Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Danh mục sản phẩm

Trẻ sơ sinh khó ngủ và những điều mẹ cần biết về giấc ngủ của bé

Rõ ràng trẻ sơ sinh có thể gây mất ngủ cho những người lớn. Nhưng trẻ sơ sinh có mắc phải chứng khó ngủ hay không thì hầu như không có bằng chứng nào cho thấy điều đó. Đây có lẽ là một thông tin tốt. Bé sơ sinh có thể điều chỉnh nhu cầu ngủ của mình rất tốt, ngay cả khi không có người lớn ở bên. Dù vậy, mẹ vẫn có rất nhiều câu hỏi xung quanh giấc ngủ của bé. Bé ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ sơ sinh khó ngủ có những biểu hiện như thế nào?

1. Trẻ sơ sinh khó ngủ có bình thường không?

Trẻ khó ngủ mãn tính
Trẻ khó ngủ mãn tính

Trẻ thay đổi một cách liên tục thời lượng ngủ của mình trong năm đầu tiên sau sinh. Một nửa số trẻ 6 tháng tuổi ngủ ít hơn 12 giờ một ngày. Tuy nhiên, phần lớn những trẻ này có vẻ khỏe mạnh dù ngủ rất ít. Vì vậy, ngủ ít hơn bình thường, không có nghĩa là trẻ khó ngủ mãn tính.

Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn. Và mọi chuyện đều có thể xảy ra dù bé có nằm trong phạm vi biến động giờ ngủ cho phép. Ví dụ, trẻ sơ ngủ hay giật mình, bé mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy nhiều hơn những trẻ khác. Đây có phải là dấu hiệu của một vấn đề? Đó có phải là điều mẹ lo lắng và muốn cải thiện?

Có nhiều yếu tố môi trường chống lại giấc ngủ của bé và khiến bé thức đêm nhiều lần. Một số bé có tổng thời gian ngủ ít nhất trong ngày là 9 đến 10 giờ. Và dường như không mắc bất cứ vấn đề gì về sức khỏe. Nhưng chúng ta không nên cho rằng tất cả trẻ sơ sinh ngủ ít đều đang trong tình bình thường.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh khó ngủ

Trẻ khóc khi ra khỏi phòng ngủ
Trẻ khóc khi ra khỏi phòng ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ suốt đêm trong thời gian dài bỗng thức giấc trong đêm trở lại, sẽ khiến cha mẹ mất tinh thần. Chuyện này thường xảy ra vào khoảng tháng thứ 6. Khi mẹ bắt đầu cho bé ngủ riêng. Đây là điều bình thường của quá trình phát triển được gọi là “tình trạng lo lắng chia ly”. Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu khó đi vào giấc ngủ vì lo lắng khi bị tách rời, bị kích thích quá mức hoặc quá mệt mỏi.

Những phản ứng phổ biến của trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc, hoặc khó ngủ có thể bao gồm những điều sau:

  • Không chịu ngủ khi không có cha mẹ ở bên.
  • Bám sát mẹ khi bị chia li.
  • Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn vẹo, càu nhàu trong khi ngủ.
  • Trẻ khóc khi ra khỏi phòng ngủ.
  • Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét nhiều lần trong đêm.

Vì các vấn đề về giấc ngủ có thể liên quan đến bệnh tật. Nên mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi con bắt đầu khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Tránh để tình trạng mất ngủ kéo dài ở tuổi sơ sinh.

Những dấu hiệu bé đang sẵn sàng cho giấc ngủ

Những dấu hiệu bé đang sẵn sàng cho giấc ngủ
Những dấu hiệu bé đang sẵn sàng cho giấc ngủ

Mẹ có thể giúp bé ngủ bằng cách nhận biết các dấu hiệu bé đã bắt đầu sẵn sàng đi vào giấc ngủ, dạy cho bé tự ngủ và vỗ về bé khi thức giấc. Bé có thể sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Dụi mắt
  • Ngáp thường xuyên
  • Nhìn vô định và không tập trung.
  • Quấy khóc.

Làm sao để giúp trẻ sơ sinh khó ngủ có thể ngủ ngon

Ở tuổi sơ sinh, bé chưa thể thiết lập được thời gian ngủ và thức của chính mình. Không phải tất cả các bé đều biết tự đưa mình vào giấc ngủ. Hay tự mình ngủ lại khi thức giấc vào ban đêm. Khi đến giờ đi ngủ, nhiều cha mẹ thường dùng cách bế bé trên tay và đung đưa để bé dễ ngủ. Đây là một ý kiến hay, tuy nhiên đừng để bé ngủ trên tay mẹ. Điều này sẽ dễ hình thành thói quen không tốt. Bé chỉ có thể ngủ khi được mẹ bồng. Và khó tự ngủ lại khi thức giấc giữa đêm.

Nhiều bé có thể chấp nhận sự chia ly nếu có cảm giác an toàn. Hãy vỗ về và ôm ấp bé trong ngày để bé yên tâm.

Xem thêm:

Mách mẹ cách chăm sóc giấc ngủ của bé để phát triển toàn diện

6 cách giỗ trẻ sơ sinh ngủ cực đơn giản và hiệu quả cho mẹ

TOP 5 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon hiệu quả mà ba mẹ không thể bỏ qua

Cách giúp bé ngủ ngon khác

Tránh bật nhạc nhẹ khi bé bắt đầu đi ngủ
Tránh bật nhạc nhẹ khi bé bắt đầu đi ngủ

Những cách giúp bé ngủ khác mẹ có thể áp dụng bao gồm:

  • Tránh các kích thích và hoạt động mạnh khi gần tới giờ đi ngủ của trẻ.
  • Dành thời gian cho những giấc ngủ ngắn cần thiết trong thời gian này của bé.
  • Mẹ có thể thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ. Ví dụ, đọc sách cho bé nghe, hát ru, bế bé trên tay và đung đưa nhẹ nhàng.
  • Bật nhạc nhẹ khi bé bắt đầu đi ngủ. 
  • Khi bé có thể lăn hoặc ngồi, mẹ có thể giới thiệu cho bé những đồ vật như chiếc chăn nhỏ hoặc đồ chơi mềm. Nó giống như một người bạn, giúp bé an tâm đi vào giấc ngủ.
  • Cho bé đi và giấc ngủ trong một không gian yên tĩnh.
  • Hãy trấn tĩnh và an ủi bé khi bé khóc thét, sợ hãi.
  • Đối với những cơn thức đêm, hãy an ủi bằng cách vỗ về và xoa dịu, nhưng tránh đưa bé ra khỏi giường.
  • Nếu trẻ khóc, hãy đợi một vài phút, sau đó đến bên trẻ vỗ về và xoa dịu. Cuối cùng chúc bé ngủ ngon và rời đi (có thể lập lại việc này nếu cần)
  • Hãy thực hiện một cách nhất quán cho đến khi chúng biến thành thói quen đối với bé.

Phần kết

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với tất cả các bé sơ sinh. Nhiều bé có thói quen ngủ rất ít so với những bé còn lại. Điều đó có vẻ là bình thường nếu bé không có các vấn đề về sức khỏe. Nhưng nếu con rơi vào những trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ hiếm gặp, và xuất hiện bất cứ dấu hiệu xấu nào về sức khỏe kèm theo. Gia đình hãy liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ sơ sinh khó ngủ và những điều mẹ cần biết về giấc ngủ của bé”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ phân vân, thắc mắc. Bởi bé cưng của mẹ thường xuyên trào ngược, nôn trớ, mẹ nghe nhiều người mách cho bé sử dụng gối này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhưng mẹ sợ mua nhầm, mua […]
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm vì mẹ nghe nhiều người mách dòng gối này có tác dụng ổn định dịch dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược, nôn trớ nhưng mẹ chưa biết bé mấy tháng thì dùng được. Vậy bài viết […]
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ thường lo lắng khi sữa về ít, nhỏ giọt, không được ướt áo, con ti cũng chẳng thỏa thích. Không sao đâu ạ, bởi Góc của mẹ sẽ xác định được từng nguyên nhân xuất phát từ mẹ và bé, từ đó gợi ý 9 cách […]
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Mẹ cho con bú nhưng sữa về nhỏ giọt, con không ti đủ nên thường quấy khóc, khó chịu khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú. Đừng lo quá mẹ ơi, sau đây là 5 mẹo kích sữa về nhanh chóng, con ti […]
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Trường hợp bé uống sữa xong là ị, đi ngoài phân lỏng làm mẹ không khỏi lo lắng vì sợ con gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy bé đi ị sau uống sữa là phản ứng sinh lý bình thường hay bất thường? Để giúp mẹ yên tâm hơn và nắm rõ được nguyên […]
Giỏ hàng 0