Cá thác lác là loại thức ăn khá quen thuộc trong các bữa ăn của người Nam Bộ. Đặc biệt, tuy có khí hậu nhiệt đới điển hình, nhưng người Nam Bộ khá thích ăn lẩu. Cách nấu lẩu cá thác lác của người miền Nam thường là với khổ qua. Lẩu các thác lác khổ qua rất thanh ngọt và dai ngon, hấp dẫn. Nấu lẩu như thế nào, lẩu cá thác lác ăn với rau gì,… Tất cả đều sẽ được giải đáp qua bài viết hướng dẫn sau đây.
Mục lục
1. Nguyên liệu nấu lẩu cá thác lác khổ qua
- Cá thác lác: nguyên liệu không thể thiếu trong cách nấu lẩu cá thác lác.Tùy theo số lượng người ăn mà mẹ có thể cân đối số lượng cá. Trung bình, một bữa ăn cho bố mẹ và bé cần khoảng 800gr thịt cá.
- Xương heo: đây là thành phần được sử dụng để ninh nước dùng, làm nước lẩu ngọt thanh hơn. Mẹ hãy mua sẵn 500g xương heo nhé.
- Khổ qua: ở miền Bắc gọi là mướp đắng. 2 trái khổ qua là vừa đủ cho một nồi lẩu ngon chuẩn vị.
- Lẩu cá thác lác ăn với rau gì là hợp nhất? Rau mồng tơi là câu trả lời. Cách nấu lẩu cá thác lác đúng kiểu Nam Bộ luôn cần có rau mồng tơi. Khoảng 400g rau mồng tơi sẽ cần đến để nhúng lẩu.
- Củ cải trắng: 1 củ.
- Hành tím: 5 củ hành tím.
- 1 củ tỏi.
- Ngò rí: khoảng 1/2 mớ rau.
- Hành lá: lẩu cá thác lác khổ qua không cần nhiều hành lá. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 2 nhánh hành.
- Bột ớt: 1/2 muỗng cà phê bột ớt sẽ làm hương vị của nồi lẩu dậy mùi hơn.
- Sa tế: 1 muỗng lớn. Mẹ nên chọn loại sa tế chua ngọt để nước lẩu không quá cay.
- Dầu ăn: 1 muỗng canh.
- Nước mắm: 2 thìa lớn.
- Các loại gia vị khác: đường, muối, hạt nêm, hạt tiêu, bột ngọt.
2. Mẹo chọn mua nguyên liệu để có nồi lẩu ngon nhất
2.1. Mẹ nên chọn cá thác lác như thế nào?
Cách nấu lẩu cá thác lác ngon nhất là nấu với cá đồng. Giống cá thác lác sống ở tự nhiên sẽ cho ra chất thịt tươi ngon nhất. Đồng thời, thịt cá đồng cũng dai hơn rất nhiều. Mẹ có thể chọn mua cá sống ở ngoài chợ về để tự làm. Nếu mẹ muốn tiết kiệm thời gian, cá thác lác xay sẵn cũng được bán rất nhiều.
Với cá tươi sống, mẹ nên chọn những con có lớp vảy bóng sáng, mắt trong. Thân cá phải dày và còn cứng để làm sạch, lọc xương và nạo thịt. Khi mua cá xay sẵn, mẹ phải để ý phần cá xay phải hồng và sáng màu. Cá xay sẵn không được có màu xỉn hay tái xanh, không có mùi hôi tanh. Lẩu cá thác lác khổ qua quan trọng nhất là nguyên liệu cá.
Xem thêm:
Cách Xào Mực: Mách mẹ 3 cách khiến bé “mê như điếu đổ”
Cách kho cá nục đậm đà cực ngon và dễ làm cho mẹ
2.2. Khổ qua tươi ngon có dễ chọn không?
Nếu mẹ để ý tới những đặc điểm sau có trên quả, thì việc chọn khổ qua ngon không khó. Những trái khổ qua có hình thuôn dài, kích thước vừa phải và đặc biệt là còn cuống thì nên được chọn. Về màu sắc, quả có màu xanh tươi, da căng bóng, vỏ có nhiều gân nhỏ và gai nở sẽ ít khi bị đắng. Mẹ không nên tham chọn những quả bị phình to và màu xanh đậm. Đây là những quả đã bị tiêm thuốc kích thích. Cách nấu lẩu cá thác lác ngon nhất là khi chọn được cá và khổ qua tươi ngon.
3. Cách nấu lẩu cá thác lác yêu cầu sự tỉ mỉ ở bước sơ chế nguyên liệu
3.1. Sơ chế cá thác lác đúng cách
Đặc điểm của thịt cá thác lác là độ dai. Nếu mẹ sơ chế cá khi còn tươi sẽ rất mất thời gian. Việc lọc thịt cá khi cá còn tươi là điều không hề dễ dàng. Do đó, tốt nhất là mẹ nên cho cá vào ngăn đông hoặc để bên ngoài 4 tiếng cho cá ươn hơi mềm. Lúc này, mẹ bắt đầu các bước đánh vẩy, rửa cá và mổ vứt bỏ nội tạng. Lẩu cá thác lác khổ qua cần phải đảm bảo được tiêu chí dễ ăn cũng như giàu dinh dưỡng.
Bước tiếp theo, mẹ lấy một con dao sắc để lóc thịt. Sau đó, mẹ cần một chiếc muỗng để nạo thịt cá ra khỏi khung xương. Mẹ nên chuẩn bị sẵn một chiếc tô sạch để cho thịt cá nào. Đặc biệt, sau khi nạo thịt xong, mẹ cần phải lọc tiếp để đảm bảo xương không còn lẫn vào. Cách nấu lẩu cá thác lác phức tạp ở chính bước lọc xương cá này.
3.2. Các nguyên liệu khác sơ chế như thế nào?
- Xương heo: ngâm với nước muối loãng để khử mùi hôi trong khoảng 10 phút. Cuối cùng rửa lại với nước sạch và để ráo.
- Khổ qua: cắt bỏ 2 đầu và cuống rồi rửa sạch. Tiếp theo, mẹ nạo hết phần ruột và cắt khổ qua thành những lát nhỏ.
- Cách nấu lẩu cá thác lác không thể thiếu rau mồng tơi. Rau mồng tơi nhặt bỏ những lá bị sâu và héo. Sau đó, mẹ rửa rau như bình thường.
- Củ cải trắng: nạo vỏ, rửa với nước, thái khúc nhỏ.
- Hành ngò: ngâm nước rửa sạch, cắt nhỏ.
- Tỏi và hành tím: rửa sạch sau đó băm nhuyễn.
3.3. Ướp cá và xương heo để tạo hương vị chuẩn nhất
Cách nấu lẩu cá thác lác có chút khác biệt so với các món lẩu cá khác. Đầu tiên, mẹ cho thịt cá đã nạo vào cối với hành tím băm, bôt ngọt (1 muỗng), hạt nêm (1 muỗng nhỏ), muối, đường, ớt bột (một ít), hạt tiêu. Trộn hỗn hợp này thật đều tay. Tiếp theo, mẹ cần một chiếc chày để giã hỗn hợp. Đến khi giã nặng tay, thấy cá đã dính dẻo là hoàn thành. Để ướp xương heo, mẹ cho hạt nêm, đường, muối, mì chính, hạt tiêu ướp tối đa 20 phút.
Xem thêm:
Cách xào rau muống đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu
4. Hoàn thành nồi lẩu cá thác lác khổ qua
Mẹ đổ chút dầu ăn vào nồi và phi thơm vàng hành tỏi. Tiếp theo, mẹ bỏ xương heo đã ướp vào nồi xào cùng cho săn thịt. Sau đó, tiếp tục bỏ thêm củ cải trắng và 3 lít nước vào hầm trong 20 phút. Sau khi hầm nước dùng, mẹ cho thêm sa tế, muối, nước mắm, đường, hạt tiêu, hạt nêm để hoàn thành bước cuối cùng trong cách nấu lẩu cá thác lác. Ăn tới đâu, mẹ mới bỏ viên cá thác lác và khổ qua vào tới đó.
Thịt cá thác lác dai dai, kèm nước lẩu ngọt thanh và có chút đắng dịu nhẹ rất phù hợp cho nhiều khẩu vị khác nhau. Dễ mua nguyên liệu, dễ chế biến và rất ngon khi thưởng thức, cách nấu lẩu cá thác lác sẽ được rất nhiều mẹ ghi nhớ để chuẩn bị cho bữa ăn của gia đình.
Nguồn tham khảo:
https://canghaisan.com/cach-che-bien-ca-thac-lac-dung-cach-nhung-mon-an-ngon-tu-ca-thac-lac/
https://www.dienmayxanh.com/vao-bep/ca-thac-lac-co-may-loai-cach-chon-mua-ca-thac-lac-ngon-bao-10232