Canh khoai mỡ là món canh ngon miệng và bổ dưỡng cho các bé. Cả nhà mình có biết khoai mỡ có rất nhiều công dụng không? Hãy để Góc của mẹ giúp cả nhà tìm hiểu về khoai mỡ và 2 cách nấu canh khoai mỡ siêu ngon cho bé nhé!
Mục lục
1. Công dụng tuyệt vời của khoai mỡ mẹ nên biết
1.1. Giá trị dinh dưỡng của khoai mỡ
Khoai mỡ có tên khoa học là Dioscorea alata, thuộc họ Củ nâu. Trong đông y còn được gọi là Mao thử. Khoai mỡ có 2 loại: ruột trắng và ruột tím. Theo Đông y, khoai mỡ có vị ngọt, không độc.
Trong 100g khoai mỡ chứa:
Calo: 140kcal
Carbohydrate: 27g
Protein: 1g
Chất béo: 0,1g
Chất xơ: 4g
1.2. Cung cấp các loại chất cho bé yêu tăng cường miễn dịch
Trong khoai mỡ có chưa các loại vitamin tốt cho bé yêu tăng cường hệ miễn dịch. Khoai mỡ giàu vitamin B6, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Hơn nữa, Cứ 100g khoai mỡ sẽ có khoảng 5.3g chất xơ, 10mg vitamin C, vitamin B6, 0.31mg Kali, Magnesium và Phosphorus.
Khoai mỡ còn có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi hư hại do các gốc tự do, có liên quan đến nhiều tình trạng mãn tính như ung thư, bệnh tim, tiểu đường và thoái hóa thần kinh.
1.3. Canh khoai mỡ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động suôn sẻ
Mẹ đã biết điều này chưa? Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy tinh bột đề kháng từ khoai mỡ làm tăng số lượng bifido – một loại vi khuẩn đường ruột có lợi. Những lợi khuẩn này đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột, hỗ trợ phân hủy các loại carbohydrate và chất xơ phức tạp.
Ăn khoai mỡ sẽ làm cho phân trơn hơn, kích thích nhu động ruột, giúp bé đại tiện dễ dàng và tránh bị táo bón, khó tiêu dẫn đến viêm nhiễm đường ruột.
1.4. Khoai mỡ kiểm soát lượng đường trong máu cho bé
Các flavonoid trong khoai mỡ đã được chứng minh là giúp giảm stress oxy hóa và kháng insulin bằng cách bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong gan.
Hơn nữa, chiết xuất khoai mỡ với lượng cao hơn làm giảm sự thèm ăn, khuyến khích giảm cân, khả năng kiểm soát lượng đường trong máu cũng được cải thiện đấy mẹ à!
1.5. Dễ dàng “biến tấu” thành các món ăn
Dễ dàng “biến tấu” thành các món ăn
Bánh khoai mỡ cũng là một món ăn dặm bổ dưỡng cho bé
Khoai mỡ cũng là loại thực phẩm dễ kiếm, dễ chế biến thành món ăn. Các món ăn như các loại canh, chè khoai mỡ, bánh khoai mỡ,… rất được các gia đình ưa chuộng. Cho bé ăn khoai mỡ không những tốt cho bé, mà còn làm phong phú hơn thực đơn cho bé.
1.6. Cải thiện bệnh hen suyễn
Trong khoai mỡ có lượng lớn vitamin và các chất chống oxy hóa. Ăn khoai mỡ giúp cải thiện tình trạng hen suyễn. Một đánh giá trên 40 nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của bệnh hen suyễn có liên quan đến lượng vitamin A thấp.
2. Cách nấu canh khoai mỡ “chuẩn không cần chỉnh”
2.1. Canh khoai mỡ thịt bằm
Nguyên liệu để nấu canh khoai mỡ
500gr khoai mỡ
50gr thịt heo
2 cây hành lá
Hành tím
Rau ngổ, ngò gai (mùi tàu)
Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu
Bắt tay vào nấu thôi!
Bước 1: Sơ chế
Rau om, ngò gai, hành lá, hành tím nhặt, rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Với khoai mỡ, mẹ gọt bỏ vỏ bên ngoài, rửa lại bằng nước lạnh 1 lần nữa sau đó dùng muỗng nạo phần thịt của củ khoai, như vậy khi nấu canh cho bé sẽ nhuyễn mịn hơn.
Thịt heo mẹ rửa sạch với nước muối, rồi dùng dao băm thật nhuyễn. Hoặc, mẹ có thể xay trước để tiết kiệm thời gian.
Sau đó ướp thịt với 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa hạt nêm. Ướp 20 phút trước khi nấu để thịt thấm đều gia vị.
Bước 2: Nấu canh khoai mỡ thịt bằm
Đầu tiên mẹ phi thơm hành tím, sau đó cho thịt băm vào xào. Đảo đều cho thịt săn lại thì cho hết phần khoai mỡ vào. Mẹ khuấy nhẹ rồi thêm ít gia vị cho khoai thấm rồi đổ thêm 300ml nước vào nồi.
Chỉnh lửa ở mức vừa, nấu cho khoai và thịt hơi sệt lại là đã chín rồi đó mẹ ơi!
Cuối cùng, mẹ thêm rau húng quế và rau ngò vào đảo đều và tắt bếp.
Khi ăn, mẹ rắc thêm ít tiêu xay, hành lá và trang trí thêm ít rau húng cắt nhỏ là đã hoàn thành rồi đó!
2.2. Canh khoai mỡ nấu tôm
Nguyên liệu để nấu canh khoai mỡ
500gr Khoai mỡ
250gr Tôm sú nhỏ
300gr Xương heo hoặc sườn heo để nấu lấy nước
Rau ngò gai, ngò om
2 cây hành củ
Gia vị: muối, tiêu xay, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm
Bắt tay vào nấu thôi!
Bước 1: Sơ chế
Mẹ rửa sạch xương heo rồi chần qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi và chất bẩn. Sau đó, nấu xương heo với 500ml nước, bỏ thêm chút muối và ninh mềm nhé. Cứ một lúc, mẹ lại vớt bọt để nước ngọt và trong hơn.
Khoai mỡ mẹ rửa sạch, gọt bỏ vỏ, băm nhuyễn.
Tôm sú thì mẹ hãy chọn con còn tươi sống nhé! Sau đó, bóp bỏ óc tôm và đường chỉ đen dọc sống lưng tôm, rửa sạch với nước muối loãng.
Trước khi nấu mẹ hãy ướp tôm với 2 thìa hạt nêm và một ít tiêu xay trong 15 phút để tôm thấm đều gia vị.
Hành củ mẹ rửa sạch và băm nhỏ. Rau ngò gai nhặt bỏ gốc, rửa sạch với nước muối loãng rồi thái rối.
Bước 2: Nấu canh khoai mỡ với tôm
Đầu tiên mẹ cho 2 thìa dầu vào chảo và phi thơm hành tím. Cho hết phần tôm vào xào đến khi tôm săn lại thì tắt bếp.
Khi đã đun nước xương được nửa tiếng thì mẹ đổ phần tôm sú đã xào vào, ninh trên lửa nhỏ đến khi nước sôi lại thì cho khoai mỡ đã băm vào.
Khuấy đều, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi đợi cho nước canh sánh lại thì tắt bếp.
Trước khi ăn, mẹ thêm hành lá, ngò gai đã cắt nhỏ vào khuấy đều.
Lấy canh ra bát, rắc ít tiêu xay và hành lá lên mặt để trang trí.
Đã hoàn thành rồi đó mẹ ơi! Mau cho bé thưởng thức thôi nào!
Trên đây là 2 cách nấu canh khoai mỡ phổ biến nhất cho bé mà Góc của mẹ gợi ý. Nếu các mẹ có những cách nấu canh khoai mỡ cho bé ngon và độc đáo hơn, hãy chia sẻ cho chúng mình nhé!
Mẹ Bình luận tại đây nhé
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mách nhỏ mẹ cách nấu canh khoai mỡ “chuẩn vị” cho bé”
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Dầu húng chanh là loại dầu màu vàng nhạt, có mùi hăng nhẹ thu được bằng cách chưng cất lá và thân cây húng chanh. Loại dầu này được nhiều mẹ bỉm truyền nhau với công dụng “đánh bay” ho sốt cực xịn. Mẹ đang băn khoăn không biết cách sử dụng dầu húng chanh […]
Trong những năm tháng đầu đời, không thể tránh khỏi thời điểm con yêu bắt đầu mọc răng. Những chiếc răng sữa mới nhú đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của bé. Tuy nhiên khi bé mọc răng lại mang tới nhiều bất cập như sưng đau, ho, mệt mỏi… […]
Bé yêu bước vào giai đoạn ăn dặm nhưng bố mẹ vẫn chưa tìm được công thức nấu ăn ngon cho bé. Đặc biệt là các món giàu dinh dưỡng như tôm lại càng khó nấu hơn. Vậy thì hôm nay Mamamy sẽ giới thiệu đến các mẹ các món cháo tôm cho bé ăn […]