Mẹ bỉm mới có bé lần đầu thường chưa có nhiều kinh nghiệm, không biết trẻ ngủ mấy tiếng một ngày, trẻ ngủ bao nhiêu tiếng là đủ, hay trẻ ngủ bao nhiêu tiếng một ngày. Bởi nếu con ngủ quá nhiều trong ngày, hoặc ngủ quá ít sẽ là biểu hiệu của một số bệnh lý, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Trước khi tìm cách khắc phục cho trẻ con ngủ bao nhiêu tiếng một ngày, mẹ xem lại thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi chuẩn khoa học để hiểu hơn về giấc ngủ của con. Từ đó, biết được vấn đề để điều chỉnh, cân đối giấc ngủ của bé, tạo tiền đề để hình thành thói quen ngủ lành mạnh nhé!
Mục lục
1. Thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi
Bé ngủ bao nhiêu tiếng một ngày sẽ khác nhau ở từng độ tuổi đó ạ, ví dụ lúc mới sinh bé cần ngủ rất nhiều, hầu như là cả ban ngày lẫn ban đêm. Bởi bé cưng cần ngủ để tiếp nhận và xử lý thông tin, đồng thời sản xuất hormone tăng trưởng cho sự phát triển của xương và cơ bắp. Bé càng lớn thì thời gian ngủ càng giảm, con dành thời gian để khám phá và học hỏi nhiều hơn.
Theo National Sleep Foundation (Mỹ), trẻ sơ sinh nên ngủ 14 – 17 giờ 1 ngày còn bé trên 1 tuổi thì nên ngủ từ 9 – 12 giờ 1 ngày. Tổng thời gian ngủ có xu hướng giảm dần vì khi lớn hơn, con sẽ dành nhiều thời gian thức để tìm hiểu thế giới xung quanh, một giấc ngủ cỡ 9 tiếng là đã đủ để con tái tạo năng lượng rồi mẹ ơi. Cụ thể, mẹ tham khảo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi này nhé!
Bảng thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi | |
Tháng tuổi | Thời gian ngủ/ngày |
1 – 4 tuần | 15 – 18 giờ/ngày |
1 – 4 tháng | 14 – 15 giờ/ngày |
4 tháng – 6 tuổi | 12 – 16 giờ/ngày |
6 tháng tuổi – 1 tuổi | 12 giờ/ngày |
1 – 2 tuổi | 11 – 14 giờ/ngày |
3 – 5 tuổi | 10 – 13 giờ/ngày |
6 – 13 tuổi | 9 – 11 giờ/ngày |
14 – 17 tuổi | 8 – 10 giờ/ngày |
Từ 18 tuổi | 7 – 9 giờ/ngày |
Nguồn: National Sleep Foundation (Tổ chức giấc ngủ Quốc tế)
2. Đặc điểm giấc ngủ của trẻ theo độ tuổi
Không chỉ thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi mà đặc điểm giấc ngủ của bé cưng ở từng độ tuổi cũng khác nhau đó mẹ. Theo từng giai đoạn phát triển mẹ có biết trẻ ngủ bao nhiêu tiếng là đủ để có đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Sau đây là đặc điểm giấc ngủ cụ thể ở mỗi độ tuổi của bé yêu, mẹ tham khảo nhé!
2.1. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi)
Thời gian ngủ của bé sơ sinh chiếm phần lớn trong ngày, cụ thể con cần được ngủ ít nhất 14 – 17 tiếng/ngày. Tuy nhiên, con không ngủ giấc dài mà thường tỉnh dậy sau 2 – 3 giờ để nạp năng lượng (uống sữa), sau đó mới ngủ tiếp. Ở độ tuổi này, con cũng chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng nên ngủ không theo chu kỳ mà ngủ cả ngày lẫn đêm. Đặc điểm giấc ngủ của bé ở độ tuổi này, mẹ tham khảo thêm bài viết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày để biết cụ thể hơn nhé.
2.2. Thời gian ngủ của trẻ 1 – 2 tuổi
Khi được 1 tuổi trở lên, bé sẽ ít ngủ vào ban ngày và dần hình thành được đồng hồ sinh học đúng chu kỳ ngày đêm. Bé ngủ một giấc dài khoảng 12 – 14 tiếng vào ban đêm, thêm một giấc ngủ ngắn tầm 30 phút vào buổi trưa là đủ. Vào buổi tối, bé cưng sẽ bắt đầu ngủ lúc 7 – 9 giờ tối, tỉnh dậy giữa đêm 1 – 2 lần để nạp sữa và bắt đầu ngày mới lúc 6 – 8 giờ sáng.
Ở độ tuổi này, con cũng tập tành đi lại, chạy nhảy nên bé cần ngủ thật sâu mỗi đêm để tràn đầy năng lượng vào buổi sáng. Mẹ nên cho bé ăn đủ bữa vào ban ngày và hạn chế gọi con dậy nửa đêm kẻo làm con mệt và ủ rũ mẹ nhé.
2.3. Thời gian ngủ của trẻ 3 – 5 tuổi
Thói quen ngủ của bé cưng sẽ được thể hiện rõ rệt hơn khi được từ 3 tuổi. Cụ thể, con yêu sẽ đi ngủ vào 8 – 9 giờ tối và đón bình minh lúc 7 – 8 giờ sáng, con ngủ trưa ít và đến 5 tuổi thì hầu như bé cưng sẽ không cần ngủ trưa nữa. Giấc ngủ đêm của bé ở giai đoạn này sẽ sâu hơn, con ít tỉnh giấc giữa đêm vì lượng thức ăn vào ban ngày đã đủ để con no suốt đêm, không cần thức dậy để nạp năng lượng nữa. Mỗi ngày, mẹ cần đảm bảo bé cưng ngủ ít nhất 10 – 12 tiếng, nếu ít hơn con số này sẽ dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chậm phát triển trí não ở bé đó ạ.
2.4. Thời gian ngủ của trẻ 6 – 13 tuổi
Bé cưng được 6 tuổi sẽ bắt đầu được đi học, làm quen với nhiều bạn, có các mối quan hệ xã hội rộng hơn vậy bé 6 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?. Con có xu hướng ngủ muộn hơn, thường 9 giờ tối con mới chìm vào giấc ngủ và tỉnh dậy lúc 7 – 9 giờ sáng hôm sau. Bởi con hoạt động nhiều hơn, ngủ ít hơn nên sẽ ăn nhiều, mẹ lưu ý nạp đủ dưỡng chất cho con và sắp xếp phòng ngủ thoải mái: thoáng đãng, chăn gối mềm mại, không có mùi hôi để con có giấc ngủ ngon nhất. Bé sẽ cần một giấc ngủ đêm dài ít nhất 9 – 12 tiếng mỗi ngày đó ạ.
2.5. Thời gian ngủ của trẻ 14 – 17 tuổi
Bé cưng đã đi học và quen với nhịp sống, cũng như đồng hồ sinh học của bản thân. Bé sẽ cần một giấc ngủ tầm 7 – 11 tiếng/ngày để tái tạo năng lượng, lấy lại sức khỏe cho các hoạt động của ngày mới. Vì đi học rồi nên bài vở đôi khi làm con stress, mẹ nên tăng cường các thực phẩm bổ não như cá hồi, bơ đậu phộng, yến mạch,… để con ngủ ngon, tránh bị rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển mẹ nhé.
2.6. Thời gian ngủ của trẻ từ 18 tuổi
Từ 18 tuổi là con đã dần trưởng thành và tự sắp xếp được lịch trình nghỉ ngơi phù hợp với bản thân, thường con sẽ ngủ tầm 7 – 9 tiếng/ngày, thậm chí ít hơn nếu vào mùa thi. Tuy nhiên, áp lực điểm số và học tập đôi khi khiến con thức đêm, khó ngủ, dẫn tới suy giảm trí nhớ. Lúc này, mẹ đừng quên dành thời gian lắng nghe con, khuyên nhủ và bổ sung nhiều dưỡng chất từ thực phẩm như magie, canxi, vitamin B6, chất xơ,… để con ăn ngon, ngủ ngon, tránh các tác hại xấu từ giấc ngủ kém chất lượng nhé.
3. 5 mẹo giúp con ngủ ngon, mẹ nhàn tênh
Ngoài quan tâm đến thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi, em bé ngủ bao nhiêu tiếng một ngày hay trẻ em cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày, mẹ có thể gặp các vấn đề như có nhiều hôm, bé cưng tự nhiên tỉnh giấc giữa đêm, quấy khóc, lăn qua lăn lại, không ngủ lại được. Bé sẽ mệt mỏi vào sáng hôm sau, rồi sinh ra cáu kỉnh, phá phách. Mẹ lưu lại 5 mẹo giúp con ngủ ngon dưới đây, đảm bảo bé ngủ sâu một giấc đến tận sáng, mẹ chăm bé nhàn tênh.
3.1. Kể chuyện cổ tích hoặc hát ru con ngủ
Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Yale – New York đã chứng minh rằng, những câu chuyện cổ tích trước khi ngủ sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh, giúp con ngủ ngon và tư duy tốt hơn, ngăn ngừa tật nói lắp, nói ngọng. Chuyện cổ tích, lời ru của mẹ cũng làm con thư giãn và cảm thấy an tâm, nhờ thế mà con ngủ sâu giấc hơn.
Mẹ nào có bé dưới 10 tuổi, trước khi con ngủ khoảng 30 – 40 phút, mẹ đặt con nằm cạnh mẹ rồi nhẹ nhàng kể chuyện cổ tích như bài học của gấu con, cáo cụt đuôi,… hoặc hát một bài hát ru cho con nghe. Giọng nói ấm áp của mẹ khiến con yên tâm và cảm thấy hạnh phúc, từ đó kích thích sản sinh melatonin, con dần chìm vào giấc ngủ. Khoảng 30 phút sau khi con ngủ, mẹ chỉnh cho con nằm đúng tư thế rồi rời đi, tránh tác động mạnh làm con giật mình mẹ nhé.
3.2. Tập cho bé đi ngủ đúng giờ
Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé, ngoài tìm hiểu thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi mẹ cũng nên tập cho bé đi ngủ đúng giờ để tạo thành những thói quen tốt hàng ngày. Bé sơ sinh không thể tự tạo cho mình một thói quen ngủ khoa học được, con thường ngủ bất cứ khi nào con muốn. Do đó, mẹ cần khéo léo tập cho bé đi ngủ đúng giờ để hình thành đồng hồ sinh học chuẩn, những ngày sau đó cứ đến giờ là con ngủ, giấc ngủ sẽ sâu hơn, ít khi tỉnh giấc vào nửa đêm hay sáng sớm tờ mờ.
Mẹ sử dụng nhạc chuông báo thức hoặc áp dụng một hoạt động nào đó trước giờ ngủ để con biết là, à, đã đến giờ đi ngủ nhé. Chẳng hạn, cứ mỗi 9 giờ tối, mẹ mở nhạc chuông báo thức, rồi nói với con là: “Đã đến giờ ngủ rồi, mau lên giường và đi ngủ thôi”.
Những ngày đầu con sẽ chưa nhận ra, mẹ chủ động bế con đặt lên giường, sau đó đắp chăn cho con và kể con nghe vài câu chuyện thú vị, vỗ nhẹ vào lưng theo nhịp để con ngủ ngon nhé. Tầm 5 – 7 ngày sau, con sẽ tự nhận thức được và đi ngủ đúng giờ đó ạ.
3.3. Tắt các thiết bị điện tử không cần thiết
Các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại có nhiều màu sắc và âm thanh thú vị, nên thu hút sự chú ý của bé. Nếu đã đến giờ ngủ mà con vẫn còn coi điện thoại, não sẽ hưng phấn và khó chìm vào giấc ngủ. Vào buổi tối, mẹ lưu ý tắt hết các thiết bị điện tử không cần thiết đi, chỉ giữ lại ánh sáng nhẹ dịu của đèn ngủ thôi để tránh bé bị mất tập trung và ngủ ngon giấc hơn nhé.
3.4. Để bé tự ngủ lại khi tỉnh dậy giữa giấc
Đôi khi, vì nằm mơ hoặc bị tác động mạnh nên bé sơ sinh tỉnh dậy giữa giấc, rồi khóc và lăn qua lăn lại. Mẹ cuống cuồng dậy dỗ con, dần dần sẽ hình thành phản xạ con cứ dậy khóc là được mẹ dỗ, không tốt đâu mẹ ạ.
Thói quen xấu này khiến con khóc to và quấy phá mỗi lần tỉnh giấc, chỉ để được mẹ dỗ, nếu mẹ không dỗ thì con càng phá hơn, con ngủ không ngon và mẹ cũng rất mệt. Thay vào đó, mẹ nên để bé tự ngủ lại, con khóc một hồi thấy mẹ không dỗ, hết hơi là tự nhiên nín và ngủ lại thôi ạ.
Tuy nhiên, trong trường hợp sức khỏe bé cưng không đảm bảo, bé khóc lâu hơn bình thường (kéo dài trên 30 phút), mẹ nên kiểm tra xem bé có vấn đề gì không, con có bị hăm tã, đau bụng, khó chịu ở đâu không. Nếu có, mẹ ru, dỗ bé ngủ và cho con thăm khám bác sĩ để chăm sóc sức khỏe kịp thời nhé.
3.5. Tạo cảm giác thoải mái cho con khi ngủ
Không gian ngủ cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé ở mọi độ tuổi đó mẹ. Ngủ ở không gian yên tĩnh, đèn nhẹ dịu, chăn gối mềm mại và thơm tho giúp con thoải mái và ngủ sâu giấc hơn. Ngược lại, nếu có quá nhiều tiếng ồn, chăn ga có mùi hôi, vải thô ráp khó chịu thì con ngủ không ngon, hay tỉnh dậy giữa đêm.
Vì thế, mẹ chọn loại chăn ga gối có chất liệu mềm mại, nhẹ dịu với làn da của con, hạn chế các tiếng ồn từ tivi, điện thoại, đi nhẹ nói khẽ, chỉ mở duy nhất một chiếc đèn ngủ để tạo không gian yên tĩnh, thoải mái, giúp con ngủ ngon đến tận sáng nhé.
Vậy là mẹ đã hiểu thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi khác nhau, đồng thời có các giải pháp thích hợp để tăng chất lượng giấc ngủ cho bé cưng rồi. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời nhé. Chúc mẹ và bé có những giấc ngủ thật ngon mỗi đêm!