Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bầu 5 tháng em bé đạp nhiều có sao không? Mẹ đau quặn đọc ngay!

Bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, em bé trong bụng bỗng nhiên đạp nhiều hơn bình thường, đôi khi làm mẹ đau quặn, gây bất tiện trong sinh hoạt. Mẹ lo lắng không biết bầu 5 tháng em bé đạp nhiều có sao không? Liệu bé yêu có đang gặp về gì không? Mẹ dõi theo bài bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc và hiểu rõ từng cử động của con nhé!

Bầu 5 tháng em bé đạp nhiều có sao không
Bầu 5 tháng em bé đạp nhiều có sao không?

1. Bầu 5 tháng em bé đạp nhiều có sao không?

Bé đạp nhiều trong tháng thứ 5 của thai kỳ là điều hoàn toàn bình thường mẹ nhé! Đây chỉ là 1 hiện tượng sinh lý báo hiệu cho mẹ biết bé yêu vẫn đang phát triển khoẻ mạnh.

Mẹ có biết, thật ra bé yêu đã bắt đầu cử động vào khoảng tuần thứ 15 – 16 của thai kỳ, tuy nhiên những chuyển động này còn quá nhẹ nên mẹ khó có thể cảm nhận được đó ạ! Đến tháng thứ 5, bé phát triển gần như đầy đủ các bộ phận và cứng cáp hơn nên mẹ cảm nhận từng cử động của bé cũng rõ ràng hơn. Lúc này, hầu hết chuyển động của thai nhi như đá, đấm, đạp chân tay,… sẽ giúp hoàn thiện chức năng phổi và phát triển hệ cơ – xương cho của bé yêu mẹ ạ.

Bầu 5 tháng em bé đạp nhiều
Những chuyển động ban đầu của thai nhi rất nhẹ nên mẹ khó cảm nhận được rõ ràng

Nhưng ngay cả khi mẹ thấy bé đạp nhiều hơn dù chưa được 5 tháng tuổi hay có muộn hơn một chút, mẹ cũng không cần lo lắng vì tần suất hay lực đạp của mỗi bé là khác nhau. Hoặc cũng phụ thuộc vào độ dày mỏng của da bụng mẹ (những mẹ có da bụng mỏng sẽ cảm nhận dễ hơn), vị trí bánh rau bám (rau bám mặt trước sẽ cản lực tác dụng của bé lên tử cung nên khó cảm nhận hơn).

Bé đạp nhiều có sao không?
Mỗi bé có tần suất và lực đạp khác nhau

Hầu hết các trường hợp bé 5 tháng đạp nhiều là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, có một vài trường hợp bé đạp nhiều bất thường kèm triệu chứng sau báo hiệu tình huống nguy hiểm, mẹ nên chú ý:

  • Tần suất đạp quá dày: Bé đạp hơn thường ngày nhiều lần và liên tục, nhiều hơn 5 – 6 lần/giờ. Mẹ nên đi khám hay nhờ bác sĩ tư vấn ngay bởi có thể bé đang gặp một vấn đề gì đó, nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm. 
  • Mẹ bầu căng thẳng và stress kéo dài: Khi mẹ lo lắng, căng thẳng kéo dài kích thích cơ thể sản sinh hormone Cortisol tác động khiến bé stress và đạp nhiều bất thường (trên 15 – 20 lần/giờ). Trong trường hợp này mẹ nên thả lỏng, dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Bé cũng sẽ cảm thấy thoải mái và không đạp nhiều nữa.Tuy nhiên nếu tần suất đạp của bé không giảm, mẹ cần đi khám sớm để biết bé yêu đạp nhiều vì sao mẹ nhé.
  • Mẹ xuất hiện nhiều cơn đau quặn bụng: Những cơn đau quặn cứng cả vùng bụng có thể là dấu hiệu của cơn gò tử cung khá nguy hiểm nhưng thường bị nhầm lẫn với cơn đạp của bé (chỉ đau tập trung vào 1 vùng cố định). Mẹ cần chú ý theo dõi cơ thể để phát hiện và thăm khám bác sĩ kịp thời nhé!
Mẹ nên kiểm tra thai kỳ thường xuyên
Mẹ cần đi khám ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường

2. Thời điểm thai 5 tháng đạp nhiều

Mẹ có để ý không? Thai nhi 5 tháng tuổi sẽ tích cực đạp và chuyển động nhiều khi:

1 – Khi mẹ vừa ăn no: Khi mẹ vừa ăn no xong, bé yêu được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, tràn đầy năng lượng và trở nên “hiếu động” hơn, quẫy đạp mạnh mẽ hơn đó ạ!

Thời điểm thai 5 tháng đạp nhiều
Bé hoạt động nhiều hơn sau khi được chuyền năng lượng từ mẹ

2 – Trong môi trường có âm thanh quá lớn: Em bé 5 tháng đã có thể cảm nhận được âm thanh. Những tiếng động mạnh với tần suất lớn tác động làm bé giật mình và thể hiện bằng những cú đạp, cựa mình như để báo hiệu với mẹ.

3 – Lúc mẹ nằm nghỉ ngơi, nhất là ban đêm: Ban ngày, việc mẹ đi lại và sinh hoạt tạo cho bé cảm giác được đu đưa ru ngủ nên bé sẽ ít chuyển động hơn. Tới ban đêm, sau một ngày dài nghỉ ngơi, bé yêu thức giấc nhiều hơn và thoả thích quẫy đạp để hoàn thiện chức năng đó ạ!

4 – Khi mẹ nằm ở tư thế nghiêng bên trái: Mẹ có biết vì sao các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ nên nằm nghiêng bên trái và hạn chế nằm ngửa hoặc nghiêng phải ở tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 không. Vì tư thế nằm nghiêng sang trái giúp hạn chế tối đa chèn ép tử cung vào tĩnh mạch chủ dưới, tăng lưu lượng máu và nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Do đó, bé yêu hào hứng, tràn đầy năng lượng để chuyển động mạnh mẽ.

Mẹ nằm nghiêng tốt cho thai nhi
Mẹ nằm nghiêng trái giúp bé được cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn

5 – Bé nấc cụt: Còn một trải nghiệm thú vị nữa mà mẹ bầu nào chắc cũng từng trải qua,  đôi khi còn khiến mẹ nhầm lẫn với thai máy chính là việc bé bị nấc cụt. Mẹ sẽ cảm thấy từng tiếng giật đều, liên tục trong bụng (cũng giống từng nhịp nấc của mẹ). Đây cũng chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường xuất hiện ở hầu hết các bé 5 tháng, mẹ không cần lo lắng đâu ạ!

Bé đạp mạnh
Có lúc mẹ bỗng giật mình vì cú đạp mạnh của bé.

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Thai 5 tháng đạp nhiều báo hiệu bé yêu đang khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu bé đang đạp nhiều bỗng nhiên tần suất đạp giảm dần đáng kể (trung bình ít hơn 2 – 3 lần/giờ) hoặc biến mất hẳn quá 3 – 4 giờ, mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và tư vấn để tránh các tình huống xấu ảnh hưởng đến thai nhi nhé!

3. Chia sẻ kinh nghiệm em bé đạp nhiều của các mẹ bầu

Do quá trình phát triển ở mỗi bé là khác nhau nên không thể so sánh chính xác độ đạp giữa các bé đâu ạ! Tuy nhiên đa phần các bé đều đạp khá khỏe, mẹ bầu tham khảo chia sẻ kinh nghiệm của các mẹ để yên tâm hơn nhé:

Mẹ chia sẻ kinh nghiệm em bé đạp nhiều Mẹ chia sẻ kinh nghiệm em bé đạp nhiều Mẹ chia sẻ kinh nghiệm em bé đạp nhiều Mẹ chia sẻ kinh nghiệm em bé đạp nhiều Mẹ chia sẻ kinh nghiệm em bé đạp nhiều Mẹ chia sẻ kinh nghiệm em bé đạp nhiều Mẹ chia sẻ kinh nghiệm em bé đạp nhiều Mẹ chia sẻ kinh nghiệm em bé đạp nhiều Mẹ chia sẻ kinh nghiệm em bé đạp nhiều Mẹ chia sẻ kinh nghiệm em bé đạp nhiều Mẹ chia sẻ kinh nghiệm em bé đạp nhiều

4. Lưu ý chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu 5 tháng

Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, mẹ bầu 5 tháng bỏ túi ngay các lưu ý chăm sóc sức khoẻ sau nhé:

1 – Có chế độ sinh hoạt khoa học: Mẹ nên ngủ nghỉ đúng giờ (ngủ đủ ít nhất 7 – 8 tiếng/ngày) và vận động nhẹ nhàng (bài tập yoga, đi bộ chậm,…). Điều này sẽ giúp cải thiện sức khoẻ, tinh thần của mẹ thoải mái tạo nên những hiệu ứng tích cực cho bé.

2 – Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Để bé phát triển toàn diện cả thể chất và trí não, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng đầy đủ các nhóm chất nhé! Ngoài ra, mẹ cần tránh dùng chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng,… để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cả mẹ và bé.

3 – Thực hành thai giáo: Mẹ biết không, thai giáo giúp kích thích sự phát triển tiềm năng về thể lực và trí tuệ của bé yêu ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ đó ạ! Việc làm này còn tăng gắn kết, yêu thương giữa bố mẹ và bé, mẹ nên thực hiện thường xuyên cho con nhé! Tham khảo ngay bài viết Thai giáo cho bé là gì? – 3 sai lầm khi học thai giáo để áp dụng thai giáo đúng cách, phát huy hiệu quả cao nhất và đặc biệt hạn chế được các sai lầm dễ mắc phải, mẹ nhé!

Thai giáo giúp kích thích tiềm năng của trẻ
Thai giáo giúp kích thích sự phát triển tiềm năng về thể lực và trí tuệ của bé yêu ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ

4 – Khám thai định kỳ: Mẹ ghi nhớ ngay 10 mốc khám thai quan trọng để nắm được sự phát triển của bé, phát hiện và tránh được các nguy cơ xảy ra các tình huống nguy hiểm nhé!

5 – Giữ tinh thần thoải mái, hạnh phúc: Năng lượng tích cực này cũng sẽ lan truyền sang bé và bé cũng sẽ vui vẻ giống mẹ. Vì vậy khi gặp bất kỳ vấn đề gì trong thai kỳ mẹ nên chia sẻ cùng bố và gia đình để được giúp đỡ, mẹ có thể nghe nhạc hoặc đọc sách cũng giúp cải thiện tâm trạng rất nhiều.

6 – Giữ gìn vệ sinh cơ thể, chăm sóc vùng kín: Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, khả năng tự bảo vệ của âm đạo bị suy yếu, nhạy cảm hơn và rất dễ viêm nhiễm. Nếu sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc sữa tắm thông thường để vệ sinh, vùng kín của mẹ rất dễ bị khô rát, viêm nhiễm bởi chất tạo bọt SLS – SLES; chất bảo quản chứa Paraben, MIT; chất tạo mùi hay tạo màu,… 

Chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng dung dịch vệ sinh Mamamy, với thành phần thiên thiên, vừa làm sạch dịu nhẹ, vừa sạch khuẩn và cân bằng độ pH tự nhiên, giúp vùng kín của mẹ bầu khỏe mạnh. Vì sức khỏe vùng kín của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng mẹ nhé!

Dung dịch vệ sinh vùng kín Mamamy
Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh Mamamy

Chắc hẳn những chia sẻ hữu ích trong bài viết đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bầu 5 tháng em bé đạp nhiều có sao không rồi. Thai nhi 5 tháng đạp mạnh báo hiệu bé đang khỏe mạnh và phát triển tốt, tuy nhiên mẹ cũng nên chú ý theo dõi cơ thể để phát hiện các triệu chứng bất thường ở trên, sau đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình huống nguy hiểm đến sức khoẻ cả 2 mẹ con nhé! Ngoài ra, nếu mẹ còn bất kỳ băn khoăn hay chia sẻ nào, mẹ đừng ngần ngại để lại ở bình luận, Góc của mẹ luôn đồng hành cùng mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bầu 5 tháng em bé đạp nhiều có sao không? Mẹ đau quặn đọc ngay!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Giải đáp: Kỹ thuật IVF là gì? Lưu ý khi mẹ thực hiện IVF
Giải đáp: Kỹ thuật IVF là gì? Lưu ý khi mẹ thực hiện IVF
Kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1997, thụ tinh trong ống nghiệm đã góp phần mang đến niềm vui được làm cha mẹ cho rất nhiều gia đình hiếm muộn. Vậy cụ thể phương pháp IVF là gì? Quy trình thực hiện kỹ thuật này như thế nào? Cùng Góc của […]
Mách mẹ vai trò của vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu
Mách mẹ vai trò của vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu
Với mong muốn thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất, mẹ luôn chú trọng đến việc bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ. Vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu là một trong những vấn đề mà mẹ quan tâm? Vậy lợi ích và thành phần của vitamin tổng hợp là […]
Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Không mẹ nhé
Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Không mẹ nhé
Trong số các phương pháp sàng lọc, xét nghiệm NIPT (Non-invasive Prenatal Testing) ngày càng được nhiều bà mẹ lựa chọn nhờ những ưu điểm vượt trội của nó. Và xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không là thắc mắc của nhiều mẹ thời gian qua, ở bài này, Góc của mẹ sẽ giải […]
Mẹ bầu 12 tuần làm NIPT được không? Nên làm mẹ nhé!
Mẹ bầu 12 tuần làm NIPT được không? Nên làm mẹ nhé!
Thực hiện sàng lọc thai nhi ở mốc 12 tuần rất quan trọng. Điều này sẽ giúp mẹ sớm nắm được tình hình sức khỏe của con. Từ đó đưa ra các hướng can thiệp sớm nếu thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vậy mẹ bầu 12 tuần làm […]
Xét nghiệm NIPT là gì? Ưu điểm của phương pháp sàng lọc NIPT
Xét nghiệm NIPT là gì? Ưu điểm của phương pháp sàng lọc NIPT
Dị tật thai nhi là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Đó là lý do vì sao, ngày càng nhiều mẹ bầu lựa chọn sàng lọc trước sinh để biết rõ sự phát triển của em bé. Trong đó xét nghiệm NIPT đang được đánh giá là phương pháp […]
Bầu 3 tháng đầu ăn mắm tôm được không? Ăn được nhưng hạn chế
Bầu 3 tháng đầu ăn mắm tôm được không? Ăn được nhưng hạn chế
Mắm tôm là một trong những gia vị quen thuộc trong nền ẩm thực Việt Nam, tuy nhiên, việc Bầu 3 tháng đầu ăn mắm tôm được không vẫn gây nhiều tranh cãi. Trong bài viết này, Góc của mẹ sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này, đồng thời đưa ra một số lưu […]
Giỏ hàng 0