Cho trẻ ăn dặm là một trong những vấn đề bố mẹ cần quan tâm khi trẻ đủ tuổi ăn dặm. Cha mẹ cần cho con ăn một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngon, đủ, dinh dưỡng. Song, có một số thực phẩm mà các mẹ bỉm sữa nên “từ chối” khi cho trẻ ăn dặm.
Mục lục
1. Cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm thế nào?
Sau 6 tháng, con đã có thể bắt đầu ăn dặm. Cha mẹ cần lưu ý nếu là lần đầu “trải nghiệm” dấu mốc này với con nhé! Nguyên tắc là:
- Cho con ăn vừa đủ, từ ít đến nhiều.
- Không ép con ăn khi con không muốn.
- Chú ý những thực phẩm con không ăn được / dị ứng.
- Khi cho trẻ ăn dặm, hãy để bé ngồi thẳng, tránh nguy cơ bị sặc.
- Mẹ đừng dứt sữa của con hẳn.
Tìm hiểu các thực đơn phù hợp cho con theo từng giai đoạn
2. Các loại thực phẩm cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm
2.1. Đường
Đường là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì cho các con. Mẹ hãy nhớ, khi cho trẻ ăn dặm nên tránh cho bé ăn những đồ ăn nhiều đường như bánh bích quy, kẹo ngọt, kem,… Không chỉ vậy, cho con ăn đường dễ tạo cảm giác “ngang dạ”, không muốn ăn khi ăn bữa chính tới đấy mẹ ơi!
2.2. Muối
Đối với trẻ nhỏ, việc thu nạp một lượng muối lớn sẽ làm cho hệ thống bài tiết chịu áp lực lớn. Thận của con có nguy cơ phải làm việc quá tải. Đồng thời, nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá mặn sẽ tạo thói quen xấu khi lớn. Vì vậy mẹ nên tránh cho quá nhiều muối vào thức ăn dặm của con mẹ nhé! Những đồ ăn mặn như là xúc xích, thịt xông khói, ruốc mặn,.. cũng nên được cho vào “danh sách đen” cho đến khi bé trên 12 tháng tuổi.
2.3. Sữa tươi không tốt như mẹ nghĩ
Sữa bò không có đủ dinh dưỡng để làm thực phẩm chính cho trẻ dưới 1 tuổi đâu mẹ ơi! Mẹ ơi, sữa tươi không chứa hàm lượng vitamin và chất béo đủ để thay thế cho sữa mẹ tự nhiên đâu! Không những thế, hàm lượng đạm quá cao có thể làm thận bé phải làm việc quá nhiều. Tuy nhiên, các mẹ nhà mình có thể dùng sữa nguyên kem để chế biến thực phẩm cho con, khi bé 6 tháng tuổi trở lên nhé!
2.4. Các loại thủy hải sản mẹ không nên cho trẻ ăn dặm
Các loại thủy hải sản như tôm, cua, ngao, sò, ốc,… là những thực phẩm dễ gây dị ứng và làm con bị đau bụng đấy mẹ ạ! Mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé tập ăn sau khi bé được tầm 9 tháng tuổi. Trước khi cho bé ăn, mẹ cũng nên tìm hiểu kĩ xem thực phẩm nào trẻ thu nạp được và không gây dị ứng mẹ nhé!
2.5. Hoa quả có vị chua
Hoa quả chua chứa một lượng axit hữu cơ trong nó. Vì vậy, khi ăn một số trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt với những loại quả vị chua như kiwi, dâu tây, cà chua, cam, chanh,… Tốt nhất là mẹ nên tránh những loại quả này trong những tuần lễ đầu tiên cho bé ăn dặm. Những loại trái lý tưởng, an toàn mà mẹ nên cho con tập ăn dặm đầu tiên là những quả chín mềm, vị ngọt hấp dẫn như: chuối, xoài, bơ, táo…
2.6. Mật ong không tốt cho trẻ ăn dặm
Với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi có đường ruột còn non yếu, khi dùng mật ong có thể gây tình trạng nhiễm độc Botulium. Vì vậy, bố mẹ hãy nhớ: Không cho trẻ ăn mật ong trong bữa ăn dặm nha!
2.7. Các loại hạt có thể khiến con bị nghẹn đấy mẹ ơi!
Mẹ có biết, các loại hạt nói chung tiềm ẩn nguy cơ gây hóc, nghẹn hàng đầu đấy! Mẹ chỉ nên cho con ăn các loại hạt khi bé bắt đầu được 5 tuổi trở lên. Dù bé không bị nghẹn, các loại hạt vẫn có tỉ lệ gây rối loạn rất cao ở trẻ nhỏ. Lý do là hệ tiêu hóa bé còn non nớt, chưa đủ khả năng để tiêu hóa những thành phần cứng trong hạt. Vì vậy, mẹ phải hết sức thận trọng với các loại hạt nhé! Cha mẹ có thể tập cho con ăn khi con đủ tuổi ăn loại thực phẩm này.
2.8. Gan
Gan là cơ quan giải độc của động vật, tất cả các chất độc hại trong cơ thể đều được lá gan xử lý. Vì vậy trong gan chứa khá nhiều độc tố đấy mẹ ơi. Khi các mẹ mua gan ở chợ nên chọn lá gan động vật khoẻ mạnh không bị bệnh; không lấy những lá gan tụ máu hoặc có màu sắc khác thường. Cách thông thường để loại bỏ những độc tố trong lá gan như sau: Ngâm vào nước nóng hoặc sữa tươi khoảng 3,4 lần. Trước khi ngâm, mẹ cũng có thể dùng dao khứa trên mặt lá gan để chất độc tan đi nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn dặm với loại thực phẩm này nhé!
2.9. Đồ ăn chưa chín
Các loại thực phẩm chưa chín tiềm ẩn nhiều nguy cơ do vẫn còn tàn dư mầm bệnh. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, còn rất non yếu. Việc ăn chín uống sôi giúp cho hoạt động tiêu hóa của con diễn ra dễ dàng hơn.
Khi cho trẻ ăn dặm, các mẹ nhớ lưu ý các loại thực phẩm con bị dị ứng hoặc có hại cho hệ tiêu hóa của con nhé! Thời điểm trẻ ăn dặm đánh dấu dấu mốc bắt đầu lớn của bé. Cha mẹ hãy cho con thấy, ăn dặm không phải là một cuộc chiến!