Cháo ngao là một trong những loại cháo dinh dưỡng được nhiều mẹ lựa chọn. Trong ngao có chứa các vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin B12, vitamin C và các thành phần khoáng chất quan trọng trong quá trình phát triển của bé như sắt, kali, canxi. Chà, món cháo ngao này quá tuyệt vời và lý tưởng cho bé yêu cùng cả nhà ăn sáng phải không nào?. Tuy nhiên, việc nấu cháo ngao cho bé ăn dặm gây nhiều khó khăn cho các mẹ nội trợ. Vì việc nấu ngao không hề dễ dàng và cần lưu ý nhiều thứ.
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật khoa học
Mách mẹ Típ nhỏ về cách nấu cháo cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Dưới đây bài viết hôm nay sẽ cập nhật toàn bộ kiến thức, lưu ý và cách nấu cháo ngao cho bé ăn dặm nhé.
Mục lục
1. Dinh dưỡng từ cháo ngao cho bé ăn dặm
1.1. Ngao là hải sản như thế nào?
Ngao hay một số nơi còn gọi là con Nghêu, đây là loại hải sản cực ngon được rất nhiều người ưa thích.
Cháo ngao thường có vị ngọt tự nhiên, đến từ vị ngọt của ngao. Ngao chưa nấu sẽ hơi tanh, vì vậy mẹ cần biết sơ chế ngao đúng cách. Thịt ngao khi còn sống mềm và dai. Khi nấu chín sẽ mềm hơn nhiều.
1.2. Dinh dưỡng từ cháo ngao
Ngao là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất trên thế giới, và chúng cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng đặc biệt.
1.2.1. Cháo ngao cho bé ăn dặm chứa nguồn vitamin B12 đặc biệt
Ngao là một trong những nguồn cung cấp vitamin B12 trong chế độ ăn uống tốt nhất và chúng cung cấp 824% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI) trên 100 gram. Vitamin B12 đặc biệt tốt cho trí nhớ.
Hầu hết mọi người đều xem thịt bò có hàm lượng B12 cao. nhưng thực tế ngao cung cấp nhiều vitamin hơn.
1.2.2. Cung cấp DHA và EPA Omega-3
Omega -3 được biết đến nhiều ở các loại dầu cá. Tuy nhiên, động vật có vỏ cũng cung cấp một lượng hợp lý axit béo thiết yếu này. Duy trì mức axit béo omega-3 trong mô tốt là điều quan trọng đối với sức khỏe của trẻ.
1.2.3. Ngao cung cấp lượng sắt đáng kể
Sau vitamin B12, vi chất dinh dưỡng tập trung nhiều thứ hai trong ngao là sắt. Sắt là nguyên tố cần thiết cho một loạt các quá trình trao đổi chất. Và nó đóng một vai trò thiết yếu trong việc vận chuyển oxy ở trẻ.
Đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cũng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho con ngay từ nhỏ. Khi thiếu máu do thiếu sắt đang là một vấn đề ngày càng gia tăng ở cả thế giới phát triển và chưa phát triển.
Bên cạnh đó, nghêu còn là một nguồn vitamin C quý hiếm mà không phải từ rau xanh. Các thành phần kháng chất quan trọng như: kali, canxi từ cháo ngao cho bé ăn dặm còn giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh ở trẻ nhỏ.
2. Nên và không nên khi nấu cháo ngao cho bé ăn dặm
2.1. Không nên
- Cho ăn dặm bằng cháo ngao sớm: Theo viện dinh dưỡng, đạm trong hải sản nói chung như thịt cá thường có thể gây dị ứng cho trẻ. Vậy nên cho con ăn từ tháng thứ 7. Điều quan trọng là cho bé ăn từ từ để thích nghi, hàm lượng tăng dần để quan sát xem bé có bị dị ứng hải sản hay ko. Riêng đối với các hải sản có vỏ như nghêu, sò, hến,…thì nên cho bé ăn khi bé trên 1 tuổi. Nếu muốn cho con ăn sớm, mẹ có thể thử nấu cháo với nước canh ngao cho bé ăn thử.
- Cho trẻ ăn trái cây cùng hoặc sau khi ăn cháo ngao: Ngao là loại hải sản có tính hàn cao. Vì vậy, mẹ tuyệt đối lưu ý không nên cho con ăn hoa quả ngay khi ăn cháo. Vì dễ gây lạnh bụng, và hệ tiêu hóa của con yếu sẽ dẫn đến tiêu chảy, gây rối loạn tiêu hóa ở con,..
- Mùa đông trẻ nhỏ không nên ăn: Ngao rất bổ dưỡng và cung cấp nhiều chất cần thiết cho cơ thể bé. Tuy nhiên,vì ngao có tính hàn, chỉ sử dụng tốt nhất vào mùa hè, không phù hợp với mùa đông. Nếu trong thời tiết giá lạnh, dùng thực phẩm này chế biến các món ăn cho bé thì có thể dẫn đến lạnh từ bên trong nên sẽ gây ra bệnh tiêu chảy.
- Mẹ không nên nấu cháo ngao cho bé với thực phẩm giàu vitamin C. Asen hóa trị 5 trong ngao kết hợp cùng thực phẩm chứa nhiều Vitamin C thì nó sẽ chuyển hóa thành chất độc gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhỏ.
- Không dùng ngao đã bị thối, chết, dập vỡ, nứt vỏ… nấu món ăn cho bé vì có nhiều vi khuẩn độc hại.
2.2. Nên
- Nấu chín kỹ: cháo ngao cho bé ăn dặm nên được nấu chín thật kỹ. Vì nguy cơ gây ngộ độc của nghêu sống rất cao.
- Xay nhỏ ngao: Nên xay nhỏ ngao để nấu bột hoặc cháo cho bé ăn trong giai đoạn bé ăn dặm.
- Quy tắc hàm lượng tăng dần: ban đầu dùng nước luộc ngao nấu cháo ăn dặm cho bé. Nếu bé quen dần thì dần dần tăng lên.
- Sử dụng một ít gừng: Gừng có tác dụng kiềm tính hàn và mùi tanh của ngao. Hạn chế tình trạng lạnh bụng ảnh hưởng đến tiêu hóa của con.
- Khẩu phần ăn: Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g ngao, 1 bữa một ngày, , 3 – 4 bữa/tuần. Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn một bữa ngao nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40g.
3. Gợi ý món ngon từ ngao cho bé ăn dặm
Lưu ý nấu ngao: Ngao rửa sạch, ngâm vào nước muối, ớt khoảng 3 tiếng cho ngao nhả hết đất bẩn bên trong miệng ra nhé.
Cháo ngao nên được cho ăn khi còn ấm.
3.1. Cách nấu cháo ngao đậu xanh
Nguyên liệu: 1kg ngao, 200g gạo tẻ, 100g đỗ xanh, nước dùng xương (nếu không có có thể thay bằng 100g thịt thăn heo băm nhỏ), hành khô.
Cách nấu:
- Gạo và đỗ xanh vo sạch và ngâm trước khoảng 1 tiếng.
- Ngao rửa sạch, cho vào nồi nước luộc đến khi ngao mở miệng. Vớt ngao ra, gạn phần nước trong để riêng, phần thịt ngao rửa lại thật sạch, để ráo nước.
- Đổ nước ngao vào nồi, tiếp thêm nước dùng xương (hoặc nước thịt). Bạn ước chừng lượng nước gấp khoảng 4 lần lượng gạo thì cháo sẽ sánh vừa.
- Cho gạo vào nồi nước nấu cháo.
- Phi thơm hành khô trong chảo với chút dầu ăn. Sau đó cho ngao vào xào săn. Thêm một xíu múi để món cháo cho bé dễ ăn hơn.
- Múc cháo ra để nguội. Cho bé ăn với lượng phù hợp.
Đậu xanh chứa các chất kháng viêm và nhiều vitamin B, có công dụng tăng thêm sức khỏe các mạch máu. Ngoài ra, đậu xanh còn giúp giảm mức triglyceride và cholesterol xấu, nên rất có ích cho sức khỏe tim. Mẹ có thể nấu món cháo ngao cho bé ăn dặm mỗi tuần 1 lần nhé.
3.2. Cách nấu cháo ngao cho bé ăn dặm với rau mồng tơi
Nguyên liệu: 300g ngao sống, 3-5 lá mồng tơi, 1 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé.
Cách nấu:
- Ngao rửa thật sạch luộc sơ cho há miệng, nhặt ruột bỏ vỏ. Lọc lấy 1 bát nước luộc ngao trong. Thịt ngao làm sạch phân rồi băm nhỏ.
- Rau mồng tơi rửa sạch thái nhỏ. Cho rau mồng tơi vào nước luộc ngao đun sôi khoảng 3 phút
- Sau đó cho ruột ngao và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại.
3.3. Cách nấu cháo ngao nấm cực ngon bổ dưỡng
Nguyên liệu: Gạo tẻ: 1/2 bát con, Gạo nếp: 1 nắm, Ngao (Nghêu): 1kg, Nấm rơm: 200g, Gừng: 1 củ nhỏ.
Cách nấu:
- Gạo nếp, gạo tẻ đem vo sạch, ngâm khoảng 1 tiếng để giúp hạt gạo nở mềm, khi nấu cháo nhanh chín hơn.
- Nấm rơm rửa sạch, cắt bỏ một ít phần chân đen đi, rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút rồi. Nấm thái nhỏ. Gừng gọt bỏ vỏ, thái sợi nhỏ.
- Cho ngao vào nồi + 1l nước sạch + 1/2 thìa cà phê muối, rồi luộc tới khi ngao chín, há miệng ra thì tắt bếp. Gỡ thịt ngao ra, loại bỏ phần thừa và thái nhỏ.
- Cho nước dùng ngao vào nấu cháo với gạo.
- Xào sơ nấm rơm cùng ngao, chút muối và gừng.
- Cho phần nấm và ngao vào cháo nấu chín mềm.
3.4. Cháo ngao cà chua
Nguyên liệu: Cháo nấu sẵn: 1 chén, 300g ngao, 1 quả cà chua.
Cách nấu:
- Ngao mẹ đem rửa sạch, luộc chín, đến khi ngao hé miệng. Vớt ngao, làm sạch phần thịt và thái nhỏ.
- Cho gạo đã ngâm vào nấu cháo cùng nước luộc ngao.
- Cà chua, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ.
- Cho một chút dầu ăn vào chảo để xào cà chua và ngao. Mẹ có thể xay hỗn hợp trong máy xay sinh tố nếu con chưa ăn quen.
- Khi cháo chín nhừ thì cho ngao và cà chua vào. Nấu thêm một chút nữa là dùng được.
3.5. Cách nấu cháo ngao cho bé ăn dặm với rau cải
Nguyên liệu: Cháo nấu sẵn 1 chén, 300g ngao, 30g rau cải ngọt.
Cách nấu:
- Rửa sạch ngao, cho ngao vào nồi đổ nước xâm xấp bắc lên bếp luộc cho ngao mở miệng.
- Dùng nước luộc ngao tiếp tục nấu cháo cho bé.
- Tách lấy ruột ngao, rửa sạch, rồi băm nhỏ.
- Rau cải rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 phút. Sau đó, thái nhỏ.
- Cho một chút dầu vào chảo xào chín ngao cùng rau cải. Nêm thêm một chút muối cho bé ăn ngon miệng hơn.
- Khi cháo chín nhừ, mẹ cho ngao và cho rau cải vào nấu chín. Tắt bếp, đổ cháo ra bát là mẹ có bát cháo ngao cho bé ăn dặm ngon lành rồi!
Mẹ đã nắm được bí quyết nấu cháo ngao ngon lành bổ dưỡng cho con này chưa nào. Làm mẹ thật khó đấy. Nhưng nếu bé con khỏe mạnh vui vẻ thì còn gì bằng phải không?