Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ đang mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt?

Không ít mẹ bầu thấy thắc mắc vì sao mẹ vẫn có kinh nguyệt khi mang thai? Mẹ không biết tình trạng này có nguy hiểm không, có ảnh hưởng tới mẹ và bé hay không?

1. Vì sao mẹ vẫn có kinh nguyệt khi mang thai?

1.1. Kinh nguyệt khi mang thai thực chất là gì?

Kinh nguyệt xảy ra khi trứng rụng, màng trong tử cung bong ra dẫn đến xuất huyết. Kinh nguyệt sẽ tạm thời “tạm biệt” mẹ cho đến khi thời kỳ thai nghén của mẹ kết thúc. Chính vì thế, một số mẹ băn khoăn tại sao mình vẫn có kinh nguyệt khi mang thai? Thực chất, trong khoảng thời gian đầu tiên của thai kỳ, mẹ thường nhầm lẫn giữa “máu báo thai” với “kinh nguyệt”.

1.2. Máu báo thai là gì?

Máu báo thai thường là máu tươi, không đi kèm dịch nhầy
Máu báo thai thường là máu tươi, không đi kèm dịch nhầy

Máu báo thai thường là máu tươi, không đi kèm dịch nhầy, chỉ ra với số lượng ít, chỉ kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của từng mẹ bầu mà lượng máu và thời gian sẽ khác nhau. Mẹ sẽ gặp tình trạng này trong thời kỳ đầu tiên khi bắt đầu mang bầu. Máu báo thai là dấu hiệu thông báo cho mẹ rằng mẹ đã có một thiên thần nhỏ trong bụng đó!

1.3. Mẹ thấy “hai vạch” nhưng sao vẫn có kinh nhỉ?

Có một số mẹ bầu gặp tình huống là đã thử thai cho ra kết quả “hai vạch”, tức là đã mang bầu, nhưng vẫn có máu kinh. Điều này có thể là do thời điểm thụ thai của mẹ trùng với thời điểm mẹ có kinh nguyệt. Lúc này túi ối chưa phát triển nhanh, giữa niêm mạc và túi ối có khoảng trống, niêm mạc vẫn bong ra và mẹ vẫn có máu kinh nguyệt khi mang thai.

2. Tình trạng có kinh nguyệt khi mang thai và ra nhiều máu

Khi mẹ chắc chắn là có bầu, kinh nguyệt không thể xảy ra. Những ngày đầu, tuần đầu mẹ có thể gặp máu báo thai, nhưng không thể có kinh nguyệt, vì trứng đã thụ tinh thành công, thai đã vào tử cung. Nếu trong khi mang bầu mẹ bị ra máu, đừng chủ quan mẹ nhé! Đây có thể là dấu hiệu sớm của các nguy cơ khó lường đấy.

Khi mẹ chắc chắn là có bầu, kinh nguyệt không thể xảy ra
Khi mẹ chắc chắn là có bầu, kinh nguyệt không thể xảy ra

2.1. Mẹ hãy cẩn thận nguy cơ bị dọa sảy thai và sảy thai

Nếu mẹ bị ra máu kèm đau bụng, mẹ hãy cẩn thận với nguy cơ dọa sảy thai nhé! Dọa sảy thai là thai nhi vẫn sống trong tử cung của mẹ nhưng mẹ lại bị đau bụng và ra máu. Thậm chí, khi mẹ đi siêu âm thai thấy kết quả âm tính.

Thời gian đầu trong thai kỳ, cơ thể người mẹ cực kỳ nhạy cảm. Các mẹ chắc hẳn vẫn thường được dặn dò phải cẩn thận trong khoảng thời gian này phải không? Bất kỳ tác động mạnh nào cũng có thể là tác nhân khiến mẹ sảy thai. Nếu mẹ gặp tình trạng chảy máu âm đạo, dau bụng dữ dội, chuột rút,… thì hãy đi bệnh viện ngay nhé!

2.2. Nhiễm trùng – mẹ không thể coi thường

Kinh nguyệt khi mang thai thực chất là không có, chỉ có hiện tượng chảy máu âm đạo. Nhiễm trùng cổ tử cung hay còn được gọi là viêm cổ tử cung cũng là một lý do khiến mẹ bị chảy máu âm đạo. Dấu hiệu của nhiễm trùng cổ tử cung thường là:

  • Có khí hư (dịch tiết âm đạo) màu vàng hoặc trắng đục;
  • Xuất huyết nhẹ, khí hư hơi hồng hồng hoặc nâu;
  • Đau vùng âm đạo thường xuyên;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Viêm cổ tử cung do bệnh lậu hoặc bệnh chlamydia gây ra và lan tới ống dẫn trứng, có thể bị đau vùng xương chậu.

Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như trên, mẹ hãy đi khám để điều trị kịp thời. Càng để lâu, tình trạng nhiễm trùng càng nặng, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng của mẹ nữa đấy.

Kinh nguyệt khi mang thai thực chất là không có, chỉ có hiện tượng chảy máu âm đạo
Kinh nguyệt khi mang thai thực chất là không có, chỉ có hiện tượng chảy máu âm đạo

2.3. Nguy hiểm hơn là mẹ có thể bị mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là thai không nằm trong tử cung của mẹ mà nằm ngoài, thường là ở ống dẫn trứng. Nếu ống dẫn trứng bị vỡ, mẹ sẽ bị chảy máu, rất nguy hiểm cho cả mẹ và em bé!

Nếu có kinh nguyệt khi mang thai thì mẹ cần lưu ý về khả năng mang thai ngoài tử cung nhé! Khi thai ngoài tử cung của mẹ bị vỡ một lần sẽ rất dễ lại bị thai ngoài tử cung lần nữa. Mẹ có thể tham khảo dấu hiệu của tình trạng thai ngoài tử cung như sau và sớm gặp bác sĩ điều trị nhé.

  • Chậm kinh: Dấu hiệu này không thể hiện được rõ rệt. Bởi, bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể gặp tình trạng này. Tuy vậy, mẹ cũng đừng bỏ qua nhé! Hãy theo dõi chu kỳ của mình thường xuyên.
  • Âm đạo chảy máu bất thường: Ở người mang thai ngoài tử cung, hiện tượng ra máu âm đạo kéo dài, máu có màu đỏ thẫm. Điều này có thể khiến mẹ nhầm với máu báo thai. Nhưng máu báo thai chỉ ra rất ít, màu tươi, không có dịch nhầy và thời gian ngắn mẹ nhé! Chỉ có một số ít trường hợp mang thai ngoài tử cung không có dấu hiệu ra máu bất thường thôi.
  • Đau bụng: Nếu mẹ bị mang thai ngoài tử cung, mẹ sẽ thấy đau bụng tại vị trí thai làm tổ – bụng dưới. Tình trạng đau bụng kéo dài, đau âm ỉ khó chịu, đôi lúc có thể đau dữ dội kèm chảy máu âm đạo. Mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung phát triển.
Nếu có kinh nguyệt khi mang thai thì mẹ cần lưu ý về khả năng mang thai ngoài tử cung
Nếu có kinh nguyệt khi mang thai thì mẹ cần lưu ý về khả năng mang thai ngoài tử cung

3. Mẹ bầu nên đi khám nếu có kinh nguyệt khi mang thai kèm dấu hiệu bất thường

Tình trạng kinh nguyệt khi mang thai thực chất không xảy ra. Máu ở giai đoạn đầu mẹ gặp là máu báo thai. Nếu mẹ bầu gặp dấu hiệu bất thường sau đi kèm ra máu thì cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn mửa, choáng váng
  • Ngất xỉu
  • Chuột rút
  • Tiêu chảy
  • Máu có màu bất thường và ra nhiều

Kinh nguyệt khi mang thai là thắc mắc của các mẹ bầu đã được giải đáp rồi đấy mẹ à! Khi mẹ có bầu thì sẽ không có kinh nguyệt nữa. Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu hay rỉ máu âm đạo hoàn toàn có thể xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ đang mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mách mẹ top 5+ dấu hiệu đậu thai thường gặp nhất
Mách mẹ top 5+ dấu hiệu đậu thai thường gặp nhất
Mặc dù sẽ cần xét nghiệm hoặc siêu âm để xác định chính xác mẹ đã đậu thai hay chưa. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều dấu hiệu đậu thai mà mẹ có thể cảm nhận được khi bắt đầu thai kỳ. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu về những dấu hiệu đậu […]
Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không? Hạn chế mẹ nhé!
Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không? Hạn chế mẹ nhé!
Với vị ngon và giòn đặc trưng, xà lách xoong là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, mẹ thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không? Cùng Góc của mẹ theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời mẹ nhé! […]
Bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích tuyệt vời của rau đay
Bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích tuyệt vời của rau đay
Rau xanh là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé. Vậy đối với rau đay thì sao, bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? Để có được câu trả lời chính xác, mẹ cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ […]
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết liệu có nên ăn cóc trong ba tháng đầu thai kỳ hay không, đặc biệt vì cóc là một loại quả chua. Bài viết này Góc của mẹ sẽ phân tích và giải đáp Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không? […]
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
“Bà bầu ăn củ sắn được không?” hay “bầu 3 tháng đầu ăn củ sắn được không” là băn khoăn được nhiều mẹ rất thắc mắc và quan tâm thời gian qua. Hiểu được điều này, Góc của mẹ sẽ giải đáp câu hỏi này ngay dưới đây.  1. Bà bầu ăn củ sắn được […]
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Quả na là loại quả nhiệt đới phổ biến, được nhiều người yêu thích, liệu có phù hợp cho bà bầu sử dụng? Ở bài biết này, hãy cùng Góc của mẹ giải đáp bà bầu ăn na được không ngay dưới đây. 1. Bầu ăn na được không? Bà bầu ăn na được không? […]
Giỏ hàng 0