Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ 2 tháng mọc răng – có đáng lo không, cần lưu ý những gì?

Trẻ 2 tháng mọc răng là dấu mốc có chút bất thường. Khi bé 2 tháng mọc răng, bé sẽ có một vài dấu hiệu sinh hoạt khó khăn. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể hoàn toàn yên tâm. Bố mẹ chỉ cần chú ý đến các dấu hiệu quá bất thường. Còn lại, hãy để cơ thể thông minh của bé tự động điều chỉnh. Tuy bé mọc răng sớm hơn so với thông thường, nhưng thường thì sẽ không có dấu hiệu nguy hiểm nào.

1. Trẻ mấy tháng tuổi bắt đầu mọc răng?

Thường thì trẻ từ 6-7 tháng tuổi bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên
Thường thì trẻ từ 6-7 tháng tuổi bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên

Thường thì trẻ từ 6-7 tháng tuổi bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Răng sữa mọc đầu tiên thường là 1 chiếc răng cửa hàm dưới. Sau 1-2 tháng (tháng thứ 7 hoặc thứ 8) thì chiếc răng cửa hàm dưới thứ 2 tiếp tục mọc ra. Trong giai đoạn từ 12 đến 30 tháng tiếp theo, các răng nanh và răng hàm sẽ tiếp tục nhú ra. Bộ răng với đầy đủ 20 chiếc của bé sẽ hoàn thành việc mọc từ 24 cho đến 36 tháng tuổi.

Như vậy, với những trẻ 2 tháng mọc răng, đây là một dấu hiệu không dễ bắt gặp. Chỉ cần mọc răng trước tháng thứ 6, bé đã được coi là có dấu hiệu mọc răng sớm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và bác sỹ đã khẳng định, bé 2 tháng mọc răng không phải là dấu hiệu quá lo lắng. Bố mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của các cơ sở thăm khám nếu cần thêm thông tin tư vấn.

2. Dấu hiệu bé 2 tháng mọc răng 

Trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào mọc răng cũng sẽ có những dấu hiệu bất thường trong sinh hoạt
Trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào mọc răng cũng sẽ có những dấu hiệu bất thường trong sinh hoạt

Trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào mọc răng cũng sẽ có những dấu hiệu bất thường trong sinh hoạt. Ngay cả những bé từ 6 đến 7 tháng tuổi mọc răng cũng giống như bé 2 tháng tuổi. Chỉ khác ở chỗ, bé 2 tháng tuổi còn khá nhỏ. Vậy nên khi xuất hiện những dấu hiệu của việc mọc răng, bé có thể cần nhiều thời gian để thích nghi hơn.

Trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào mọc răng cũng sẽ có những dấu hiệu bất thường trong sinh hoạt
Trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào mọc răng cũng sẽ có những dấu hiệu bất thường trong sinh hoạt

Những dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất ở bé 2 tháng mọc răng là:

  • Bé dễ cáu gắt, mệt mỏi, khó chịu, thậm chí thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên nhân
  • Nước dãi chảy nhiều: do bé bị đau lợi nên khó nuốt nước bọt, hoặc bị vướng không nuốt được.
  • Bé thường xuyên nghiến lợi hoặc gặm ngón tay
  • Bé bị tiêu chảy phân lỏng hoặc các dấu hiệu khác của việc bị rối loạn tiêu hóa
  • Bé bị sốt nhẹ
  • Lợi (nướu) của bé có dấu hiệu tấy đỏ, sưng nhẹ
  • Lượng sữa bé bú hàng ngày giảm đi đáng kể
  • Cân nặng của bé bị sụt đi, chững cân, không tăng cân

Các dấu hiệu này có thể xuất hiện từ 3 đến 5 ngày trước khi trẻ 2 tháng mọc răng. Tuy nhiên, chúng cũng dễ dàng biến mất sau khi xuất hiện từ 3 đến 7 ngày. 

3. Trẻ 2 tháng mọc răng có nguy hiểm không?

Thời điểm mọc răng ở trẻ mới sinh không hề mang tính cố định
Thời điểm mọc răng ở trẻ mới sinh không hề mang tính cố định

Góc của mẹ hoàn toàn có thể hiểu được những nỗi lo lắng của bố mẹ khi con có bất kỳ dấu hiệu không bình thường. Nhiều bố mẹ sốt sắng khi thấy con sưng lợi, nứt lợi hay nhú răng. Đa phần mẹ sẽ nghĩ con mình đang gặp vấn đề gì đó trái với sự phát triển tự nhiên. Thậm chí có mẹ còn hoảng sợ. Nhanh chóng đưa trẻ 2 tháng mọc răng đi viện hoặc “cầu cứu” trên các diễn đàn là tình trạng chung của những trường hợp này.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia và bác sỹ kinh nghiệm, bé 2 tháng mọc răng không hề đáng lo. Đây là những dấu hiệu phát triển rất bình thường. Nó không hề gây nguy hiểm cũng như ảnh hưởng tới quá trình lớn lên của trẻ. Thời điểm mọc răng ở trẻ mới sinh không hề mang tính cố định. Chỉ đơn giản là tỷ lệ mọc răng ở trẻ 6 đến 7 tháng tuổi cao hơn mà thôi. Có trường hợp bé mới sinh đã mọc răng. Hay có bé vừa sinh xong đã có sẵn 2 chiếc răng. Ngược lại, trẻ hơn 1 tuổi mới mọc răng không hề hiếm gặp.

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc mọc răng ở trẻ 2 tháng tuổi

Trẻ 2 tháng mọc răng có thể do gen di truyền
Trẻ 2 tháng mọc răng có thể do gen di truyền
  • Yếu tố di truyền: Trẻ 2 tháng mọc răng có thể do gen di truyền. Nếu ông bà hay bố mẹ bé đã từng mọc răng sớm, không loại trừ khả năng bé cũng gặp tình trạng tương tự.
  • Yếu tố dinh dưỡng: đây là một yếu tố quan trọng, có sự ảnh hưởng lớn tới thời gian bé mọc răng. Nếu như bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bé sẽ mọc răng đúng thời điểm hoặc sớm hơn bình thường.
  • Vitamin D và Canxi: nếu trẻ bị thiếu 2 dưỡng chất này, răng sẽ mọc chậm hơn. 

Xem thêm:

Trẻ mọc răng sớm có bất bình thường hay không?

Tại sao trẻ 8 tháng chưa mọc răng và có ảnh hưởng gì khi trẻ lớn?

5. Mẹ cần làm gì khi trẻ 2 tháng mọc răng?

Vệ sinh răng miệng và lợi cho trẻ
Vệ sinh răng miệng và lợi cho trẻ
  • Cho bé ngậm vật mềm: ti giả, vòng mọc răng,… để hạn chế tình trạng rớt dãi hoặc ngứa lợi.
  • Khi bé bị sốt nhẹ do mọc răng: Lau người bé bằng nước ấm, dùng khăn ấm đắp trán, nách, vùng bẹn,…
  • Cho bé 2 tháng mọc răng nằm ở phòng thông thoáng, kín gió, mặc quần áo thoải mái và dễ chịu.
  • Cho bé bú nhiều hơn để bù nước, tránh tình trạng mất nước.
  • Vệ sinh răng miệng và lợi cho trẻ.
  • Nếu bé sốt cao trên 38,5 độ C mà chườm ấm không giảm, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt. 

Với những hướng dẫn bên trên, mẹ đã có thể nhận ra việc trẻ 2 tháng tuổi mọc răng không còn quá lo ngại. Khi thấy bé mọc răng sớm, mẹ chỉ cần quan tâm và chú ý tới các dấu hiệu. Khi răng đã nhú ra và mọc đều, bé sẽ hết khó chịu và trở lại trạng thái bình thường.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/parenting/when-do-babies-start-teething

https://www.verywellfamily.com/babys-first-tooth-2634450

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/how-your-babys-teeth-develop

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ 2 tháng mọc răng – có đáng lo không, cần lưu ý những gì?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0