Không chỉ chuẩn bị cho một chế độ dinh dưỡng khoa học, vấn đề mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì cũng được nhiều mẹ bỉm đặc biệt quan tâm. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé suốt cả thai kỳ. Mẹ không nên lơ là vấn đề tiêm chủng khi mang thai và bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm câu trả lời.
Đọc thêm: Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì? 5 bí kíp của mẹ bầu thông thái!
Mục lục
1. Tại sao mẹ mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng?
Trong giai đoạn thai kỳ, bé sẽ nhận các chất dinh dưỡng và kháng thể từ cơ thể của mẹ. Vì thế, tiêm phòng trong quá trình mang thai đúng cách sẽ là tấm chắn bảo vệ sức khỏe không chỉ đối với mẹ mà còn bảo vệ cho hệ miễn dịch non nớt của bé yêu. Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng đầy đủ vì điều này giúp bé chống lại nhiều tác nhân gây bệnh ngay cả sau khi sinh.
Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng đủ mũi vì đây là hoạt động hoàn toàn không bắt buộc và là điều tự nguyện. Tuy nhiên, nếu mẹ coi nhẹ việc tiêm phòng trong giai đoạn này, mẹ và bé vẫn có thể mắc phải các bệnh lý liên quan đến truyền nhiễm, có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí có thể dẫn đến việc bị sảy thai, sinh non. Vì thế, để đảm bảo cho sức khỏe mẹ bầu và bé, mẹ cần trang bị những kiến thức xoay quanh vấn đề tiêm phòng sớm nhất có thể.
2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng cúm
2.1. Thông tin chung về tiêm phòng cúm khi mang thai 3 tháng đầu cho mẹ bầu
- Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng trong mùa cúm, bất kể trong thời gian nào của thai kỳ. Mũi tiêm phòng cúm khi mang thai có thể giúp mẹ ngăn ngừa cảm cúm và các biến chứng mà bệnh này mang lại. Đối với sức khỏe của bé, kháng thể từ mẹ sẽ giúp bé ngăn ngừa được một số vấn đề tiềm ẩn như dị tật bẩm sinh. Hơn nữa, khi bé được sinh ra, bé sẽ được trang bị hàng rào bảo vệ sức khỏe khỏi cảm cúm trong 6 tháng đầu đời.
- Số mũi cần tiêm: 1 mũi
- Thời điểm cụ thể cần tiêm: Bất kể thời gian nào trong 3 tháng đầu thai kỳ
- Chi phí: 356.000/ mũi Influvac tetra 0,5ml
2.2. Tiêm phòng cúm khi mang thai 3 tháng đầu có giúp ích cho thai nhi?
Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng vì điều này mang lại lợi ích kép khi có thể bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi. Hơn nữa, sau sinh mẹ có thể an tâm hơn, vì bé được bảo vệ toàn diện trước những tác nhân gây bệnh cảm cúm trong 6 tháng đầu đời.
Lý do là vì, kháng thể từ mẹ sẽ được truyền sang bé và giúp bé ngăn ngừa được bệnh cảm cúm, sốt hay thậm chí là các biến chứng do cúm gây ra như bại liệt hay dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng cúm để tạo sức đề kháng cho bé đến khi đủ điều kiện tiêm chủng vào lúc bé đủ 6 tháng tuổi.
2.3. Tiêm vắc xin cúm khi mang thai có tác dụng phụ không?
Mẹ mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng cúm và đừng quá lo lắng về tác dụng phụ mà chúng mang lại. Vì hầu hết vắc xin cúm cho mẹ mang thai đều không gây phản ứng quá nghiêm trọng. Sau tiêm, mẹ sẽ có cảm giác nhức mỏi, sốt nhẹ và kéo dài tối đa 2 ngày, vì lúc này, cơ thể mẹ đã phản ứng tốt với vắc xin và dễ dàng sinh ra kháng thể.
Mẹ cứ yên tâm tiêm phòng cúm vì khi tiêm vắc xin, mẹ sẽ nhận được cung cấp đầy đủ thông tin, bao gồm cả các tác dụng phụ có thể có. Nếu mẹ muốn tiêm vắc xin cúm khi mang thai nhưng còn lo lắng xảy ra các tác dụng phụ, hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để được tư vấn tốt nhất.
3. Trường hợp mẹ bầu 3 tháng không nên tiêm phòng cúm
Khi đang xuất hiện các triệu chứng của bệnh cúm thì tốt nhất mẹ bầu không nên đi tiêm phòng cúm. Để đảm bảo công dụng của của vắc xin được phát huy tối đa, mẹ mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng cúm vào lúc sức khỏe của mẹ ổn định và tốt nhất. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng trong lúc đang bị cúm không những không có tác dụng, đôi khi còn có thể gây ra những biến chứng không mong muốn.
Ngoài trường hợp người đang bị cúm, các trường hợp sau mẹ cũng nên lưu ý không nên tiêm phòng cúm:
- Từng bị dị ứng khi đi tiêm phòng cúm trước đó
- Mẹ đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp (sốt trên 37°C)
- Dị ứng với trứng, kháng sinh Gentamicin, formaldehyde
- Từng bị hội chứng Guillain-Barre trong 6 tuần sau khi tiêm vắc-xin cúm
- Mẹ bị suy giảm miễn dịch (mắc bệnh HIV, bệnh tự miễn dịch)
4. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên tiêm phòng cúm ở đâu?
- Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng ở đâu tại miền Bắc:
- Bệnh viện phụ sản Hà Nội
- Bệnh viện phụ sản Trung Ương
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện đa khoa Vinmec
- Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc
- Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng ở đâu tại miền Trung
- Bệnh viện phụ nữ Đà Nẵng
- Bệnh viện đa khoa bình dân Đà Nẵng
- Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
- Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng
- Bệnh viện đa khoa Gia đình- Family
- Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng ở đâu tại miền Nam
- Viện Pasteur
- Bệnh viện phụ sản Từ Dũ
- Trung tâm tiêm chủng VNVC
- Bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM
- Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TpHCM
5. Các mũi tiêm phòng cho mẹ trước khi mang thai và thời kỳ tam cá nguyệt
Loại tiêm phòng | Thời điểm cần tiêm |
Sởi – Quai bị – Rubella | Trước khi mang thai ít nhất 3 tháng |
Viêm gan B | Ít nhất trước 3 tháng khi mang thai, tuy nhiên, trước đó chưa kịp tiêm thì khi mang bầu vẫn có thể tiêm được |
Thủy đậu | Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu |
Uốn ván | Mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30 |
Mẹ có thể xem thêm:
Tiêm phòng trước khi mang thai, bố mẹ đã biết những điều này?
Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì? 5 bí kíp của mẹ bầu thông thái!
6. Lưu ý dành cho mẹ mang thai 3 tháng đầu khi tiêm phòng
Mẹ mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng, tuy nhiên cũng cần lưu ý hiện tượng sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau vị trí tiêm. Nếu thấy hiện tượng bất thường hoặc cá triệu chứng sau tiêm trở nên trầm trọng hơn, mẹ cần lập tức thông báo cho bác sỹ để xử trí kịp thời.
- Vắc xin phòng cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi sau 1 – 2 ngày tiêm vắc xin. Đây là dấu hiệu bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự khỏi không cần dùng thuốc.
- Trong trường hợp mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng. Điều này sẽ giúp mẹ tránh được tối đa các nguy cơ gây biến chứng tiềm ẩn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé yêu trong suốt 9 tháng thai kỳ.
- Mẹ tuyệt đối không tiêm phòng khi người đang bị sốt hoặc mắc bệnh cúm, viêm gan, các bệnh nhiễm trùng cấp tính,… Vì không những không phát huy hết tác dụng của vắc xin mà đôi khi sẽ khiến cơ thể mẹ mang thai trở nên yếu hơn, mang lại những tác dụng phụ không mong muốn gây nguy hiểm cho quá trình mang thai.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ giải quyết nỗi băn khoăn mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì cho đúng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt giai đoạn thai kỳ. Nếu mẹ còn trăn trở bất kỳ vấn đề nào trong quá trình mang thai, hãy theo dõi thêm nhiều bài viết tại Góc của mẹ để cập nhật nhiều thông tin thú vị mẹ nhé!
Đọc thêm:
Bầu 3 tháng đầu không tăng cân – Kinh nghiệm từ mẹ bỉm thông thái
Có bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không? Gợi ý tư thế ngủ đúng cho mẹ bầu