Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách xử lý khi bé 1 tháng bị sôi bụng trong tích tắc

Trẻ 1 tháng tuổi mẹ còn rất bỡ ngỡ trong việc chăm sóc con, cho con bú. Chính vì vậy không thể tránh khỏi một vài vấn đề trong đó có hiện tượng sôi bụng. Bé 1 tháng bị sôi bụng nguyên nhân do đâu, có những dấu hiệu nhận biết như thế nào và xử lý ra sao? Hãy cùng Góc của mẹ đi tìm câu trả lời nhé.

1. Nguyên nhân bé 1 tháng bị sôi bụng

Trẻ 1 tháng tuổi nói riêng và trẻ sơ sinh nói chung bị sôi bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ 1 tháng tuổi nói riêng và trẻ sơ sinh nói chung bị sôi bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ 1 tháng tuổi nói riêng và trẻ sơ sinh nói chung bị sôi bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chủ yếu là do tắc nghẽn lượng khí ở các nếp gấp đường ruột hoặc ở bất cứ một vị trí nào đó của cơ quan tiêu hóa. Chúng có thể xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

1.1. Sữa mẹ có vấn đề do thức ăn

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho con khi mới chào đời. Hằng ngày mẹ ăn những loại thực phẩm như thế nào thì con cũng sẽ tiếp nhận nguồn dinh dưỡng như vậy.

Vì thế, nếu mẹ ăn những loại thức ăn lạ hoặc đồ ăn có quá nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng, gỏi, tái thì sẽ là nguyên nhân chính khiến cho chất lượng sữa bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến cho bé bú vào sẽ dễ bị sôi bụng và đi ngoài.

1.2. Bé bú không đúng cách, không đúng tư thế

Nguyên nhân bé 1 tháng bị sôi bụng
Nguyên nhân bé 1 tháng bị sôi bụng

Nguyên nhân tiếp theo khiến cho bé 1 tháng bị sôi bụng là do mẹ cho con bú không đúng tư thế. Sữa mẹ chảy quá nhanh hoặc quá chậm mà mẹ chưa biết cách điều tết sao cho phù hợp với con khiến cho trẻ nuốt quá nhiều không khí vào trong dạ dày. Như vậy thì con cũng rất dễ bị sôi bụng.

Có những bé mẹ ít sữa, không đủ cung cấp và phải bú bình, khi pha sữa cho con mẹ pha không đúng tỉ lệ cũng khiến trẻ gặp phải hiện tượng trên. Ngoài ra, mẹ vệ sinh bình sữa và các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh con cũng dễ bị sôi bụng.

1.3. Trẻ không hấp thụ được lactose – nguyên nhân bé 1 tháng bị sôi bụng

Lactose chính là đường ở trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Những em bé nào phải bú sữa ngoài sớm trong khi cơ thể không sản xuất đủ enzyme cho quá trình tiêu hóa lactose thì sẽ dẫn đến tình trạng sôi bụng.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng

Con quấy khóc và khó chịu đặc biệt là vào ban đêm và không muốn bú
Con quấy khóc và khó chịu đặc biệt là vào ban đêm và không muốn bú

Bé 1 tháng bị sôi bụng có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Bụng con phát ra âm thanh kiểu ùng ục hoặc ọc ọc.
  • Trước và sau khi bú con thường xuyên bị nôn trớ hoặc ọc sữa.
  • Con quấy khóc và khó chịu đặc biệt là vào ban đêm và không muốn bú.
  • Trẻ xuất hiện các hiện tương tiêu chảy, đi ngoài.
  • Con bị đầy hơi, chướng bụng và ợ hơi.

3. Cách xử lý khi bé 1 tháng bị sôi bụng

Cách xử lý khi bé 1 tháng bị sôi bụng
Cách xử lý khi bé 1 tháng bị sôi bụng

Em bé của mẹ bị sôi bụng thì phải giải quyết như thế nào? Có bao nhiêu nguyên nhân khiến con bị sôi bụng thì sẽ có bấy nhiêu cách xử lý. Sau đây sẽ là một vài cách mà mẹ có thể áp dụng.

3.1. Chế độ ăn uống của mẹ

Như đã nói ở trên, bé 1 tháng bị sôi bụng là do mẹ ăn đồ ăn khó tiêu và con không hấp thụ được. Chính vì vậy, khi thấy trẻ bị sôi bụng, xì hơi nhiều và thường xuyên đi ngoài thì mẹ cần phải sắp xếp lại chế độ ăn của mình sao cho phù hợp nhất.

Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành… Nên bổ sung thêm nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày.

3.2. Thay đổi tư thế cho trẻ bú hạn chế tình trạng bé 1 tháng bị sôi bụng

Trong thời gian trẻ bú nếu thấy con quấy khóc, mẹ hãy nhanh chóng thay đổi tư thế. Trước hết, hãy đặt bé lên cai sau đó vỗ nhẹ vào phần lưng để cong có thể ợ hơi. Hoặc cho con nằm ngửa sau đó nhẹ nhàng gập 2 bên đầu gối của con liên tục.

Đối với trẻ bú bình thì mẹ hãy chọn cho con núm vú có size vừa phải. Có chức năng chống sặc và đấy hơi ví dụ như sản phẩm bình sữa của Mamamy.

3.3. Tới bệnh viện thăm khám nếu trẻ sôi bụng kéo dài

Mẹ đã làm cả 2 cách trên mà hiện tượng bé 1 tháng bị sôi bụng không giảm thì tốt nhất là hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

4. Phòng ngừa bé sơ sinh bị sôi bụng

Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời
Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời

Mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa hiện tượng trẻ bị sôi bụng nhờ vào những cách sau đây:

  • Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời. Nếu sữa mẹ không về đủ thì có thể cho con bú nhiều lần trong ngày.
  • Nếu bắt buộc phải sử dụng sữa công thức thì mẹ cần phải tìm hiểu kỹ thành phần sản phẩm. Sau đó là pha chế theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Chú ý là chọn loại sữa có hàm lượng lactose thấp để con tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Quan tâm đến chế độ ăn uống của mẹ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng cung cấp cho con. Mẹ hãy ăn nhiều hoa quả và uống ít nhất 2 lít nước 1 ngày.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến hiện tượng bé 1 tháng bị sôi bụng. Mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra cách chữa trị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Từ đó hạn chế việc khiến con bị khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển.

Xem thêm:

Top 4 thông tin mẹ nhất định phải biết về trẻ sơ sinh sôi bụng.

Trẻ ăn dặm bị sôi bụng cha mẹ cần làm gì?

Nguồn tham khảo: Bé bị sôi bụng là do đâu?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách xử lý khi bé 1 tháng bị sôi bụng trong tích tắc”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0