Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cùng mẹ điểm danh các mốc phát triển của trẻ khi đủ 18 tháng tuổi

Sau bài viết về quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu, Góc Của Mẹ xin tiếp tục được chia sẽ các mốc phát triển của trẻ khi đủ 18 tháng. Điều này sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn khi theo dõi quá trình khôn lớn của bé. Sau đây là 5 cột mốc phát triển quan trọng của bé 18 tháng tuổi mà mẹ cần chú ý.

1. Chiều cao – Cân nặng

Các mốc phát triển của bé thì chiều cao và cân nặng luôn là sự phát triển rõ ràng nhất. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi bé 18 tháng tuổi có chiều cao và cân nặng trung bình như sau:

  • Bé gái: Cao 80.7 cm – Nặng 10.2 kg.
  • Bé trai: Cao 82.3 cm  – Nặng 10.9 kg.

Khi đủ 24 tháng tuổi, bé sẽ đạt chiều cao trung bình từ 86 đến 87 cm. Từ năm 10 tuổi trở đi, mỗi năm chiều cao của các bé sẽ tăng khoảng 5cm. Đặc biệt, đến giai đoạn tiền dậy thì chiều cao của bé sẽ càng tăng trưởng nhanh chóng. 

Khi đủ 24 tháng tuổi, bé sẽ đạt chiều cao trung bình từ 86 đến 87 cm
Khi đủ 24 tháng tuổi, bé sẽ đạt chiều cao trung bình từ 86 đến 87 cm

2. Ngôn ngữ

Trong các mốc phát triển của trẻ thì khả năng ngôn ngữ năm 18 tháng tuổi rất đáng được quan tâm. Đây là giai đoạn bé đang bắt chước và nhái theo những gì bé nghe được. Bố mẹ có thể thường xuyên chỉ vào một số vật dụng đơn giản để bé ghi nhớ và có thể đọc theo. Vốn từ vựng lúc này của bé giao động từ 20 đến 200 từ. Chủ yếu là những từ đơn giản xung quanh như tên món đồ chơi, tên người thân…

Ngoài ra, bé có thể dùng ngôn ngữ ký hiệu để thể hiện ý muốn của bản thân. Bé sẽ vẫy tay để chào tạm biệt, bé lắc đầu khi nói không… Bé còn rất thích xưng hô bằng tên của mình khi nói chuyện. Đôi khi ba mẹ sẽ nghe bé nói chuyện lẩm nhẩm những từ mà mình không hiểu. 

Ở lứa tuổi này, ba mẹ thường xuyên đọc sách, nói chuyện, hát hò với trẻ sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt nhất . Nếu nhận thấy con có khả năng ngôn ngữ, bạn có thể bắt đầu cho bé tập tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai.

Bố mẹ có thể thường xuyên chỉ vào một số vật dụng đơn giản để bé ghi nhớ và có thể đọc theo
Bố mẹ có thể thường xuyên chỉ vào một số vật dụng đơn giản để bé ghi nhớ và có thể đọc theo

3. Kỹ năng vận động

Khi đủ 18 tháng tuổi, bé đã có thể tự bước đi một mình hoặc có thể chạy được nhưng chưa vững. Bé cũng hoàn thiện một số hoạt động cơ bản như ngồi xuống, đứng lên, nhảy múa, cầm hoặc kéo đồ chơi trong khi đi. Bên cạnh đó, bé ở độ tuổi này rất thích được leo trèo như cầu thang, xe đạp… Vì vậy, ba mẹ cần chú ý quan sát mỗi khi bé nhún nhảy hay leo trèo.

các mốc phát triển của trẻ năm 18 tháng tuổi, bé đã có thể tự sử dụng muỗng, thìa để ăn, tự cầm cốc nước để uống, tự cởi quần áo thậm chí tự ngồi vào bô. Đồng thời, ở giai đoạn này, bé đã có thể dùng bút màu để vẽ những đường nét nguệch ngoạc đầu tiên. 

bé đã có thể dùng bút màu để vẽ những đường nét nguệch ngoạc đầu tiên
Bé đã có thể dùng bút màu để vẽ những đường nét nguệch ngoạc đầu tiên

4. Nhận thức

Khi 18 tháng, bé đã bắt đầu nhận thức được nhiều thứ xung quanh, tò mò nhiều hơn và thích khám phá. Bé rất thích được chơi đùa và chạy giỡn với người bên cạnh hoặc bạn cùng trang lứa. Bé còn có thể gọi ba mẹ khi muốn đi vệ sinh hoặc chỉ vào đồ vật mà bé muốn có. Hiểu được ý nghĩa của các loại vật dụng như lược, điện thoại…

Bên cạnh đó, lúc này trí nhớ của bé sẽ phát triển tốt hơn. Bé có thể nhớ được vị trí các món đồ bị giấu. Thường xuyên bắt chước các hành động của ba mẹ như nấu ăn, nghe điện thoại… Giai đoạn này ba mẹ chú ý các hành động, lời nói của mình vì bé sẽ bắt chước theo rất nhanh và ghi nhớ rất lâu. 

Trong các mốc phát triển của trẻ thì trí tưởng tượng sẽ được phát triển mạnh từ năm 18 tháng tuổi. Nhằm kích thích sự khả năng tưởng tượng của bé, ba mẹ hoặc người bên cạnh có thể thường chơi các trò chơi đóng vai. Khi được giả vờ đóng vai thành thú nhồi bông, búp bê hoặc chăm sóc món đồ chơi sẽ giúp bé phát huy trí tưởng tượng hơn. May mắn là hầu hết các trẻ nhỏ đều thích chơi trò chơi này. 

Giai đoạn này ba mẹ chú ý các hành động, lời nói của mình vì bé sẽ bắt chước theo rất nhanh và ghi nhớ rất lâu
Giai đoạn này ba mẹ chú ý các hành động, lời nói của mình vì bé sẽ bắt chước theo rất nhanh 

5. Thể hiện cảm xúc

Bé khi đủ 18 tháng sẽ thường xuyên thể hiện cảm xúc. Bé sẽ giận dỗi khi không hài lòng. Rất thích được khen và thường lập lại những điều ấy nhiều lần. Bé vui vẻ, hào hứng khi chỉ người bên cạnh một cái gì thú vị. Biết làm nũng và bám vào những người yêu thương mình. 

Khi 18 tháng tuổi, bé đã biết thể hiện cảm xúc với những người yêu thương. Nhiệt tình chào đón những người thân quen. Đồng thời lo lắng và cảnh giác với những người lạ. Sợ hãi khi phải rời xa ba mẹ. 

Giai đoạn này bé thường cố tình thể hiện các cảm xúc mạnh để đạt được mục đích. Bởi bé nhận thức được sự cưng chiều. Ba mẹ cần dạy bảo cứng rắn để rèn luyện tính kỷ luật cho bé.

Bé sẽ giận dỗi khi không hài lòng
Bé sẽ giận dỗi khi không hài lòng

Hy vọng các thông tin trên đã giúp ba mẹ nắm được các mốc phát triển của trẻ khi tròn 18 tháng tuổi. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Vì vậy, mẹ chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên dành nhiều thời gian cho bé để cùng bé hoàn thiện các kỹ năng. Mỗi bé sẽ có thời gian phát triển nhanh chậm khác nhau, ba mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu khi bé 18 tháng mà vẫn chưa biết nói hay ngồi ba mẹ nên cho bé đến bác sĩ để được hỗ trợ. 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cùng mẹ điểm danh các mốc phát triển của trẻ khi đủ 18 tháng tuổi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0