Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng – con đang mệt hoặc gặp vấn đề mẹ ơi

Thông thường, bé sơ sinh chỉ thức khoảng 1,5 – 3 tiếng rồi sẽ ngủ lại ngay nhưng dạo gần đây mẹ để ý thấy con thức nhiều, có khi thức liền 5 tiếng mà chẳng chịu ngủ. Điều này nhiều khả năng phản ánh con đang mệt hoặc gặp vấn đề về sức khỏe đó ạ. Mẹ cần nắm rõ nguyên nhân làm trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng để có biện pháp can thiệp phù hợp, giúp con ngủ ngon và mau ăn chóng lớn mẹ nhé.

Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng
Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng – nguyên nhân và cách khắc phục cho mẹ

1.Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng – vì sao mẹ cần lưu ý?

Nếu bé nhà mình không chịu ngủ, thức liền 5 tiếng, mẹ cần lưu ý và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để chấm dứt tình trạng này, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Bởi lẽ, dù là ban ngày hay ban đêm thì bé sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi vẫn ngủ rất nhiều, bình quân một ngày bé ngủ đến 15 – 18 tiếng. Thời gian thức của con chỉ từ 1 – 3 tiếng để nạp sữa và tương tác cùng mọi người. 

Trong một tuần, nếu con chỉ thức liền 5 tiếng một lần thôi thì mẹ tiếp tục theo dõi, nhận thấy số lần xuất hiện nhiều, dày đặc hơn (khoảng 3 – 4 lần), mẹ cần can thiệp để tìm ra nguyên nhân, hỗ trợ bé ngủ trở lại tránh để con thức quá lâu sẽ mệt mỏi và chậm phát triển trí não mẹ nhé.

Lưu ý khi trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng
Bé sơ sinh thức nhiều, 5 tiếng không ngủ phản ánh tình trạng sức khỏe không tốt của con

2. 4 nguyên nhân khiến bé sơ sinh thức liền 5 tiếng

Việc bé sơ sinh thức liền 5 tiếng khiến mẹ không khỏi lo lắng, muốn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục cho con. Sau đây là 4 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này, mẹ tham khảo để hiểu rõ, đảm bảo sức khỏe cho con nhé.

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Trong suốt quá trình lớn khôn và phát triển, bé sơ sinh thường có những vấn đề sinh lý thường gặp. Vấn đề sinh lý này có thể rất nhỏ, không tác động gì đến bé nhưng đôi khi, nó lại khiến bé sơ sinh khó ngủ, thức liền 5 tiếng, gây mệt mỏi và chậm lớn. Cụ thể:

1- Con đang ở trong tuần khủng hoảng

Bắt đầu từ 2 tháng tuổi đến hết 24 tháng tuổi, sẽ có những thời điểm bé ở trong tuần khủng hoảng. Thông thường sẽ rơi vào tuần thứ 8, 12, 26, 46, 64 và 75 trên hành trình khôn lớn của con yêu. Lúc này, cả não bộ và thể chất của con đều có sự phát triển vượt bậc, số lượng thông tin tiếp thu quá lớn khiến con không chìm vào giấc ngủ được. Con thức lâu và quấy khóc, khó chịu cũng là vì vậy đó ạ. 

Nguyên nhân khiến bé ngủ ít, khó ngủ
Trong giai đoạn tuần khủng hoảng, con thường khó ngủ và hay quấy khóc

Mẹ xem thêm về Tuần khủng hoảng của bé và 10 dấu mốc quan trọng mẹ cần nắm rõ mẹ nhé.

2- Con mọc răng

Mọc răng là giai đoạn mà bé sơ sinh nào cũng phải trải qua, thường rơi vào lúc bé được từ 6 – 8 tháng tuổi. Dấu hiệu để mẹ nhận biết bé mọc răng như là chảy nước dãi, hai má bé ửng hồng, nướu sưng lên. Con cũng thường xuyên lấy tay xoa mặt, xoa tai và từ chối không chịu ăn uống gì. Có bé dễ dàng vượt qua giai đoạn này nhưng không ít bé bị sốt, đau nhức và quấy khóc cả ngày. Đôi khi, nửa đêm con giật mình tỉnh dậy do nhức răng, cơ thể mỏi nhừ nên rất khó để ngủ trở lại đó mẹ.

3- Con tập bò, tập lật, tập đi,…

Bé cưng thường sẽ bắt đầu tập bò, tập lật khi được 6 tháng tuổi. Bé cũng trườn, xoay người và lăn qua lăn lại trên nệm. Đến khoảng 10 tháng tuổi thì con chuyển sang tập đi. Vì mới làm quen được cái mới nên con rất “khoái chí”, muốn đi đến khắp nơi để chơi nên thức rất lâu, có khi còn thức 4  – 5 tiếng liền mà chẳng chịu ngủ. 

Bé mải chơi không ngủ
Vì biết đi rồi nên con mải mê chơi mà chẳng chịu ngủ

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thức liền 5 tiếng ở bé sơ sinh. Vì cơ thể đang không thoải mái nên con rất khó đi vào giấc ngủ, bực bội và quấy khóc thường xuyên.

1- Bé đang bị cảm, sốt

Cảm lạnh, sốt là bệnh lý bé cưng thường hay gặp. Khi bé bị cảm sốt ,người bé sẽ rất nóng, hơi thở dồn dập và nặng, môi khô tái và hai hốc mắt trũng xuống. Vì mệt nên con không còn chút sức lực nào, cả người khi nóng khi lạnh rất khó chịu, khiến con chẳng chợp mắt được.

2- Con mệt mỏi, uể oải không muốn ngủ

Sau khi hết ốm, cơ thể con sẽ không hồi phục lại ngay mà ít nhất trong 2 – 3 ngày sau đó, con sẽ bị uể oải, mỏi mệt. Bởi vì cơ thể đang trong tình trạng mệt, thiếu sức sống nên bé có xu hướng khó ngủ và và thức liền nhiều tiếng.

Bé ốm bị mệt và khó ngủ
Bệnh cảm, sốt khiến người con mệt, nóng ran khó chịu nên con mới thức đó ạ

2.3. Do chế độ ăn uống – sinh hoạt

Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đi ngủ của con. Cụ thể:

1- Con ăn no quá hoặc bị đói

Nếu mẹ cho con ti quá nhiều sữa, bụng con căng cứng gây sức ép sẽ làm con khó thở. Ngược lại, nếu con đói quá thì bụng con cũng sẽ “kêu réo” liên tục, con mệt lả người chẳng ngủ được đâu ạ.

Bé quá no hoặc đói, bị khó ngủ
Quá no hoặc quá đói cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng

2- Tã của con bị đầy, ẩm ướt

Bé sẽ rất khó chịu và thức giấc nếu tã bị đầy, ẩm ướt và nhớp nháp, đặc biệt nếu sau 2 tiếng mẹ không thay tã cho con. Mẹ sẽ dễ dàng ngửi thấy mùi khó chịu quanh người bé hoặc nhìn thấy một ít nước tiểu dính ra nệm nơi bé nằm. Khi tã bị đầy, cả người bé ngứa ngáy và bực bội, khó ngủ trở lại lắm đó mẹ

3- Giờ giấc sinh hoạt lộn xộn

Đồng hồ sinh học đối với bé sơ sinh thường chưa hình thành rõ ràng nhưng vẫn có mẹ nhé. Chiếc “đồng hồ” này đốc thúc bé ngủ và thức dậy theo lịch mỗi ngày. Nếu mẹ không tập cho bé quen với việc thức và đi ngủ đúng giờ, ăn uống lộn xộn thì sẽ dễ làm đảo loạn nhịp sống của bé. Có khi, mẹ đặt con lên giường rồi nhưng con lại chưa buồn ngủ, rồi trằn trọc qua lại, nằm chán thì thiếp đi nhưng giấc ngủ sẽ không ngon, không sâu. Con dễ tỉnh dậy và thức liền mấy tiếng, rồi quấy phá đó ạ.

Nguyên nhân khiến bé ngủ ít, khó ngủ
Tã bỉm bị đầy, ướt nhẹp làm con khó chịu, bứt rứt không ngủ được

2.4. Do không gian ngủ kém chất lượng

Không gian ngủ kém chất lượng là nguyên nhân trực dễ nhận biết nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của con, làm con thức suốt và oe oe khóc cả ngày. Cụ thể: 

1- Có quá nhiều tiếng ồn

Cả người lớn và bé sơ sinh đều rất nhạy cảm với tiếng ồn, nhất là trong giấc ngủ. Đó là do cơ chế tự bảo vệ của bộ não, nó sẽ luôn chú ý nghe ngóng âm thanh xung quanh kể cả khi bé đang ngủ để đảm bảo rằng, bé sẽ thức dậy và tránh được tác động xấu nhanh nhất có thể. Bởi vậy, nếu ở trong điều kiện tiếng ồn và âm thanh nhiễu quá nhiều, bé sẽ rất khó ngủ và ngủ không ngon mẹ ơi.

Nguyên nhân khiến bé ngủ ít, khó ngủ
Không gian ngủ kém chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ khiến trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng

2- Nhiều luồng ánh sáng khiến con khó nhắm mắt

Ánh sáng chiếu thẳng vào mắt cũng gây ra tình trạng khó ngủ, thức liền nhiều tiếng ở bé. Nhất là ánh sáng xanh từ điện thoại, tivi.

3- Chăn, gối không đủ mềm và ấm

Chăn, gối là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với da bé. Nếu chăn gối xù xì, khô ráp, có mùi khó chịu, khi ma sát vào da sẽ làm bé khó chịu và mất ngủ. Hoặc chăn không đủ ấm thì vào mùa đông, những cơn gió lạnh sẽ làm con bị lạnh cóng, chẳng thể ngủ được.

Nguyên nhân khiến bé ngủ ít, khó ngủ
Chăn, gối không đủ mềm mại cũng dễ gây gián đoạn giấc ngủ của con

3. 3 giải pháp hiệu quả chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng

Sau khi tìm ra được nguyên nhân gây mất ngủ ở bé, mẹ cân nhắc và áp dụng 3 giải pháp cực hiệu quả sau đây để chấm dứt tình trạng bé thức liền 5 tiếng không chịu ngủ nhé.

Bé sơ sinh thức lâu, không ngủ
Mẹ nên làm gì để chấm dứt tình trạng bé sơ sinh thức nhiều, không chịu ngủ?

3.1. Mẹ hỗ trợ đưa bé chìm vào giấc ngủ nhanh hơn

Khi bé thức nhiều do chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc không gian ngủ kém chất lượng, mẹ hãy hỗ trợ con để bé chìm vào giấc ngủ ngon lành và dễ chịu nhất. Cụ thể:

  • Mẹ chọn cho bé bộ chăn gối mềm mại, ấm áp từ chất liệu cotton. Chẳng hạn một số thương hiệu chăn gối tốt, xịn sò dành riêng cho bé sơ sinh như Everon, Foreverbedding, OEM. Về gối ôm, mẹ tham khảo chi tiết ở bài viết TOP 10+ gối ôm cho bé cùng cách chọn cực chuẩn nhé! 
  • Tắt hết các thiết bị di động, tivi trong phòng
  • Canh giờ và thay tã cho bé thường xuyên (khoảng 2 tiếng 1 lần)
  • Cố gắng hạn chế tiếng động khi đi lại và tiếng ồn xung quanh bằng cách đóng hết cửa sổ, cửa ra vào, trồng thêm nhiều tiểu cảnh cây xanh xung quanh nhà. Những đám cỏ xanh sẽ đóng vai trò là bức tường giúp giảm hấp thụ âm thanh và ngăn tiếng ồn hiệu quả đó mẹ.  
  • Tập cho bé làm quen với lịch trình sinh hoạt – nghỉ ngơi khoa học: Mẹ dạy bé phân định rõ ràng giữa ngày và đêm, thiết lập chu trình ăn – chơi – ngủ cho bé thật cụ thể bằng cách đưa ra các dấu hiệu để con nhận biết như: cho bé ăn khi thức giấc, chơi với bé nhiều hơn vào ban ngày, đặt bé lên giường đúng khung giờ mỗi khi trời tối,…
  • Hướng dẫn con tự ngủ thật ngoan theo các phương pháp CIO, Fading: mẹ đặt bé lên giường khi thấy con đã buồn ngủ mà vẫn cứ thức. Sau đó để bé tự do khóc, mẹ ở gần bên theo dõi và trấn an nếu bé quấy khóc nhiều. Tăng dần khoảng cách của bé với mẹ mỗi ngày, lâu dần (khoảng 1 – 2 tuần), bé sẽ hoàn toàn tự ngủ được mà không cần phải có mẹ kề kề ở bên. 
Cách giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon hơn
Bé yêu cũng cần mẹ hỗ trợ để có thể ngủ ngon giấc hơn đó ạ

Mẹ tham khảo chi tiết cách thiết lập môi trường ngủ tối ưu và cách tập cho bé tự ngủ cực giỏi trong bài cách luyện cho bé sơ sinh tự ngủ này nhé!

3.2. Mẹ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của con

Trong trường hợp bé đang bị ốm, cảm sốt, mẹ sử dụng khăn ấm lau hết người bé, mặc quần áo thoáng mát, dán miếng dán hạ sốt trên trán cho con để giảm thân nhiệt. Sau đó, mẹ đặt bé nằm nghiêng để tránh nguy cơ nhớt dãi chảy ra làm bé khó thở. Mẹ chú ý quan sát, nếu thấy bé ho có đờm, chảy mũi nhiều thì phải nhanh chóng hút ra và lau sạch.

Đồng thời, mẹ cũng đừng quên vỗ vào lưng con nhẹ nhàng, hát ru để con dễ ngủ. Nếu tình trạng không thuyên giảm sau 2 – 3 ngày, mẹ cần đưa con đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp, con sớm khỏi bệnh và ngủ thật ngon giấc, mẹ nhé!

3.3. Mẹ vỗ về, an ủi và trò chuyện cùng bé

Ở tuần khủng hoảng hoặc khi bé mọc răng, mẹ nên chủ động trò chuyện, an ủi và vỗ về con thật nhiều để con cảm nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc từ mẹ. Động lực to lớn này sẽ giúp con mạnh mẽ để vượt qua và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. 

Song song với đó, trong suốt thời gian bé mọc răng, mẹ nên dùng khăn ướt cho bé sơ sinh bọc 1 – 2 viên đá lau miệng cho bé để giảm thiểu triệu chứng sưng đau nướu. Mẹ cũng dùng tay (hoặc dụng cụ làm sạch răng miệng chuyên dụng) để vệ sinh răng cho bé thật sạch sau khi ăn. Nếu nước dãi của bé chảy nhiều, mẹ dùng khăn khô đa năng mềm mại để lau khô, tránh gây viêm nhiễm, nấm ngứa vì da bé sơ sinh rất nhạy cảm.

Trong trường hợp mẹ phát hiện dấu hiệu bất thường ở bé như con khóc quá nhiều đến mức khản giọng, nôn trớ, không để ý đến ai, sốt li bì nhiều ngày,… cần sớm đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời, không để lâu kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe con yêu mẹ nhé!

Cách giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon hơn
Trò chuyện, vỗ về và an ủi con khi con mệt, khó chịu để con dễ chìm vào giấc ngủ mẹ nhé

4. 3 sai lầm mẹ cần tránh khi bé thức nhiều không chịu ngủ

Mẹ thường rất lo lắng khi thấy bé thức nhiều, sợ con ngủ ít sẽ chậm lớn so với bạn bè đồng trang lứa. Vì quá lo lắng nên mẹ vội vàng áp dụng các biện pháp không khoa học do mọi người truyền miệng với mong muốn khắc phục tức thì tình trạng này. Tuy nhiên, điều đó lại vô tình gây ảnh hưởng xấu hơn đến cơ thể con yêu. Chính vì thế, mẹ cần tránh mắc phải 3 sai lầm sau đây khi bé thức liền 5 tiếng không chịu ngủ:

1- Cho bé vận động quá nhiều trước khi đi ngủ

Mẹ nghe nói con vận động nhiều sẽ mệt và dễ ngủ nên cố gắng cho con chơi và tập thể dục quá nhiều trước khi ngủ. Điều này vô tình lại làm con tiêu hao quá nhiều năng lượng, mệt mỏi, không điều hòa được nhịp thở nên con càng thức và quấy khóc nhiều hơn. Mẹ chỉ nên cho con vận động nhẹ 10 – 15 phút với các trò chơi đơn giản để con dễ chìm vào giấc ngủ hơn nhé.

Nên cho bé vận động nhẹ để ngủ ngon hơn
Vận động nhẹ nhàng sẽ đưa con vào giấc ngủ ngon hơn

2- Lạm dụng võng, nôi điện

Võng và nôi điện giúp mẹ ru bé ngủ dễ dàng và không mất sức. Tuy nhiên sóng điện từ thiết bị này sẽ tác động đến não của bé, con bị phụ thuộc và tệ hơn là chậm phát triển trí tuệ. Vì thế, mẹ nên đưa võng cho bé bằng tay và cố gắng tập cho con ngủ trên giường, chỉ sử dụng võng trong trường hợp mẹ đang dở tay nấu cơm, dọn nhà để tránh các tác hại xấu.

3- Sử dụng thuốc ngủ

Mẹ thấy con thức liền 5 tiếng và tần suất ngày càng dày đặc nên cho con uống thuốc ngủ không theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên việc làm này gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho bé như chóng mặt, buồn nôn, mờ mắt, phản ứng chậm với mọi thứ xung quanh,… Nếu muốn cho bé dùng bất kỳ loại thuốc gì, mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn mẹ nhé.

Mẹ không tự ý sử dụng thuốc ngủ cho bé
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc ngủ cho bé sơ sinh kẻo tác dụng phụ mẹ nhé

Như vậy mẹ đã biết vì sao trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng cũng như có biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả cho từng trường hợp rồi. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất. Chúc mẹ và bé có giấc ngủ thật ngon lành!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng – con đang mệt hoặc gặp vấn đề mẹ ơi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0