Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và 3 mẹo mới nhất giúp mẹ dỗ bé ngủ ngon

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ khác với người lớn rất nhiều. Giờ ngủ của bé có thể không đoán trước được. Bởi đồng hồ sinh học của cơ thể bé chưa được phát triển toàn diện. Do đó, cha mẹ, nhất là ai lần đầu sinh con sẽ gặp nhiều thắc mắc, trăn trở. Vì vậy, Góc của mẹ đã tổng hợp bài viết này để cha mẹ hiểu hơn về giấc ngủ của bé, giúp bé ngủ ngon hơn,

1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu  

Từ khi bé sinh ra, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chưa được phát triển toàn diện cho đến khi bé khoảng 4 tháng tuổi. Cho đến lúc đó, trẻ sơ sinh ngủ trung bình khoảng 16 tiếng một ngày với những cơn thức giấc ngắn, kéo dài khoảng 45-90 phút trong 3 tháng đầu. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh được điều khiển bởi áp lực cân bằng nội môi. Theo đó, thời gian tỉnh táo của bé tạo ra một áp lực. Do đó, áp lực này chỉ có thể giảm bớt khi ngủ.

Mẹ xem thêm chi tiết về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Khi bé được khoảng 7 tuần tuổi, giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu phát triển. Giờ đi ngủ tự nhiên bắt đầu sớm hơn. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ kéo dài hơn vào ban đêm khoảng 2-3 giờ. Sau đó, khi bé được khoảng 12 tuần tuổi, bé có thể sẵn sàng đi ngủ mỗi đêm và sẽ ngủ trong khoảng thời gian dài hơn (4-6 giờ).

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu

2. Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có 2 loại giấc ngủ khác nhau: ngủ động (active sleep) và ngủ yên (quite sleep).

  • Trong khi ngủ động, bé dễ dàng được đánh thức.
  • Ngủ yên, hay còn gọi là ngủ sâu. Bé ít có khả năng thức dậy trong khi ngủ sâu hơn.

Ngủ động sẽ giảm dần khi bé lớn. Tới khi bé khoảng 3 tuổi, thời gian mơ chỉ còn ⅓ giấc ngủ. Khi bé còn nhỏ, việc nằm mơ giúp giúp bộ não phát triển.

Giấc ngủ trẻ sơ sinh trải qua chu kỳ giấc ngủ . Mỗi chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh có cả giấc ngủ động và giấc ngủ yên, kéo dài khoảng 40 phút.  Vào cuối mỗi chu kỳ, trẻ sơ sinh thức dậy một chút. Khi thức dậy, bé có thể nghiến lợi, rên rỉ hoặc khóc. Nếu bé thức dậy vào cuối chu kỳ giấc ngủ, mẹ có thể giúp bé ổn định cho chu kỳ ngủ tiếp theo.

3. Giai đoạn khi bé thức dậy

Bé có 2 giai đoạn khi thức dậy
Bé có 2 giai đoạn khi thức dậy

3.1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Giai đoạn yên tĩnh

Khi trẻ sơ sinh thức dậy vào cuối chu kỳ giấc ngủ, thường có một giai đoạn yên tĩnh. Đây là thời gian bé rất yên tĩnh, tỉnh táo và hòa mình vào môi trường xung quanh. Trong giai đoạn yên tĩnh này, bé có thể nhìn chằm chằm vào đồ vật, phản ứng với âm thanh và chuyển động. Giai đoạn này thường tiến tới giai đoạn khóc. Đây là khi bé chú ý đến âm thanh và tầm nhìn.

3.2. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Giai đoạn khóc

Sau giai đoạn yên tĩnh là giai đoạn khóc. Cơ thể của bé di chuyển thất thường, và có thể khóc rất to. Bé có thể dễ dàng bị kích thích thái quá trong giai đoạn khóc. Cách tốt nhất để ru ngủ cho bé là mẹ có thể ôm bé hoặc quấn bé trong chăn (hoặc quấn tã). Thông thường tốt nhất mẹ cho bé ăn trước khi đến giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, bé có thể không muốn bú ti. Ở trẻ sơ sinh, khóc là dấu hiệu của đói.

4. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên làm

4.1. Kiên nhẫn

Mẹ có thể thấy mệt mỏi, bực bội bởi giấc ngủ của trẻ sơ sinh không thể đoán trước được. Vì vậy, mẹ hãy kiên nhẫn trong khi thời gian ngủ của trẻ sơ sinh đang dần hoàn thiện và phát triển nhé.

4.2. Sử dụng tín hiệu sáng và tối để thúc đẩy sự phát triển của nhịp sinh học

Ánh sáng có tác động rất mạnh đến sự phát triển của nhịp sinh học. Giữ cho môi trường ngủ của bé luôn tối trong suốt thời gian mẹ muốn ru ngủ cho bé. Ngay cả khi bé còn thức, việc thiếu ánh sáng sẽ khiến cơ thể bé biết rằng đã đến giờ đi ngủ. Ngược lại, cho bé tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày trong thời gian thức giấc. Ví dụ: đi dạo ngoài trời hoặc ngồi gần cửa sổ, theo thời gian, sẽ khiến bé tỉnh táo.

4.3. Giúp bé có giấc ngủ ban ngày phù hợp với sự phát triển 

Nếu bé thiếu ngủ ban ngày, gây ra tình trạng mệt mỏi có thể cản trở khả năng tự làm dịu và điều hòa cơ thể của bé suốt đêm. Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng. Vì vậy, mẹ đừng cố gắng làm bé thức trong thời gian quá dài, hơn cả khoảng thời gian thoải mái của bé. Điều này có thể khiến bé quá mệt mỏi.

Sử dụng tín hiệu sáng và tối để thúc đẩy sự phát triển của nhịp sinh học
Sử dụng tín hiệu sáng và tối để thúc đẩy sự phát triển của nhịp sinh học

4.4. Tạo môi trường ngủ tối ưu giúp giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngon hơn

Để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm, mẹ hãy tạo môi trường cho bé ngủ tốt hơn với những cách sau

4.4.1. Không gian ngủ mát mẻ

Các chuyên gia đồng ý rằng một căn phòng mát mẻ (khoảng 65 * F) sẽ là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm hiệu quả. Vì nhiệt độ cơ thể tự nhiên giảm xuống trong khi ngủ. Trẻ sơ sinh quá nóng có thể bị gián đoạn khi ngủ. Vì vậy nếu mẹ quấn tã cho bé bé, đừng quấn quá nhiều mẹ nhé.

4.4.2. Không gian ngủ tối

Tránh sử dụng điện thoại di động, TV hoặc máy tính suốt đêm trong không gian của bé. Vì các thiết bị này đều có đèn LED tác động tiêu cực đến nhịp sinh học của bé.

4.4.3. Không gian ngủ yên tĩnh

Tiếng ồn trắng (white noise) được sử dụng để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn vào ban đêm. Đây là những âm thanh có thể che lấp những âm thanh khác phát ra từ môi trường xung quanh. Một số tiếng ồn trắng có thể sử dụng như tiếng mưa, tiếng sóng vỗ, tiếng suối chảy,… Bên cạnh đó, cũng có những chiếc máy tạo ra âm thanh đặc biệt cho trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng ồn trắng trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng nên được cha mẹ cân nhắc trước khi sử dụng. Bên cạnh lợi ích giúp bé ngủ ngon hơn, tiếng ồn trắng có thể khiến bé lệ thuộc vào nó để đi vào giấc ngủ. Vì vậy, tốt hơn hết, các mẹ nên giữ không gian ngủ yên tĩnh cho bé và để bé ngủ theo cách tự nhiên nhất.

4.4.4. Không gian ngủ an toàn

Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa trên một tấm nệm chắc chắn. Chẳng hạn như trong một cái nôi hoặc giường ngủ chung giường. Hạn chế để quá nhiều thứ ở chỗ bé nằm ngủ. Nếu bé ít hơn 8 tuần tuổi, mẹ có thể quấn bé để khuyến khích bé ngủ, mang lại cảm giác an toàn và sự bình tĩnh cho bé.. Mẹ nhớ đừng quấn bé quá chặt (để tránh quá nóng) và để ý bé không lăn qua lăn lại. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên mẹ nên ở chung phòng, nhưng không nằm chung giường với trẻ sơ sinh.

Tạo không gian ngủ an toàn, yên tĩnh cho bé
Tạo không gian ngủ an toàn, yên tĩnh cho bé

Cách ru ngủ cho bé hiệu quả nhất

4.5. Theo dõi biểu hiện của bé, đặc biệt từ 7-12 tuần tuổi

Theo dõi bé chặt chẽ trong 7-12 tuần tuổi để thấy các kiểu ngủ mới xuất hiện. Khi giấc ngủ của trẻ sơ sinh bắt đầu vào nửa đêm, tránh đánh thức bé bú. Thay vào đó, mẹ hãy để cơ thể của bé tự điều chỉnh.

Cũng trong khung thời gian này, mẹ hãy để bé tập bắt đầu giấc ngủ trước khi đi ngủ. Từ đó giúp bé có thể học cách ngủ một cách tự lập. Mẹ hãy theo dõi thời gian ngủ của trẻ sơ sinh vào mỗi đêm. Khi mẹ bắt đầu thấy một mô hình nhất quán xuất hiện, hãy tập đặt bé xuống nôi/ cũi vào thời gian trước giờ bé đi ngủ và để bé tự thực hành ngủ. Lúc đầu, bé có thể cần rất nhiều sự hỗ trợ với việc che chở, xoa bụng hoặc bế. Nhưng bằng cách nhẹ nhàng yêu cầu bé thử lại mỗi tối, mẹ sẽ cho bé cơ hội học kỹ năng tự ngủ.

4.6. Hãy chắc chắn bé ăn đủ

Nếu bé ngủ vào ban ngày dài hơn mà không thức dậy để ăn, nhưng ngủ trong thời gian ngắn hơn vào ban đêm và ăn nhiều, bé có thể gặp phải một số nhầm lẫn ngày/ đêm. Vì vậy, mẹ hãy khuyến khích bé ăn vào ban ngày, giúp bé thức dậy ăn vào ban ngày bằng cách cho bé tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, chà xát dưới chân bé.

4.7. Lưu ý khi quấn tã cho bé

Quấn là quấn trẻ sơ sinh một cách khít khao trong tã để giữ cho tay và chân bé không bị bung ra. Điều này có thể làm cho bé cảm thấy an toàn và giúp ru ngủ cho bé tốt hơn. Mẹ có thể mua một chiếc chăn quấn đặc biệt được thiết kế để quấn tã dễ dàng hơn. Nhưng đừng quấn tã nếu bé được 2 tháng tuổi trở lên, hoặc nếu bé có thể tự lăn. Việc quấn tã có thể làm tăng nguy cơ mắc SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) nếu em bé quấn tã nằm sấp.

Không quấn tã quá chặt, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khoẻ của bé
Không quấn tã quá chặt, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khoẻ của bé

Khi quấn tã, mẹ hãy cho bé đủ chỗ để chân tay bé tự do cử động. Nếu bé bị quấn chặt, sau này bé có thể bị mắc bệnh xương hông. Ngoài ra, mẹ hãy chú ý quấn tã cho bé nếu thời tiết ấm áp hoặc nóng. Sử dụng chất liệu vải dày có thể khiến bé nóng. Thay vào đó hãy dùng loại mỏng nhẹ hơn để quấn tã cho bé mẹ nhé. Như thế giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ ngon hơn.

Hướng dẫn từ A đến Z cách dùng tã bỉm cho con

Mách mẹ cách chọn tã dán phù hợp nhất cho con

Cách chọn tã quần cho con mẹ nào cũng cần biết

5. 3 mẹo mới nhất giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

3 mẹo mới nhất giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
3 mẹo mới nhất giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

5.1. Thiết lập thói quen cho bé trước giờ đi ngủ

Đây là cách dễ dàng giúp giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngon hơn. Mẹ cần luyện cho bé bắt đầu với một thói quen đi ngủ cố định và nhất quán vào một giờ phù hợp (không muộn hơn 8:30 tối). Điều này tăng cường cho bé khả năng dự đoán. Bé càng biết điều gì sắp xảy ra thì càng có nhiều khả năng bé sẽ chấp nhận điều đó. Mẹ có thể bắt đầu bằng những việc đơn giản như rửa mặt, đọc sách báo và đọc một hoặc hai cuốn sách. Miễn là mẹ việc đó tạo nên cùng một thói quen, mỗi đêm, vào cùng một thời điểm. Cuối cùng, bé sẽ quen với thói quen này và sẽ biết đã đến giờ đi ngủ vì thói quen sẽ giúp báo hiệu điều đó. Điều này cũng giúp giảm thiểu tình trạng bé khó ngủ quấy khóc.

5.2. Tạo một không gian kích thích giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Mẹ có thể chuẩn bị các thứ như: rèm che màu tối cho phòng, quấn tã nếu bé còn nhỏ, quần áo mặc thoải mái, nhiệt độ phòng thích hợp. Bất cứ điều gì mẹ có thể làm để khiến bé thoải mái nhất. Từ đó giảm thiểu tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc. Sự thoải mái là yếu tố ưu tiên trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Mẹ hãy đảm bảo không gian luôn phù hợp nhất với bé nhé.

5.3. Đảm bảo bé không bị đói

Bé thường có thể ngủ suốt đêm khi đã hấp thụ đủ calo trong ngày. Khi đó, bé không cần thức dậy vào ban đêm để ăn. Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ và cần phát triển đủ để có thể chứa được một lượng đáng kể để duy trì giấc ngủ của bé sơ sinh qua đêm. Mẹ cần đảm bảo rằng luôn cho bé bú đủ sữa mẹ. Khi đạt đến lượng nhất định, bé sẽ có thể ngủ suốt đêm và không bị đói vài giờ sau đó. Các chuyên gia cho biết điều này xảy ra trong khoảng từ 3-6 tháng tuổi.

Mẹo chọn bình sữa giúp bé dễ uống hơn

Bé sơ sinh luôn cần có một số giờ ngủ nhất định mỗi ngày. Nếu không việc đạt được, bé sẽ gặp một số khó khăn trong quá trình phát triển. Chưa kể trẻ sơ sinh quấy khóc đêm cũng ảnh hưởng gì đến mẹ nữa. Có thể mẹ sẽ gặp phải rất nhiều căng thẳng khi không biết những đêm tiếp theo sẽ như thế nào. Thậm chí có thể gây nên tình trạng kiệt sức hay thiếu ngủ cho mẹ.  Góc của mẹ chia sẻ cho mẹ các mẹo đơn giản và hiệu quả nhất để san sẻ cùng mẹ những khó khăn trong quá trình chăm sóc bé.

Mẹ tham khảo thêm nhiều cách dỗ trẻ sơ sinh khó ngủ hơn nhé.

Nguồn tham khảo

Moon, Rachel Y. “How to Keep Your Sleeping Baby Safe: AAP Policy Explained.” Healthy Children.org. Date accessed 19 Dec. 2015.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và 3 mẹo mới nhất giúp mẹ dỗ bé ngủ ngon”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0