Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

LÀM HỘ CHIẾU CHO TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LƯU Ý

Ngày nay, việc làm hộ chiếu cho trẻ em để đi du lịch vô cùng phổ biển. Tuy nhiên, phụ huynh nên nắm được những điều cơ bản sau trong việc làm hộ chiếu cho con.

1. Có mấy loại hộ chiếu cho trẻ em?

Trẻ không phân biết độ tuổi đều được cấp hộ chiếu. Hộ chiếu cho trẻ em có thể được cấp cùng với hộ chiếu của cha mẹ, người đỡ đầu hoặc được cấp riêng cho bé. Hộ chiếu cấp cho trẻ em có thời hạn là 5 năm theo quy định.

Hộ chiếu cho trẻ em là loại hộ chiếu dành cho công dân không quá 14 tuổi. Và được chia thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0-9 tuổi: Có thể làm hộ chiếu ghép chung với cha mẹ (người đỡ đầu, người giám hộ,…) hoặc làm hộ chiếu riêng đều được.
  • Giai đoạn 10 – dưới 14 tuổi: Chỉ được làm hộ chiếu riêng.
Hộ chiếu cấp cho trẻ em có thời hạn là 5 năm theo quy định
Hộ chiếu cấp cho trẻ em có thời hạn là 5 năm theo quy định

2. Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em

2.1. Làm hộ chiếu riêng cho trẻ em từ 0 đến 14 tuổi

Bước 1: Điền tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em

  • Tải mẫu tờ khai hộ chiếu trẻ em.
  • Người giám hộ hoặc cha (mẹ) điền đầy đủ thông tin của trẻ làm hộ chiếu vào tờ khai. Tờ khai sẽ do cha, mẹ hoặc người giám hộ (có giấy tờ chứng minh là cha, mẹ nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp) khai và ký thay. Trong trường hợp bé không còn cha, mẹ ruột.
  • Dán ảnh thẻ 4×6 cm của trẻ vào ô chỉ định trên tờ khai.

Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an

  • Xin xác nhận tại Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú vào tờ khai.
  • Đóng dấu giáp lai ảnh.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ làm hộ chiếu trẻ em

Tờ khai sẽ do cha, mẹ hoặc người giám hộ (có giấy tờ chứng minh là cha, mẹ nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp) khai và ký thay
Tờ khai sẽ do cha, mẹ hoặc người giám hộ khai và ký thay
  • Điền đầy đủ, dán ảnh và xin xác nhận tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em ở trên.
  • Bản chụp hoặc 01 bản sao có chứng thực giấy khai sinh. Nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
  • Hai tấm ảnh cỡ 4cm x 6cm.
  • Mang sổ hộ khẩu bản chứng thực hoặc gốc. Nếu hộ khẩu ngoại tỉnh thì cần phải có sổ tạm trú.
  • CMND/ thẻ căn cước công dân của cha hoặc mẹ (người đi nộp).

Bước 4: Nộp hồ sơ làm hộ chiếu

  • Nộp tại phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh/ thành phố nộp hồ sơ.
  • Thời gian làm hộ chiếu trẻ em khoảng 8 ngày làm việc.
  • Lệ phí: 200.000 đồng.

Bước 5: Tiếp nhận hộ chiếu

  • Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh sẽ cấp hộ chiếu sau khi đã hoàn thành các bước trên.
  • Người xin cấp hộ chiếu trẻ em hay hộ chiếu người lớn có thể nhận hộ chiếu qua hình thức dịch vụ chuyển phát nhanh đến tận địa chỉ (Tùy vào mỗi địa phương).
Người xin cấp hộ chiếu trẻ em hay hộ chiếu người lớn có thể nhận hộ chiếu qua hình thức dịch vụ chuyển phát nhanh đến tận địa chỉ
Người xin cấp hộ chiếu trẻ em hay người lớn có thể nhận hộ chiếu qua hình thức chuyển phát nhanh 

2.2. Làm hộ chiếu cho trẻ em chung hộ chiếu của cha/mẹ

Bước 1: Điền đầy đủ thông tin tờ khai xin cấp hộ chiếu

  • Tải mẫu tờ khai làm hộ chiếu X01.
  • Cha, mẹ điền đầy đủ thông tin của mình và con. Sau đó ký, ghi rõ họ tên.
  • Chuẩn bị 01 ảnh của con kích thước 3x4cm, 01 ảnh cha, mẹ kích thước 4x6cm (khi chụp đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, phông nền trắng, ảnh chụp không quá 03 tháng) dán vào tờ khai.

Bước 2: Xin xác nhận của cơ quan công an

Xin xác nhận vào tờ khai hộ chiếu trên tại Công an Phường/ Xã nơi thường trú hoặc tạm trú (hộ khẩu ngoại tỉnh).

Lưu ý: Phải có dấu giáp lai trên ảnh của bé.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ làm hộ chiếu cho bé

  • Tờ khai xin cấp hộ chiếu ở trên đã chuẩn bị.
  • 01 bản sao Giấy khai sinh kèm bản chính để đối chiếu.
  • 02 ảnh hộ chiếu của cha, mẹ cỡ 4x6cm. 02 ảnh hộ chiếu cho trẻ cỡ 3×4 (Đầu để trần, không đeo kính màu, mặt nhìn thẳng, phông nền trắng, chụp không quá 03 tháng).
  • CMND/ thẻ căn cước công dân còn hạn của cha hoặc mẹ (người ghép chung hộ chiếu).

Bước 4: Nộp hồ sơ làm hộ chiếu ghép chung

Làm hộ chiếu cho trẻ em chung hộ chiếu của cha/mẹ
Làm hộ chiếu cho trẻ em chung hộ chiếu của cha/mẹ
  • Nộp hồ sơ tại phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh/ thành phố.
  • Thời gian làm hộ chiếu cha, mẹ kèm theo trẻ em thường là 8 ngày làm việc.
  • Lệ phí làm hộ chiếu: 250.000 VNĐ.
  • Sau khi nộp hồ sơ bạn sẽ nhận được biên lai và giấy hẹn ngày lên nhận hộ chiếu. Có thể đăng ký dịch vụ chuyển phát nhanh nhận tại nhà. Với mức phí dao động từ 9.000 – 30.000 VNĐ tùy thuộc tỉnh thành.

2.3. Một số lưu ý khi làm hộ chiếu cho trẻ em

1 – Không cần có mặt bé trong quá trình làm hộ chiếu

Trẻ em không cần phải có mặt khi làm hộ chiếu. Khi đó cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ khai và ký vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông là được.

2 – Hộ chiếu cho trẻ có thời hạn sử dụng ngắn hơn và không được gia hạn

Hộ chiếu trẻ em có thời hạn không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Hộ chiếu phổ thông dành cho người trên 14 tuổi có thời hạn 10 năm. Và được cấp lại khi hộ chiếu còn hạn (điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 94/2015/NĐ-CP).

Hộ chiếu phổ thông dành cho người trên 14 tuổi có thời hạn 10 năm
Hộ chiếu phổ thông dành cho người trên 14 tuổi có thời hạn 10 năm

3 – Hộ chiếu cho trẻ không được làm online

Hiện nay, có nhiều tỉnh, thành đã triển khai thủ tục làm hộ chiếu online. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng đối với người trên 14 tuổi. Và đề nghị cấp chung hộ chiếu với con dưới 9 tuổi.

Còn trẻ em dưới 14 tuổi cấp riêng hộ chiếu sẽ không được thực hiện online.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “LÀM HỘ CHIẾU CHO TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LƯU Ý”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Top biệt danh cho mẹ hay và ý nghĩa nhất 2022
Top biệt danh cho mẹ hay và ý nghĩa nhất 2022
Một biệt danh thật hay và đáng yêu không những giúp các thành viên trong gia đình trở nên gắn kết hơn mà còn giúp cho người được đặt cảm thấy mình thật đặc biệt. Vậy nên, nếu ba và con yêu đang muốn tìm một biệt danh cho mẹ thật ý nghĩa và độc […]
F0 khỏi bệnh được hỗ trợ gì? Những quyền lợi có thể được nhận khi là F0
F0 khỏi bệnh được hỗ trợ gì? Những quyền lợi có thể được nhận khi là F0
F0 khỏi bệnh được hỗ trợ gì có lẽ là một trong những câu hỏi mà bố mẹ quan tâm nhất trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Bởi đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe mà còn gây khó khăn về kinh tế cho gia đình và xã hội. […]
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc F0 sau khi xuất viện
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc F0 sau khi xuất viện
Hiện nay, một số F0 sau khi xuất viện còn có tư tưởng chủ quan, thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19. Từ đó, khiến những tác động của virus không được phát hiện và chữa trị kịp thời ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ mang đến những thông […]
Điện thoại cho trẻ em loại nào tốt? Có nên cho bé sử dụng điện thoại sớm?
Điện thoại cho trẻ em loại nào tốt? Có nên cho bé sử dụng điện thoại sớm?
Bên cạnh những lợi ích nổi bật, điện thoại cho trẻ em vẫn chứa những tác hại tiềm tàng. Vậy bố mẹ có nên cho phép bé sử dụng điện thoại không? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé! 1. Có nên cho trẻ em sử dụng điện thoại sớm? Trong thời kỳ công […]
F0 sau 7 ngày âm tính liệu đã an toàn hay chưa?
F0 sau 7 ngày âm tính liệu đã an toàn hay chưa?
Những người thân trong gia đình chẳng may bị F0, mẹ nóng lòng muốn biết  F0 sau 7 ngày âm tính thì sẽ như thế nào? Liệu sau 7 ngày âm tính đã thật sự an toàn hay chưa? Góc của mẹ sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc của mẹ trong bài viết […]
Các thông tin đầy đủ từ A tới Z cho F0 khỏi bệnh
Các thông tin đầy đủ từ A tới Z cho F0 khỏi bệnh
F0 khỏi bệnh là người có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR). Tuy nhiên, các vấn đề về hậu COVID-19 vẫn khiến bố mẹ lo lắng, băn khoăn. Bài viết này sẽ là lời giải đáp chi tiết và chuẩn […]
Giỏ hàng 0