Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt là tình trạng cơ thể của trẻ phản ứng lại với các tác nhân lạ từ bên ngoài môi trường. Khi nhiệt độ cơ thể tăng, hệ miễn dịch của bé đang chống lại các tác nhân này. Từ đó, bé 2 tháng bị sốt tùy từng mức độ phản ứng. Mẹ cần phải làm gì để giúp bé hạ sốt một cách nhanh chóng mà không nguy hiểm? Hãy cùng khám phá những sự thật xung quanh phản ứng sốt và cách xử lý tốt nhất nhé!
Mục lục
1. Hiện tượng sốt là gì? Nguyên nhân trẻ 2 tháng bị sốt?
1.1. Giải mã hiện tượng sốt ở trẻ 2 tháng
Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt là tình trạng sẽ xảy ra rất nhiều ở lứa tuổi này. Mới chào đời được 2 tháng, cơ thể bé còn rất yếu ớt. Hệ miễn dịch chưa được phát triển đầy đủ khiến bé dễ bị tổn thương. Các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, bệnh tật,… dễ dàng tấn công cơ thể của bé. Thật may mắn, vì cơ thể con người rất thông minh. Hệ miễn dịch có thể chống lại các tác nhân này thông qua phản ứng tự vệ sốt. Sốt giúp cơ thể bé tăng nhiệt, hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. Vậy nên, mẹ không nên quá lo lắng khi bé 2 tháng bị sốt. Đó chính là biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch của bé đang hoạt động rất tốt.
Xem thêm:
Chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cùng mẹ
Hướng dẫn mẹ làm sao chăm sóc trẻ 6 tháng bị sốt tại nhà
1.2. Nguyên nhân trẻ 2 tháng tuổi bị sốt
Trong nhiều trường hợp, bé 2 tháng bị sốt do cảm lạnh, đau họng hoặc nhiễm trùng. Nhiễm trùng tai thường là nguyên nhân phổ biến khi trẻ 2 tháng tuổi bị sốt vì nhiễm trùng. Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến bé sốt là do mất nước. Tuy nhiên, không phải cứ thấy nhiệt độ bé tăng cao là đã sốt. Cũng như chưa chắc nhiệt độ cơ thể tăng vì các tác nhân gây bệnh. Có thể đơn giản là nhiệt độ trong phòng đang quá nóng. Thậm chí, nếu mẹ mặc nhiều lớp áo quần cho bé, cơ thể cũng sẽ bị nóng lên. Mẹ cần phải đảm bảo chắc chắn yếu tố tác động mình có thể kiểm soát được, trước khi kết luận bé đang bị mầm bệnh tấn công.
Một nguyên nhân nữa cũng dẫn đến việc bé 2 tháng tuổi bị sốt, đó là do tiêm phòng. Thời điểm mới ra đời, bé phải đi tiêm phòng rất nhiều. Chắc chắn mẹ sẽ biết việc bị sốt sau khi tiêm là phản ứng phụ hết sức bình thường của con người. Ngay cả người lớn cũng có thể gặp tình trạng này. Do đó, sau khi đưa bé đi tiêm phòng, mẹ cũng cần theo dõi sát sao để nắm bắt được tình hình. Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào nghiêm trọng và không nằm trong cảnh báo, mẹ cần kịp thời liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để xử lý.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ 2 tháng bị sốt?
Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, nhiệt độ cơ thể bé trong trạng thái bình thường nằm ở mức từ 36 đến 37 độ C. Mức nhiệt này cao hơn so với trung bình người lớn. Khi bé 2 tháng tuổi sốt 37.5 đến 38 độ C, chưa thể chắc chắn rằng trẻ 2 tháng tuổi bị sốt. Mẹ cần lưu ý theo dõi thêm và đánh giá xem phòng có đang nóng quá, hoặc bé đang mặc nhiều quần áo quá hay không. Khi trẻ 2 tháng sốt 38 độ trở lên, đây là trường hợp mẹ cần theo dõi cẩn thận. Trẻ 2 tháng bị sốt còn đi kèm thêm một vài biểu hiện khác như: da đỏ hoặc nhợt nhạt, nôn mửa, bỏ ăn, mơ màng, tiêu chảy. Với các trường hợp sốt cao, bé ho và khó thở.
3. Cách dùng cặp nhiệt độ chính xác
Cặp nhiệt độ là cách dễ dàng và đỡ tốn thời gian nhất để nhận biết nhiệt độ cơ thể của bé. Từ đó, mẹ có thể phán đoán xem trẻ 2 tháng tuổi bị sốt cao hay không. Thông thường, trẻ bị sốt thường được đo nhiệt độ ở trán, tai, nách và hậu môn. Ngoài hậu môn, thì những vị trí còn lại rất dễ cho ra kết quả sai lệch. Nhất là khi mẹ dùng nhiệt kế điện tử, nhiệt độ cho ra có thể chênh đáng kể với nhiệt độ thực tế. Chính vì vậy, Góc của mẹ khuyên mẹ nên sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ ở vùng hậu môn. Nhiệt độ cho ra lúc này là chính xác nhất, tránh gây tâm lý hoang mang hoặc chủ quan do sai lệch kết quả.
4. Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt, mẹ phải xử trí ra sao?
4.1. Bước xử lý cơ bản đầu tiên
Chưa cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sỹ hay các cơ sở y tế, đây là các bước mẹ có thể thực hiện ngay khi bé sốt dưới 38 độ C:
- Trước tiên, mẹ mở hé cửa sổ cho phòng thông thoáng, tránh cảm giác nóng bức và bí bách. Mẹ cũng có thể bật quạt hoặc điều hòa với mức nhiệt độ vừa phải, tùy theo điều kiện thời tiết khi trẻ 2 tháng tuổi bị sốt.
- Mẹ điều chỉnh lại lượng quần áo bé đang mặc xem có cần cởi bỏ bớt hay không. Nên ưu tiên quần áo mềm mại và thoáng mát để trẻ tự hạ nhiệt.
- Mẹ dùng khăn mềm thấm nước ấm và lau người, đắp lên trán cho bé.
- Bổ sung nước cho cơ thể của bé. Khi bé 2 tháng bị sốt, mẹ chỉ có thể cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn, bởi bé chưa uống được nước.
Đó là những cách xử lý cơ bản khi bé đang sốt dưới 38 độ C. Bé 2 tháng tuổi bị sốt rất nguy hiểm, nếu mẹ thấy nhiệt độ trên 39 độ C, cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
4.2. Trẻ 2 tháng sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?
Nếu mẹ đã thực hiện đủ các bước trên mà bé vẫn không hạ nhiệt độ, mẹ có thể thử dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt trên 38.5 và dưới 39 độ C. Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt nên được cho hạ sốt bằng acetaminophen (paracetamol) hơn là ibuprofen. Mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc hạ sốt có thành phần aspirin nhé. Về liều lượng uống, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có trong mỗi hộp thuốc, mục đích là để phù hợp với cân nặng của trẻ. Nếu sau 30 phút uống thuốc mà trẻ vẫn không đỡ, đồng thời nhiệt độ chạm ngưỡng 39 độ C, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để an tâm.
4.3. Trẻ 2 tháng có dùng được miếng dán hạ sốt không?
Thực chất, miếng dán hạ sốt lại không hề có tác dụng hạ sốt như quảng cáo. WHO chưa bao giờ khuyên bố mẹ nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ em. Phương pháp này chỉ có tác dụng tản nhiệt tạm thời, làm mát vùng da có miếng dán. Nhiều miếng dán còn có cả tinh chất bạc hà. Chất này không hề tốt cho làn da của bé, dễ gây kích ứng. Ngoài ra miếng dán cũng làm mẹ bị chủ quan, bởi thực chất cơ thể của bé vẫn nóng, chỉ được làm mát vùng da đắp miếng dán. Chính vì vậy, tốt nhất mẹ không nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ khi còn quá nhỏ.
Để có thể xử lý nhanh chóng và kịp thời khi trẻ 2 tháng tuổi bị sốt, mẹ cần phải có kỹ năng cơ bản về việc chăm sóc trẻ. Không vội vàng và quá lo lắng, nhưng cũng không nên chủ quan khi nhiệt độ của bé tăng cao. Chỉ cần mẹ theo dõi thường xuyên nhiệt độ, thực hiện đúng theo các chỉ dẫn là đã yên tâm về sức khỏe của bé. Trong các trường hợp đặc biệt, mẹ cần liên hệ ngay với bác sỹ gia đình hoặc cơ quan y tế gần nhất để bé được thăm khám kịp thời.
Nguồn tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-gi-khi-tre-so-sinh-bi-sot/