Ở mỗi giai đoạn phát triển, bé sẽ có những thay đổi về hình thể, cụ thể là chiều cao và cân nặng. Vậy bé 6 tháng bao nhiêu kg?
Mục lục
1. Bé 6 tháng nặng bao nhiêu kg?
. Đến khi được 6 tháng tuổi, cân nặng của bé thường sẽ tăng gấp đôi so với cân nặng mới sinh. Theo bảng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng của bé trai 6 tháng tuổi dao động trong khoảng 7,1 – 8,9kg. Cân nặng của bé gái 6 tháng tuổi dao động trong khoảng 6,5 – 8,3kg.
Cân nặng của bé nên đạt chuẩn theo khuyến cáo của WHO. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chiều cao cũng như một số yếu tố khác, cân nặng cụ thể của bé có thể khác biệt.
2. Mẹ cần làm gì để cân nặng đạt bé đạt chuẩn?
Để giải quyết nỗi lo lắng “Bé 6 tháng bao nhiêu kg?”, mẹ có thể lưu ý một số cách để cải thiện cân nặng của bé dưới đây:
2.1. Bổ sung đủ dinh dưỡng cho bé
6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm. Vào thời điểm này, mẹ có thể cho bé ăn một số thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để bé bổ sung các chất. Mẹ nhớ lưu ý đảm bảo thức ăn ở dạng lỏng hoặc xay nhuyễn để bé dễ hấp thụ. Mẹ nên dùng ít dầu mỡ và hạn chế sử dụng quá nhiều gia vị. Mẹ nên tập cho bé ăn dặm từ từ để bé dần làm quen.
Mẹ không nên ép bé ăn. Mẹ nên cho bé ăn vừa đủ để tránh tình trạng thừa cân.
Tuy ở giai đoạn này bé đã có thể ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng của bé. Bởi vậy, để đảm bảo cân nặng của bé, mẹ vẫn nên cho bé bú đầy đủ. Mẹ cũng chú ý ăn đủ chất để sữa đủ dinh dưỡng.
2.2. Cải thiện giấc ngủ cho bé
Giấc ngủ tác động nhiều đến sự phát triển của bé. Theo benhviennhi.org.vn, bé 6 tháng tuổi nên ngủ khoảng 14 tiếng ngủ ngày. Vào ban ngày, bé nên ngủ khoảng 2-3 tiếng. Vào ban đêm, bé nên ngủ đủ 11 tiếng. Việc ngủ không đủ giấc có thể khiến bé mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến thiếu cân, chậm lớn. Khoa học đã chứng minh nếu bé ngủ sâu trước 11h, bé sẽ phát triển tốt hơn.
Để bé ngủ đủ giấc, mẹ nhớ lưu ý cho bé ăn no trước khi đi ngủ. Các yêu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Mẹ cũng có thể luyện thói quen ngủ đêm cho bé để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bé.
3. Bé 6 tháng nặng bao nhiêu kg? – Một số công thức ăn dặm cho mẹ:
Khi xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm, yếu tố đủ chất nên được quan tâm hàng đầu. Dưới đây là một số thực đơn gợi ý của Mamamy để mẹ cho bé ăn dặm nhé!
3.1. Cháo cà rốt nghiền
Cà rốt là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Cà rốt giàu beta-carotene, chất ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ miễn dịch của bé. Cà rốt còn nhiều chất xơ, vitamin và các dưỡng chất khác, giúp bé phát triển thị lực hoặc chống viêm nhiễm.
3.1.1. Nguyên liệu
- Cà rốt, gạo trắng.
3.1.2. Cách chế biến
- Mẹ nấu cháo bằng cách cho gạo theo đúng tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước). Mẹ cho cháo vào rây qua lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa nhỏ.
- Cà rốt mẹ sơ chế sạch sẽ. Mẹ luộc hoặc hấp cà rốt chín mềm rồi tiếp tục nghiền hoặc rây nhỏ.
- Trộn cháo với cà rốt và cho bé ăn. Mẹ lưu ý trộn lượng vừa đủ, nhất là khi bé mới tập ăn dặm.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm một số cách chế biến cà rốt khác tại: Hướng dẫn các mẹ cách làm cà rốt cho bé ăn dặm đúng chuẩn kiểu Nhật
3.2. Súp sữa bí đỏ
Bí đỏ cũng là một trong những loại rau củ được ưa thích vì cung cấp nhiều dưỡng chất. Trong bí đỏ có nhiều chất xơ, vitamin A, muối khoáng và nhiều axit hữu cơ cần thiết cho sự phát triển của bé.
3.2.1. Nguyên liệu
- 20g bí đỏ
- 60ml sữa
3.2.2. Cách chế biến
- Mẹ sơ chế bí đỏ sạch sẽ, đem luộc hoặc hấp cà rốt chín mềm rồi tiếp tục nghiền hoặc rây nhỏ.
- Mẹ cho sữa vào bí đỏ nghiền rồi đem đun với lửa nhỏ cho đến khi sôi là được.
3.3. Cháo rau chân vịt
Nếu mẹ vẫn lo lắng “Bé 6 tháng bao nhiêu kg?” thì cháo rau chân vịt sẽ là một gợi ý hợp lý để cân nặng bé được cải thiện.
3.3.1. Nguyên liệu
- Gạo, rau chân vịt.
3.3.2. Cách chế biến
- Mẹ nấu cháo bằng cách cho gạo theo đúng tỉ lệ tương tự với công thức trên. Mẹ cho cháo vào rây qua lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa nhỏ.
- Mẹ sơ chế sạch sẽ rau chân vịt rồi đem luộc hoặc hấp cà rốt chín mềm. Mẹ tiếp tục nghiền hoặc rây nhỏ để bé dễ ăn.
- Mẹ trộn cháo với rau chân vịt là xong. Mẹ nhớ chú ý để cháo nguội bớt rồi mới cho bé ăn.
Cân nặng là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của bé. Song, để bé phát triển toàn diện, mẹ cũng cần quan tâm đến các phương diện khác. Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học sẽ luôn là “chìa khóa” quan trọng để bé khỏe mạnh. Mẹ nhớ theo dõi những bài viết sắp tới trên Góc của mẹ để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc bé nhé. Mamamy chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm tại: Tiết lộ bé 7 tháng nặng bao nhiêu kg thì đạt chuẩn