Cho bé ngủ trên gối chống trào ngược được không là câu hỏi mà mẹ thắc mắc, muốn tìm kiếm câu trả lời vì mẹ dùng trong trường hợp bé yêu thức giấc thì thấy có hiệu quả, bé không còn nôn trớ nên muốn dùng ngay cả khi bé ngủ để đánh bay chứng trào ngược. Thế nhưng mẹ vẫn còn lăn tăn, không biết nên hay không nên, sợ làm sai cách sẽ ảnh hưởng đến con. Đừng lo quá nha mẹ, Góc của mẹ sẽ mách ngay câu trả lời bên dưới.

Mục lục
1. Cho bé ngủ trên gối chống trào ngược được không?
Câu trả lời là được nhưng mẹ không nên làm dụng và nên cho bé ngủ đúng cách, đúng thời điểm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu. Bởi gối chống trào ngược có độ dốc nhất định (từ 15 độ trở lên), nếu bé cưng nằm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến cột sống, máu khó lưu thông lên não,… Ngược lại, khi mẹ cho con nằm đúng sẽ mang lại nhiều công dụng như giảm nôn trớ khi ti sữa, ngừa nguy cơ đột tử, bảo vệ đầu con khỏi bẹp – lõm.

Cụ thể có 2 thời điểm “vàng” mẹ cần lưu lại ngay:
1 – Cho bé nằm gối chống trào ngược dưới 1 tiếng
Mẹ nghĩ gối chống trào ngược có thể thay thế gối thông thường và an tâm cho con ngủ cả đêm. Nhưng đây là quan niệm sai lầm, mẹ chỉ nên cho con nằm khoảng 30 – 60 phút, tốt nhất là khoảng 15 – 30 phút. Chờ khi con ngủ sâu giấc thì mẹ hãy bế bé trở lại giường để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vì nằm quá lâu trên gối sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ xương của con, thậm chí gù lưng.
2 – Chỉ áp dụng vào giấc ngủ ngắn ban ngày
Mẹ có thể cho con yêu nằm ngủ trực tiếp trên gối chống trào ngược vào những giấc ngắn ban ngày nhưng không nên cho con ngủ vào ban đêm. Bởi giấc ban ngày thường chỉ kéo dài khoảng 10 – 30 phút, mẹ dễ đánh thức con mà không lo con quấy khóc. Ngược lại, ban đêm con thường ngủ lâu và ngủ sâu hơn, mẹ thấy bé say giấc thì chẳng nỡ dịch chuyển gối chống trào ngược vì sợ con thức giấc, quấy khóc.

Lâu dần cách làm này sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của cột sống của con đó ạ. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng từng khuyến cáo mẹ chỉ nên cho bé từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi trở lên nằm ngủ trên gối chống trào ngược để hạn chế tình trạng con bị “choáng ngợp”, chưa quen, giúp con cảm thấy thoải mái hơn với “người bạn mới” này.
Đây không những là những lời khuyên, kiến thức bổ ích từ các chuyên gia mà còn là kinh nghiệm được nhiều mẹ bầu chia sẻ trên các hội nhóm liên quan đến nuôi dạy con đó ạ. Mẹ cùng theo dõi ngay nhé:
Mẹ Trần Thị Thùy Dung (Hà Nội): Không nên để bé nằm lâu các mẹ ơi, tốt nhất nên cho bé nằm ngủ trên mặt phẳng để không ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống. Các mẹ nên đặt gối từ 30 đến 60 phút để chống trào ngược cho con vì đặc tính gối có phần lõm, tạo thành khối ôm trọn hông và lưng bé nên bé cảm thấy an toàn, ấm áp như được ôm trọn trong bụng mẹ.
Mẹ Nguyễn Thu Hà (Gia Lai): Mẹ chỉ nên cho bé nằm ít khoảng 30 phút, không nên cho bé nằm nhiều quá 1 tiếng vì không tốt cho lưng bé do lưng con còn yếu.
2. 3 rủi ro nếu bé nằm ngủ trên gối chống trào ngược quá lâu
Nếu mẹ cho bé ngủ trên gối chống trào ngược sai cách hoặc nằm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến bé và tiềm ẩn 3 rủi ro như ảnh hưởng đến quá trình phát triển khung xương của con, máu huyết khó lưu thông và con bị lệ thuộc vào gối. Mẹ cùng tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé:
2.1. Ảnh hưởng đến quá trình phát triển khung xương
Thiết kế của gối chống trào ngược luôn có độ dốc nhất định để con không bị ọc sữa, nôn thức ăn. Thế nhưng bé cưng còn nhỏ (đặc biệt là bé từ 0 đến 6 tháng tuổi) nên cột sống, hệ xương chưa phát triển vững vàng, mẹ cho bé nằm gối chống trào ngược quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng gù lưng, xương sống bị lệch đó ạ.

Giải thích cho hiện tượng này mẹ có thể hiểu nôm na khung xương của con rất mỏng manh, dễ chịu tác động từ bên ngoài, việc mẹ cho bé nằm ngủ trên mặt phẳng mềm, ấm như chăn bông sẽ làm cột sống bé dễ chịu, thư giãn. Ngược lại, đặt con trên vật thể có độ dốc trong thời gian tương tự như mẹ cho con ngồi, lâu dần xương sống của con chịu nhiều áp lực và “đình công”, chậm phát triển.
2.2. Máu huyết khó lưu thông hơn
Do gối chống trào ngược có độ dốc nhất định nên bé nằm lâu hơn 1 tiếng đồng hồ còn làm chậm quá trình lưu thông máu lên não, ảnh hưởng trực tiếp đến bé cưng. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến thiếu máu não, con có nguy cơ đột tử sơ sinh đó ạ, mẹ hết sức lưu ý để bảo vệ bé nhé.

Bên cạnh đó, con nằm gối có kích thước quá to hoặc quá nhỏ so với cơ thể còn chèn ép lên dây thần kinh đốt sống cổ, khiến quá trình tuần hoàn máu “đình trệ”, vô tình tạo áp lực lên tim mạch, mạch máu của những vị trí như đầu, cổ, vai, gáy,… và nhịp thở khó khăn. Việc nằm gối chống trào ngược không đúng kích thước còn cản trở bé xoay mình, trở mình đó mẹ, cả đêm bé cứ quấy mà chẳng chịu ngủ yên, ảnh hưởng nhiều đến thể chất và tinh thần lắm ạ.
2.3. Con bị lệ thuộc vào gối chống trào ngược
Việc cho bé nằm gối trào ngược ngủ sẽ khiến bé bị quen, hôm nào không nằm gối sẽ rất khó chịu, thậm chí quấy khóc không chịu ngủ. Sau này bé được 2-3 tuổi mẹ cai gối cho con cũng rất khó. Bé còn rất nhỏ nên thường nương víu vào những vật thể, hành động quen thuộc, ví dụ trong ăn uống thì thích ti sữa mẹ, trong ngủ nghỉ thì quen nằm trên gối chống trào ngược để được bao bọc như đang ở trong lòng mẹ.

Lưu ý cho mẹ: Mẹ không nên cho con nằm dòng gối này quá lâu đâu ạ, tốt nhất chỉ cho con sử dụng trong khoảng từ 0 đến 36 tháng tuổi, sau đó mẹ tách dần ra và giảm tần suất nằm lại. Ví dụ bình thường con nằm 3 lần trong ngày, mỗi lần 30 phút thì giờ mẹ giảm còn 3 lần nằm, mỗi lần 15 phút để bé quen dần nhé.
3. 3 lợi ích nếu cho bé ngủ trên gối chống trào ngược đúng cách
Điều gì cũng có hai mặt hết mẹ ạ, nếu mẹ cho bé nằm gối chống trào ngược đúng cách thì chẳng những không gây hại mà còn đem lại 3 lợi ích dưới đây, mẹ cùng theo dõi nhé:
3.1. Bé vào giấc sâu hơn
Bé vừa bú xong sẽ có xu hướng buồn ngủ ngay, nếu mẹ không cho con ngủ thì con sẽ quấy khóc, “phản kháng” lại. Thế nhưng con vừa ti xong nên sữa chưa tiêu hết, ngủ ngay sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược, nôn trớ.
Những lúc thế này mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp gối chống trào ngược, cho bé nằm lên đó khoảng chừng 15 – 30 phút với độ dốc phù hợp (bé dưới 6 tháng nên dùng gối 15 độ, bé trên 6 tháng dùng gối 25 – 30 độ).

Cách làm này sẽ giúp phần đầu của bé được kê cao, cố định tư thế nằm, sữa di chuyển từ thực quản đến dạ dày dễ dàng, ngăn chặn tình trạng trào ngược acid dạ dày, hạn chế tình trạng đầy hơi, khó tiêu, giúp con ngủ ngon mà không lo giật mình, nôn trớ hay khó chịu vùng bụng,…
3.2. Mẹ đỡ vất vả hơn
Nhiều bé sơ sinh có thói quen được bồng bế mới ngủ được khiến mẹ mỏi tay hoặc chẳng thể làm việc gì khác, giải pháp lúc này là mẹ cho bé cưng dùng gối chống trào ngược. Bởi kết cấu gối có độ dốc nhẹ và ôm trọn cơ thể con, có tác dụng như vòng tay ôm của mẹ. Sử dụng đúng cách, cho con ngủ khoảng 15- 20 phút trên gối sau đó ẵm con về cũi/giường chẳng những con không phụ thuộc vào gối mà mẹ cũng nhàn tênh, có nhiều thời gian để làm việc khác như dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc bản thân, nấu ăn,…

3.3. Con hô hấp dễ dàng hơn khi ngủ
Gối chống trào ngược có thiết kế y hệt đường cong sinh học của bé cưng đó mẹ, theo đó độ dốc rơi vào khoảng 15 – 45 độ, tùy theo nhu cầu sử dụng và độ tuổi. Do vậy, khi bé cưng nằm gối thì xương sống sẽ được cố định, độ dốc nghiêng của gối giúp quá trình hô hấp dễ dàng hơn, đường thở thông thoáng, thoải mái. Nhờ vậy, mẹ giúp con đẩy lùi được tình trạng tắc nghẽn phế quản, khò khè, khụt khịt, con ngủ trọn giấc, không còn giật mình, quấy khóc.
4. 2 lưu ý khi cho bé cưng ngủ trên gối chống trào ngược
Trong quá trình cho con ngủ trên gối chống trào ngược, mẹ nên “để mắt” đến 2 lưu ý vàng là cho bé ngủ trên gối chống trào ngược đúng cách, ưu tiên gối có chất liệu thấm hút, thoáng khí để bé có trải nghiệm tốt nhất. Cùng theo dõi ngay nha mẹ:
1 – Cho bé ngủ trên gối chống trào ngược đúng cách
Cho bé nằm đúng cách, đúng tư thế là cách tốt nhất để mẹ giúp bé có giấc ngủ ngắn (15 – 30 phút) trọn vẹn. Góc của mẹ mách ngay cách nằm gối chống trào ngược chuẩn chỉnh cho con đây ạ:
- Bước 1: Sau khi bé ti/ăn no, mẹ đặt bé lên gối chống trào ngược phù hợp.
- Bước 2: Mẹ điều chỉnh phần lưng của con thẳng thớm, tránh xô lệch về bên trái, bên phải để con ngủ ngon hơn.
- Bước 3: Tiếp đến mẹ thắt thêm đai an toàn nếu không muốn con cựa quậy, lăn mình ra khỏi gối. Trong trường hợp không có đai đeo, mẹ có thể lót thêm hai chiếc gối ôm hai bên.
- Bước 4: Để bé nằm khoảng 10 – 30 phút rồi mẹ nhẹ nhàng vỗ đều phần tay, chân và ẵm bé lên, vỗ nhẹ vào phần lưng rồi di chuyển con về cũi/giường.

2 – Ưu tiên gối có chất liệu thấm hút, thoáng khí
Bé sơ sinh có cơ địa của bé rất nhạy cảm, gối hầm bí, không thấm hút tốt khi dùng lâu sẽ có mùi hôi khó chịu sẽ ảnh hưởng đến bé, khiến bé dễ ốm vặt. Mẹ nên chọn gối có chất liệu thấm hút tốt, ví dụ như cao su thiên nhiên, PU foam hoặc Memory foam bởi những chất liệu này có độ mềm vừa phải, có khả năng bao trọn cơ thể mà không hề nóng nực, khó chịu chút nào.
Ngoài ra mẹ cũng nên giặt vỏ bọc gối thường xuyên để tiện vệ sinh, giặt giũ, hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn bám đọng, đi vào cơ thể và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp của con, bảo vệ sức khỏe của bé yêu.

Thế nhưng mẹ tránh giặt đồ của con với bố mẹ, người lớn trong nhà bởi trong nước giặt của người lớn thường chứa một số chất hóa học như parabens, ethylene oxide,… Độ pH trong những loại nước giặt này cũng khiến gối chống trào ngược bị xơ cứng, con nằm dễ bị cà vào mặt, tay, chân.
Thay vào đó, mẹ cần giặt vỏ bao gối bằng nước giặt chuyên dụng, kiểm định rõ ràng, sử dụng thành phần lành tính, an toàn để bảo vệ làn da nhạy cảm của con yêu khỏi mẩn ngứa, đặc biệt là những bé dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó, thành phần của nước giặt sẽ giúp vải mềm mịn, tránh khô xơ, không cà vào mặt làm con bị trầy xước. Chẳng đâu xa Góc của mẹ gợi ý sản phẩm nước giặt xả thiên nhiên giúp quần áo bé luôn mềm mịn nhờ thành phần có nguồn gốc thực vật, công thức nói không với chất tạo bọt SLS và SLES, không lưu lại hóa chất có hại trên quần áo. Đồng thời, mỗi lần giặt xong còn vương lại mùi nắng – con thích mê, acid tự nhiên lấy từ mô thực vật giúp bề mặt vải luôn mềm mịn, mẹ an tâm giặt vỏ bao gối cho con rồi!

Mamamy còn đang thực hiện chương trình khuyến mãi, deal khủng, mua nước giặt xả thiên nhiên tặng khăn choàng tắm chui đầu, tặng gói khăn ướt,… cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. Mẹ còn đợi chờ gì đã không săn deal khủng ngay thôi!
Như vậy, mẹ đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi cho bé ngủ trên gối chống trào ngược được không và biết được 3 rủi ro khi nằm sai cách và 3 lợi ích nếu nằm đúng cách. Ngoài ra mẹ cũng biết thêm 2 lưu ý “vàng” khi cho con nằm ngủ trên gối chống trào ngược. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xung quanh vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng, mẹ đừng ngại để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp ngay nhé!