Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần. Vậy làm thế nào để xây dựng được thực đơn đảm bảo trẻ đủ chất dinh dưỡng? Mẹ hãy đọc bài viết này ngay nhé.
Mục lục
1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là một vấn đề ưu tiên hàng đầu của cha mẹ. Thực phẩm trẻ ăn trong những năm đầu đời có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống sau này. Vì vậy, cha mẹ hãy xây dựng thói quen tốt và ăn những thực phẩm lành mạnh cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể thấy một số bữa ăn mẹ nấu xong nhưng bé không muốn ăn. Mẹ đừng lo lắng quá nhiều. Điều này hoàn toàn bình thường. Bé cần thời gian để quen dần với các loại thực phẩm khác nhau.
Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé, mẹ hãy cho bé ăn 3 bữa ăn chính mỗi ngày chứa một trong 5 nhóm thực phẩm chính và tối đa 2 bữa ăn nhẹ.
2. Từ sữa mẹ cho đến ăn dặm
Trong sáu tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ. Sữa công thức là sự thay thế duy nhất khi cho trẻ ăn dưới sáu tháng tuổi. Từ sáu tháng tuổi trở đi, trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Từ chỉ bú sữa mẹ/ sữa công thức bé sang chế độ ăn dặm với sự đa dạng của thực phẩm từ 5 nhóm thực phẩm chính. Các nhóm thực phẩm tạo nên chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng cho trẻ gồm:
- Thực phẩm giàu protein
- Thực phẩm giàu tinh bột
- Trái cây và rau quả
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Chất béo
2.1. Protein
Protein rất cần thiết đối với sự phát triển của bé. Chẳng hạn như phát triển trí não và duy trì xương chắc khỏe. Trong số 20 axit amin, trẻ em cần nhận được 9 axit amin thiết yếu từ thức ăn.
Protein động vật như thịt nạc, cá, trứng, sữa, sữa chua và phô mai chứa 9 axit amin thiết yếu và được coi là có giá trị nhất cho sự phát triển. Protein thực vật (đậu, sung,…) là protein không hoàn chỉnh và cần kết hợp với nhiều thực phẩm khác để đủ 9 loại axit amin.
Mẹ có thể cho bé ăn cá hai lần một tuần, trong đó có 1 loại là cá hồi, cá thu. Cá tươi hoặc đông lạnh đều được. Nhưng thực phẩm hun khói và đóng hộp thường chứa lượng muối khá cao. Mẹ nên cân nhắc trước khi mua cho bé ăn nhé.
2.2. Tinh bột
Trẻ em cần nguồn cung cấp carbohydrate trong mỗi bữa ăn. Với trẻ dưới 2 tuổi, ăn thực phẩm nguyên hạt, quá nhiều chất xơ có thể khiến bé nhanh no, giảm sự thèm ăn và hấp thụ các khoáng chất quan trọng khác như canxi và sắt. Vì vậy, mẹ nên cho bé làm quen với những loại thực phẩm nhiều chất xơ này từ từ, để hệ thống tiêu hoá của bé thích nghi dần.
Để bổ sung tinh bột, cung cấp carbohydrate vào chế độ ăn cho trẻ, mẹ có thể cho bé ăn cơm, mì, khoai,… Khi cho bé ăn các loại hạt, mẹ nên chú ý nhé. Vì những loại hạt đó không biết cách chế biến có thể khiến bé bị nghẹn.
2.3. Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả chứa nhiều loại vitamin – giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Mẹ có thể cho bé ăn rau quả, trái cây theo mùa, ăn đa dạng các loại.
Đọc thêm lưu ý bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ mẹ nhé!
2.4. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sản phẩm từ sữa bao gồm sữa, sữa chua, phô mai là nguồn canxi, vitamin A, D, B12. Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, mẹ hãy chọn sữa nguyên chất cho bé. Vì nó rất quan trọng với sự tăng trưởng và hấp thụ các vitamin thiết yếu. Sữa ít chất béo có thể không cung cấp đủ calo hoặc vitamin tan trong chất béo mà bé cần. Từ 2 tuổi, mẹ có thể chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa tách kem, với điều kiện bé đang ăn nhiều loại thực phẩm và tăng cân bình thường.
Mẹ có thể cho bé uống các loại sữa không đường, tăng cường canxi như đậu nành, hạnh nhân và yến mạch từ khi bé một tuổi. Tuy nhiên, nên tránh dùng sữa gạo ở trẻ em dưới 5 tuổi vì nồng độ asen hữu cơ trong sản phẩm này. Sữa đặc, sữa bột không chứa cùng một lượng chất dinh dưỡng như sữa nguyên chất. Vì vậy mẹ không nên cho trẻ dưới một tuổi uống. Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh là sự thay thế phù hợp duy nhất cho sữa mẹ trong năm đầu đời của bé.
2.5. Chất béo và đường
Trẻ em cần một số chất béo để tăng trưởng và phát triển. Chất béo cũng cần thiết để hỗ trợ hấp thụ một số vitamin (vitamin D, A, E và K). Bổ sung một số chất béo để có hệ miễn dịch khỏe mạnh và cho chức năng não phát triển bình thường. Những axit béo như omega-3 này được tìm thấy trong một số loại cá biển, các loại hạt, dầu thực vật.
Nước ngọt, bánh kẹo, bánh ngọt chứa nhiều đường. Vì vậy, trẻ chỉ nên ăn với số lượng vừa phải. Việc tiêu thụ quá mức bánh kẹo,… có nhiều đường, chất béo và muối là một trong những yếu tố chính đóng góp vào tỷ lệ béo phì cao ở trẻ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ cắt giảm hoàn toàn đường trong chế độ ăn uống của bé. Thay vào đó, mẹ có thể cho trẻ ăn những thực phẩm chứa đường tự nhiên từ trái cây.
Đọc thêm lưu ý bổ sung vitamin đúng cách cho trẻ mẹ nhé!