất cả kiến thức về việc tập ngồi của em bé.
Mục lục
1. Dấu hiệu bé tập ngồi
Mấy tháng bé biết ngồi? Có một số dấu hiệu rất dễ nhận biết ở bé khi con đến độ tuổi tập ngồi. Mẹ dễ dàng nhận thấy được các động tác ngẩng cao đầu của bé. Lúc này bé kiểm soát đầu rất tốt và thường xuyên hướng đầu lên cao hơn thân mình. Khi nằm sấp bé cũng dễ dàng nâng đầu, cùng lúc tập bò và nâng cao thân mình. Bé thích lăn qua lăn lại và thích tự nâng thân mình lên. Nếu bé được ngồi dưới sự hỗ trợ của bố mẹ, bé có xu hướng yêu thích tư thế đó và có thể giữ được trong thời gian nhất định.
Nếu thấy những dấu hiệu trên mẹ có thể cho bé làm quen với tư thế ngồi ếch. Đây là tư thế bé ngồi chống hai tay để đỡ thân. Bé thường nhanh chóng ngồi được với tư thế này và dần dần bỏ hai tay đỡ.
2. Mấy tháng trẻ biết ngồi?
Thông thường, thời điểm bé bắt đầu biết ngồi vào khoảng 4-6 tháng tuổi. Đây là lúc bé nâng giữ đầu rất tốt và sẵn sàng cho những động tác vận động khó hơn. Tuy nhiên lúc này bé chưa thực sự ngồi vững mà ngồi với sự trợ giúp và tập luyện. Giai đoạn này bé thường ngồi tư thế ngồi ếch. Sau đó bé bỏ dần một tay để cầm đồ chơi. Thời điểm bé thực sự có thể ngồi độc lập là khoảng tháng 7-9. Bé liên tiếp học các tư thế và động tác mới. Ngay khi ngồi, bò đã vững, bé đã có xu hướng tập đi và tập vịn để nâng cao thân mình hơn.
Như vậy thời điểm bé biết ngồi thường rơi vào tháng thứ 9. Lúc này bé chuẩn bị tập đứng và đi. Vậy là mẹ đã nắm được mấy tháng bé biết ngồi rồi!!
3. Cách tập ngồi cho bé
Luyện tập là cách để bé nhanh chóng ngồi được và ngồi thạo. Sự hỗ trợ của mẹ là rất cần thiết để bé sớm ngồi vững.
3.1. Tập luyện nhiều lần
Sự lặp lại của các thao tác không chỉ hiệu quả với việc luyện tập của người lớn. Chính việc tập ngồi lặp đi lặp lại cũng khiến bé nhanh chóng ngồi thạo. Động tác ngồi cũng tác động đến hệ cơ xương của bé qua đó kích thích sự phát triển. Tuy nhiên song song với hỗ trợ của mẹ thì bé cần không gian riêng để tự mình khám phá. Chính việc tự nâng cao thân mình, nâng cao đầu của bé khiến bé tự nhận ra được khả năng chống đỡ của mông và chân.
3.2. Tập ngồi và chơi trên sàn
Bên cạnh đặt bé trong không gian hẹp như ghế tập ngồi hay các loại ghế nói chung, bé cần có tầm không gian rộng để vừa tập ngồi, vừa tập bò, vừa lăn lộn. Khoảng không gian này có lợi cho tinh thần vận động của bé. Bé vừa hứng thú với việc tự vui chơi và tự khám phá cơ thể, không gian của riêng mình. Bé mấy tháng biết ngồi có thể không khiến mẹ quá bận tâm do bé được tự tập luyện và lớn lên rất tự nhiên.
3.3. Đặt con ngồi vào lòng
Có rất nhiều cách để tập ngồi cho bé. Một trong những cách vừa làm tăng tình cảm mẹ con vừa giúp bé tập ngồi là đặt bé vào lòng mẹ. Mẹ có thể kẹp 2 chân bé vào đùi khi ngồi hoặc đặt bé ngồi trong lòng khi ngồi khoanh chân trên sàn. Chú ý không để lưng bé bị vẹo, cong khi tập ngồi ở vị trí này. Mẹ cùng bé xem những bức tranh, nghe những bài nhạc và cùng nhún nhảy đung đưa. Thật vui vì vừa được chơi cùng con và vừa giúp bé tập luyện.
Ngoài ra mẹ cũng có thể đặt bé trên sàn cùng các loại gối đỡ. Hoặc tập dần cho bé ngồi ếch chống 2 tay để bé làm quen với sức nâng thân và đầu. Tư thế ngồi ếch là tư thế sơ khai trước khi bé có thể ngồi thạo.
Tìm hiểu thêm: Ghế tập ngồi là gì và có lợi ích như thế nào với em bé?
4. Mấy tháng bé biết ngồi thì coi là muộn?
Nếu bé của bạn 9 tháng tuổi mà vẫn chưa biết ngồi, cần cho con đi khám chuyên khoa nhi. Đây là cột mốc thông thường của các bé. Cho dù có sự khác nhau nhất định giữa các con nhưng không nên trì hoãn việc đưa con đi khám. Đây có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển kỹ năng vận động thô.
Có một số biểu hiện trong suốt quá trình phát triển của bé cho thấy sự chậm về vận động. Mẹ có thể đã phát hiện những biểu hiện này từ những tháng sớm hơn. Có thể kể đến một số biểu hiện sau:
- Sờ thấy tay chân bé mềm cơ hoặc cứng cơ hơn bình thường
- Các chuyển động, động tác của bé thường yếu
- Việc đưa tay không thường xuyên hoặc chỉ đưa tay này qua tay khác
- Khả năng nâng và giữ đầu kém
- Ít khi với theo đồ vật, không đưa đồ vật lên miệng
Mẹ hãy chú ý sớm những dấu hiệu này. Những dấu hiệu này có từ trước khi bé biết ngồi và đôi khi cả biết lẫy. Phát hiện sớm bất thường trong phát triển vận động của bé có thể giúp con phục hồi được chức năng cơ xương khớp.
Mấy tháng bé biết ngồi, biết đứng, biết đi? Hành trình của bé và mẹ thực sự không ngắn và còn mang bao âu lo của mẹ. Hi vọng với những thông tin cơ bản trên đây, mẹ sẽ biết cách quan sát và tập ngồi với con. Mỗi mốc vận động của em bé chính là động lực mỗi ngày của mẹ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và nhiều niềm vui!
Nguồn tham khảo: Cột mốc quan trọng của bé: Biết ngồi