Tính cách không phải bẩm sinh đã có. Nó được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Vì vậy, việc dạy và giáo dục tính cách tốt cho trẻ. Là một phần trách nhiệm vô cùng lớn của cha mẹ. Trong quá trình nuôi dạy con cái.
Mục lục
1. Tính cách ảnh hưởng thế nào tới sự hình thành tâm lý của trẻ?
Tính cách là những đặc điểm tâm lý ổn định của con người. Ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, hành động, lời nói. Một người có thể có nhiều tính cách khác nhau. Và có thể có chung tính cách với người khác.
Theo nghiên cứu, tính cách có ảnh hưởng đến 40%. Trong những định hướng, sự quyết định của mỗi người về công việc trong tương lai. Đây được xem là cơ sở vô cùng quan trọng. Bởi khi xác định rõ được tính cách của bản thân. Thì mới có thể ý thức được những công việc phù hợp nhất với mình.
Vì vậy, việc giáo dục tính cách cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Là một điều vô cùng quan trọng. Bởi phẩm chất, tính cách quyết định số phận con người. Tính cách đặt nền móng cho đạo đức. Từ đó góp phần làm nên thành công về sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người. Vì vậy, cần bồi dưỡng tính cách tốt đẹp của con trẻ ngay từ khi còn bé.
2. Tại sao nên giáo dục tính cách cho trẻ ngay từ khi còn bé?
Giáo dục tính cách tốt đẹp cho trẻ chính là điều tạo nên con người. Tính cách có thể được hiểu là một tập hợp các thuộc tính quyết định hành động. Và cách ứng xử mang tính đạo đức. Tính cách không phải bẩm sinh đã có. Nó được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Và việc dạy và xây dựng những đức tính tốt cho trẻ. Là một phần trách nhiệm của cha mẹ.
“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Mỗi đứa trẻ sinh ra đã mang theo một cá tính nhất định. Tuy nhiên, tính cách là sự phát triển suốt cả cuộc đời. Tính cách con sẽ phát triển theo chiều hướng tốt hay không. Phụ thuộc nhiều vào việc làm gương và hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô. Vì vậy, cha mẹ là nên chú trọng việc giáo dục tính cách cho trẻ ngay từ khi còn bé.
3. Giáo dục tính cách cho trẻ – Chìa khoá giúp bé yêu phát triển toàn diện
Muốn con phát triển nhân cách tốt. Cha mẹ có thể xây dựng cho bé bằng 9 tính cách dưới đây:
3.1. Thái độ hòa bình
Là khả năng con có thể đưa ra quyết định giải quyết mọi vấn đề một cách bình tĩnh. Và tạo ra môi trường “dĩ hòa vi quý”. Nơi mọi người đón nhận nhau và có tinh thần đoàn kết.
3.2. Sự tôn trọng
Là khả năng tôn trọng, lắng nghe quan điểm, ý kiến và cảm xúc của người khác. Sự tôn trọng là khả năng có cái nhìn thấu đáo và công bằng. Trong quá trình cư xử với người khác.
3.3. Sự kiên trì
Sự kiên trì giúp trẻ nỗ lực. Cà quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bằng mọi khả năng của mình. Từ đó giúp trẻ hình thành thói quen luôn theo đuổi đến cùng nhiệm vụ. Dù điều đó có khó khăn đến đâu.
3.4. Giáo dục tính cách cho trẻ bằng việc nuôi dưỡng tinh thần lạc quan
Trong quá trình giáo dục tính cách cho trẻ. Hãy dạy bé thái độ sống tích cực, kiên cường trước nghịch cảnh. Hãy để con luôn vui vẻ và hy vọng vào tương lai. Cha mẹ nên ủng hộ khi bé hoàn thành nhiệm vụ. Dù cho việc đó có nhỏ đến đâu.
3.5. Lòng dũng cảm
Trẻ cần có sức mạnh và khả năng đối mặt với thử thách. Có tinh thần chủ động hành động. Mà không cần chờ sự thúc giục của người khác.
Ngày nay, do sự bao bọc quá mức của nhiều phụ huynh. Dẫn đến việc con bị thụ động, nhút nhát. Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ nên cho con tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài. Để con dũng cảm, bạo dạn hơn.
3.6. Giáo dục tính cách cho trẻ bằng việc tinh thần đoàn kết
Là khả năng trẻ làm việc cùng nhau. Theo tinh thần đồng đội, tinh thần nhóm. Để cùng đạt đến một mục tiêu chung.
Khi biết giáo dục tính cách cho trẻ bằng tính đoàn kết. Sẽ giúp con biết cách chia sẻ trong môi trường tập thể. Từ đó học thêm tính nhường nhịn, lắng nghe. Và tôn trọng người khác hơn.
3.7. Lòng biết ơn
Trẻ cần có khả năng thể hiện thái độ biết ơn. Và trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà mình may mắn có được. Cũng nên dạy trẻ biết nói lời cảm ơn và xin lỗi. Đây là bài học cuộc sống cơ bản cha mẹ nên xây dựng cho bé. Ngay từ khi con còn nhỏ.
3.8. Sự quan tâm
Không chỉ cha mẹ, trẻ em cũng cần được giáo dục tính cách cho trẻ thông qua sự quan tâm. Khi đó, trẻ sẽ biết cách bày tỏ sự tử tế, lòng trắc ẩn. Hay sự cảm thông và tình người với người khác.
3.9. Tinh thần trách nhiệm
Trẻ cần thể hiện được tính kỷ luật, khả năng tự chủ. Hay sự trung thực và tinh thần trách nhiệm với những lựa chọn, lời nói. Cũng như hành động của bản thân. Trẻ phải luôn quan tâm đến người khác và môi trường xung quanh.
Việc bồi đắp và giáo dục tính cách cho trẻ là một quá trình dài. Mà nó đòi hỏi sự kiên nhẫn cao độ của bố mẹ. Chính vì vậy, cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức. Cũng như bí quyết hữu ích trong việc giáo dục. Để khuyến khích bé yêu phát triển nhân cách một cách toàn diện.