Mẹ đang muốn cho bé tập ti bình nhưng không biết trẻ mấy tháng tự cầm bình sữa, con đã thực sự sẵn sàng chưa? Thông thường các bé sẽ tự cầm được bình từ 6 tháng tuổi, nhưng cũng có bé 7, 8 tháng mới biết tự cầm bình. Tại sao vậy? Mẹ đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục
1. Khi nào bé tự cầm được bình sữa?
Thông thường bắt đầu từ tháng thứ 6 bé đã tự cầm được bình sữa. Đây là giai đoạn bé nhà mình đã phát triển các kỹ năng, phát triển hệ xương để cầm nắm và di chuyển được nhiều đồ vật. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng chủ quan mà cho bé cầm bình sữa quá nặng trên 250g sẽ ảnh hưởng tới cơ và xương tay của con đó mẹ ạ.
Việc bé tự cầm được bình sữa còn là “khoảnh khắc” để mẹ theo dõi sự phát triển của bé. Tuy nhiên, mỗi bé có một sự phát triển khác nhau, có bé phát triển sớm, khoảng tháng thứ 4, 5 con đã tự cầm được bình sữa để bú mà không cần sự trợ giúp của mẹ. Nhưng cũng có bé phát triển chậm hơn, phải đến tháng thứ 10 con mới tự cầm được vật nặng khoảng 200g, đây là vấn đề bình thường, mẹ không cần lo lắng nhé!
2. Mẹo tập song song cho bé vừa bú mẹ, vừa bú bình
Giai đoạn 6 tháng tuổi là lúc mẹ bắt đầu quay trở lại guồng công việc và không ở bên cạnh bé yêu 24/24 như trước. Đây cũng là thời điểm nhiều bé mới bắt đầu làm quen với việc bú bình. Làm thế nào để bé quen bú bình và tự cầm được bình sữa? Mẹ đọc phần dưới để hiểu rõ nhé!
2.1 Hướng dẫn mẹ tập cho bé bú bình
Với những bé chưa có thói quen bú bình trước đó, mẹ cần lưu ý:
- Tư thế: Mẹ bế bé hoặc cho bé ngồi với tư thế phần đầu cao hơn phần thân, điều này giúp hạn chế trào ngược và sặc sữa. Đồng thời, mẹ cầm bình sữa hoặc cho bé cầm bình hơi nghiêng 1 chút khoảng 45 – 60 độ để sữa chảy từ từ với tốc độ bú không làm bé sặc.
- Thời điểm: Mẹ hoặc người chăm sóc bé cần nhớ thời điểm con cần bú sữa trong ngày, không đợi con đói mới cho ti vì lúc này bé có phản xạ bú nhanh hơn, dễ bị sặc hơn.
- Số lần bú sữa: Nếu bé chưa quen với việc bú bình, mẹ chỉ nên cho con bú 1 – 2 lần trong tuần đầu. Sau khoảng 1 – 2 tuần, mẹ tăng dần lên 1 ngày/lần ở tuần tiếp theo. Nếu mẹ cố ép con bú bình khi con chưa sẵn sàng, bé không hợp tác dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, bé bị đói và quấy khóc.
- Vắt sữa mẹ vào bình cho bé bú: Nếu mẹ thay cả sữa mẹ bằng sữa công thức, thay bầu ti mẹ bằng bình sữa “ngoắt 180 độ” như vậy con sẽ bị lạ đó ạ. Tốt nhất mẹ nên vắt sữa cho vào bình để con tập bú bình trước. Sau khi con quen với việc ti bình, mẹ mới tập cho bé bú sữa công thức.
- Chọn núm ti thân thuộc như bầu sữa mẹ: Bỗng dưng phải bú bình bé sẽ bị “lạ” Lúc này núm ti mềm, dễ bú và quen thuộc như bầu sữa mẹ là giải pháp cứu cánh cho bé nhà mình.
Mẹ xem thêm: Hướng dẫn mẹ cho bé bú bình đúng cách để phát triển thể chất nhất
2.2. Hướng dẫn tập cho bé tự cầm bình sữa
Dưới đây là một số mẹo giúp bé nhà mình tự tin cầm bình ti hơn, mẹ lưu lại nhé!
- Cho bé tập cầm bình sữa không khi ti mẹ: Trong quá trình cho con ti, mẹ đưa vào tay bé 1 bình sữa không để bé làm quen dần với hình dạng, chất liệu.
- Cho bé tập cầm bình sữa với bình sữa nhỏ: Mẹ chọn bình sữa khoảng 120 – 150ml cho bé cầm trước, vì bình nhẹ giúp bé cầm dễ dàng hơn. Sau khi con đã quen, mẹ cho con ti bình có dung tích phù hợp với lượng ăn của con (khoảng 220 – 250ml) mẹ nhé!
Với những bé đã quen bú bình và tự cầm được bình sữa, mẹ cần chú ý quan sát con bú để kịp thời xử lý các vấn đề như sữa bị chảy quá nhiều, bình sữa bị đổ khiến bé sợ,… Ngoài ra để giúp con có những trải nghiệm bú sữa bình tuyệt vời hơn, mẹ ưu tiên chọn bình sữa chống sặc. Bình sữa này được thiết kế thêm ống dẫn khí từ núm ti xuống dưới đáy bình, giúp bé không nuốt phải bọt khí khi bú, giảm sặc sữa, đầy hơi rất hiệu quả đó ạ!
- Mẹ tham khảo: Bình sữa thuỷ tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy
3. Câu hỏi thường gặp khi tập bú bình cho bé
3.1. Trẻ mấy tháng có thể nằm bú bình?
Mẹ không nên cho bé nằm bú bình vì tiềm ẩn một số nguy cơ không tốt với sức khỏe của con như:
- Bé dễ bị sặc sữa: Khi nằm bú bình, bé thường có thói quen dốc bình sữa thẳng đứng, khiến dòng sữa trong bình chảy ra nhanh mà bé không bú kịp gây sặc sữa. Sặc sữa là nguyên nhân khiến nhiều bé mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Bé dễ bị khó thở, nghẹt thở: Mẹ vừa cho bé nằm vừa bú sữa, bé sẽ tưởng mẹ cho mình đi ngủ dẫn đến việc bé ngủ gật khi ti sữa. Tuy nhiên, lúc này sữa vẫn chảy ra vào miệng bé, cùng với núm ti ở trong khoang miệng của con làm bé khó thở. Nếu mẹ không chú ý và để tình trạng này xảy ra trên 30 phút, bé rất dễ gặp nguy cơ khó thở, nghẹt thở.
- Bé dễ gặp vấn đề răng miệng: Bé nằm bú bình xong và ngủ luôn mà chưa được uống 1 ngụm nước nhỏ hoặc vệ sinh miệng sẽ dẫn tới tình trạng nhiều cặn sữa trong miệng. Trong khi đó cặn sữa là miếng mồi béo bở để vi khuẩn, vi nấm gây sâu răng, nấm miệng,… đó mẹ ạ.
- Bé bị viêm tai giữa: Sữa bị sặc hoặc tràn vào tai, mũi của bé không được vệ sinh sạch lâu ngày sẽ gây viêm tai, viêm mũi.
- Rối loạn giấc ngủ: Bé nằm bú bình sau đó ngủ là thói quen xấu, vì khi cứ không được ngậm bình sữa con sẽ khó ngủ. Tuy nhiên bú bình hoặc ngậm bình sữa gây nhiều tác hại như đã kể trên nên mẹ chú ý không cho bé nằm bú ở tư thế này nhé!
3.2. Bé 6 tháng không tự cầm được bình sữa có sao không?
Nếu bé nhà mình 6 tháng mà không tự cầm được bình sữa mẹ cũng không cần lo lắng đâu ạ! Vì mỗi bé có sự phát triển khác nhau, có bé nhanh, bé chậm. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý và tập cho con cầm nắm những vật nhỏ hơn như đồ chơi, kẹo, bánh, bình sữa không,… để con làm quen dần mẹ nhé.
Trong trường hợp tới 10 tháng tuổi bé vẫn chưa tự cầm được bình sữa khoảng 200 mg, mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để kiểm tra khả năng vận động, sự phát triển cơ xương khớp của bé.
Như vậy, mỗi bé sẽ có dấu mốc tự cầm được bình sữa khác nhau. Trong trường hợp bé 6 tháng chưa biết tự cầm bình sữa mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, vì chỉ sau 1 vài tháng nữa, con sẽ quen dần với việc đó thôi! Nếu còn băn khoăn về trẻ mấy tháng tự cầm bình sữa, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng mẹ nhé!