Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bầu 3 tháng ăn được chôm chôm không? Mẹ lưu ý nhé!

Bầu 3 tháng ăn được chôm chôm không là câu hỏi được rất nhiều mẹ mang thai 3 tháng đầu quan tâm. Mẹ thông thái cùng Góc của mẹ tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây nhé. 

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không?

Trước khi trả lời câu hỏi về việc mẹ bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không thì mẹ cùng tìm hiểu về trái chôm chôm nhé. 

Chôm chôm là loại trái cây vô cùng quen thuộc và dân dã đối với người Việt Nam. Trái có tên tiếng Anh là Rambutan, loại trái cây từ miền nhiệt đới của vùng Đông Nam Á. Vì sao chúng lại có tên là Chôm chôm bởi vì theo tiếng Mã Lai từ này thể hiện nghĩa là những sợi tóc vì đây là đặc điểm điển hình bên ngoài của trái chôm chôm: nhiều lông trông như những chú nhím nhỏ với kích thước bằng một trái bóng chơi gôn mà thôi. 

Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn chôm chôm 
Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn chôm chôm

Chôm chôm có vỏ ngoài trông xù xì là thế nhưng ẩn chứa bên trong lại là thịt trắng thơm ngon, mọng nước. Ruột khi ăn có vị dịu ngọt rất nhẹ và bên trong còn có hạt. Đây cũng là loại trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như photpho, canxi, kali…. các loại vitamin như A, C, B3, B9. Do đó đây là loại trái vô cùng tốt cho sức khỏe của con người. 

Chính vì vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn chôm chôm vì đây là loại trái cây tốt cho mẹ khi có thai. Bởi những thông tin hay lời khuyên ăn chôm chôm dễ làm mẹ bầu bị nóng bên trong người hoặc khó sinh đều chưa được xác thực trên các nghiên cứu khoa học. 

2. 5 + Lợi ích tuyệt vời từ chôm chôm đối với mẹ bầu 3 tháng đầu 

Chôm chôm là loại trái cây nhiệt đới rất bổ dưỡng và có ích cho mẹ bầu. Vì vậy, mẹ cùng xem những lợi ích tuyệt vời mà loại trái này mang tới cho mẹ bầu 3 tháng đầu là gì nhé. 

2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm giảm chóng mặt, buồn nôn

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm giảm chóng mặt, buồn nôn
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm giảm chóng mặt, buồn nôn

Chóng mặt và buồn nôn là biểu hiện xuất hiện ở hầu hết mẹ bầu ở trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết cũng như các cơ quan trong cơ thể mẹ để thích nghi với việc mang thai. Chính vì thế, mẹ mới có bầu nên ăn chôm chôm để làm giảm các triệu chứng khó chịu trên. Bởi chôm chôm có vị ngọt thanh mát và dễ chịu nên mẹ ăn vào sẽ làm giảm ngay những hiện tượng buồn nôn hay chóng mặt. 

2.2. Mẹ mang thai 3 tháng ăn chôm chôm giúp nâng cao sức đề kháng

Khi mẹ mới mang thai cũng đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của mẹ bị giảm đi khá nhiều. Mà trong trái chôm chôm có chứa rất nhiều dưỡng chất như canxi, kali, magie… cùng một lượng lớn vitamin và khoáng chất sẽ giúp mẹ nâng cao sức đề kháng, cũng như tăng cường hệ miễn dịch của mẹ trong suốt thời gian thai kỳ. 

2.3. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn quả chôm chôm để cung cấp chất sắt, hạn chế thiếu máu thai kỳ

Chất sắt cũng là thành phần có rất nhiều trong quả chôm chôm do đó mẹ ăn chôm chôm khi mới mang thai không chỉ giúp cơ thể hết mệt mỏi mà còn bổ sung thêm được chất sắt. Từ đây hạn chế việc mẹ bị thiếu máu hay khó chịu. 

2.4. Chôm chôm có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn chôm chôm 
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn chôm chôm

Hệ tiêu hóa của mẹ bầu thường bị giảm nhu động ở ruột do cơ thể mẹ thay đổi các hormone. Do đó mẹ bầu bị táo bón là chuyện thường gặp trong suốt quá trình mang thai. Với lượng vitamin và chất xơ cao trong phần khiến chôm chôm giúp mẹ giảm đi rõ rệt việc bị táo bón. 

2.5. Bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm bổ sung vitamin E

Bổ sung các loại vitamin trong tam cá nguyệt đầu tiên vô cùng quan trọng vì đây là thời điểm phôi thai hình thành và phát triển. Vì thế chôm chôm là loại trái cây tuyệt vời giúp mẹ có thêm lượng vitamin E tự nhiên. 

2.6. Ăn chôm chôm giúp mẹ bầu 3 tháng đầu tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh cúm, ho, sốt

Chôm chôm rất tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Chôm chôm rất tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Những dưỡng chất cùng hàm lượng đồng cao trong chôm chôm cũng là tác nhân giúp mẹ bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm là rất tốt. Bởi lúc này hệ miễn của mẹ đang bị suy giảm và cơ thể cần nạp thêm những chất dinh dưỡng cần thiết có trong chôm chôm. 

2.7. Mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn chôm chôm giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol

Huyết áp và lượng cholesterol là những vấn đề mẹ mới mang thai 3 tháng đầu cần quan tâm và lưu ý. Mẹ mang thai ăn chôm chôm có nhiều vitamin sẽ giúp mẹ đẹp da, tóc mượt và sáng mắt. Đồng thời cũng tăng cường việc lưu thông cho máu hay ổn định lại huyết áp của mẹ. 

3. Gợi ý các món ngon từ chôm chôm cho mẹ bầu 3 tháng thay đổi khẩu vị

3.1. Mứt chôm chôm

Món đầu tiên Góc của mẹ gợi ý mẹ bầu 3 tháng đầu ăn chính là món mứt chôm chôm. Mứt chôm chôm thơm dẻo và mềm ngọt sẽ giúp mẹ bầu làm giảm các cơn khó chịu và buồn nôn. Đồng thời mứt cũng rất tiện khi mẹ muốn ăn bất cứ lúc nào. 

Gợi ý các món ngon từ chôm chôm cho mẹ bầu 3 tháng thay đổi khẩu vị
Gợi ý các món ngon từ chôm chôm cho mẹ bầu 3 tháng thay đổi khẩu vị

Nguyên liệu: Chôm chôm (500gr tách vỏ và hạt), dứa (40gr thái nhỏ), nước quất, đường. 

Cách làm: Dứa xay nhỏ vắt lấy nước. Sau đó cho chôm chôm vào ướp cùng nước dứa, nước quất, đường trong vòng 2 tiếng. Sau đó cho lên chảo sên nhỏ lửa cho tới khi sền sệt. Tiếp tục cho vào lò nướng ở 100 độ trong vòng 30 phút – 45 phút. Sau đó lấy chôm chôm ra và cho vào lọ, mẹ có thể thưởng thức từ từ mứt chôm chôm.

3.2. Nước ép chôm chôm

Nước ép chôm chôm vừa dễ làm, vừa dễ uống giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe cũng như cung cấp dưỡng chất cho mẹ và bé trong những thời gian đầu tiên của kỳ tam cá nguyệt quan trọng. 

Mẹ có thể làm mứt hoặc sinh tố chôm chôm 
Mẹ có thể làm mứt hoặc sinh tố chôm chôm

Nguyên liệu: chôm chôm (500gr đã tách vỏ và hạt), nước lọc, đường. 

Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu chôm chôm, nước lọc, đường vào máy xay sinh tố. Sau đó mẹ lọc qua rây là có thể thưởng thức nước ép chôm chôm thơm mát và bổ dưỡng. 

4. Lưu ý dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu khi ăn chôm chôm

Tuy chôm chôm rất tốt và bổ dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu nhưng mẹ cũng không nên ăn quá nhiều và mẹ cùng xem những lưu ý khi ăn chôm chôm. 

Mẹ mang bầu cần lưu ý không ăn chôm chôm quá nhiều 
Mẹ mang bầu cần lưu ý không ăn chôm chôm quá nhiều
  • Để bóc vỏ chôm chôm mẹ không nên dùng miệng cắn trực tiếp vào quả để tránh những bụi bặm và vi khuẩn có hại trong vỏ. 
  • Mẹ nên rửa sạch vỏ ngoài của chôm chôm để tránh những dư thừa của thuốc trừ sâu hoặc bảo quản thực phẩm còn sót lại bên ngoài vỏ. Gợi ý mẹ sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy để rửa. Nước rửa Mamamy với thành phần tự nhiên nên rất an toàn và lành tính giúp mẹ loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn có hại trong thực phẩm. 
  • Mẹ mới mang thai nên ăn chôm chôm chín vừa tới, vì khi để trái chín quá thì sẽ có nồng độ cồn chuyển hóa trong đó rất cao từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Bên cạnh đó mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn chôm chôm vừa phải bởi nếu ăn nhiều dễ làm mẹ bị tăng lượng đường trong máu. Gây ảnh hưởng xấu tới việc mẹ hấp thu các dưỡng chất cần thiết khác để nuôi dưỡng thai nhi. 

5. Các câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm

Mẹ bầu 3 tháng đầu sau khi giải đáp về việc có nên ăn chôm chôm không thì mẹ cùng xem những câu hỏi thường gặp về việc ăn chôm chôm mẹ nhé. 

5.1. Mang thai 3 tháng đầu ăn chôm chôm có tác dụng phụ không?

Chôm chôm tuy có rất nhiều chất dinh dưỡng, cũng như vitamin & khoáng chất cung cấp cho mẹ và thai nhi trong giai đoạn quan trọng của 3 tháng đầu thì cũng có chứa lượng đường rất cao. 

Vì thế, nếu mẹ đang gặp các vấn đề về bệnh lý tiểu đường hoặc có lượng đường trong máu cao thì nên hạn chế ăn chôm chôm thường xuyên. 

5.2. Cách chọn chôm chôm cho mẹ bầu 3 tháng đầu như thế nào? 

Mẹ bầu 3 tháng nên ăn chôm chôm với số lượng điều độ để giúp bồi bổ sức khỏe. Mẹ cùng xem cách chọn mua chôm chôm ngon và đúng chuẩn. 

Mẹ nên chọn chôm chôm tươi và ngon
Mẹ nên chọn chôm chôm tươi và ngon

Chôm chôm nên chọn những trái còn lá hay có những quả nhỏ ở phía trên chùm quả. Không nên mua những cành khô và dễ gãy. Gai trên quả mẹ cũng nên chọn có màu vỏ còn xanh hay có màu đỏ, còn tươi và sáng. Nếu màu gai chuyên đen tức là quả đã héo và thu hoạch từ lâu rồi. 

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ thì trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên hợp phong thủy cho bé với mong muốn bé yêu sẽ luôn may mắn, mạnh khỏe. Ngoài ra với những họ hiếm như họ Từ, họ Khổng, họ Lương,… bố mẹ cũng thường có những băn khoăn như con gái họ Lương đặt tên gì hay?. Mời bố mẹ tham khảo thêm chuỗi bài viết đặt tên con từ Góc của mẹ để chọn cho bé nhà mình một cái tên ưng ý nhé!

Góc của mẹ đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không và đưa ra cho mẹ những lưu ý khi ăn loại trái cây này. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích. Hãy cùng theo dõi Góc của mẹ để được giải đáp các thắc mắc mẹ nhé! 

Mẹ tham khảo thêm ở đây nhé:

Bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín có thực sự nguy hiểm không?

Mang thai 3 tháng đầu ăn nho được không?

 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bầu 3 tháng ăn được chôm chôm không? Mẹ lưu ý nhé!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0