Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 2 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc?

Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh trong những tháng đầu tiên của cuộc đời. Càng lớn thêm thì bé càng cần sự chăm sóc kĩ lưỡng hơn. Bé 2 tháng tuổi sẽ có những bước phát triển khác so với bé 1 tháng tuổi. Mẹ có bao giờ thắc mắc bé 2 tháng tuổi biết làm gì không? Và chăm sóc bé 2 tháng tuổi như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài viết này nếu mẹ muốn tìm hiểu kĩ hơn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nhé!

1. Bé 2 tháng tuổi biết làm gì?

Nếu như trong giai đoạn bé 1 tháng tuổi mà mẹ chưa nhận được biểu hiện rõ nét nào từ bé thì đừng lo lắng, bé 2 tháng tuổi sẽ có nhiều hành động hơn. Mẹ có thể nhận thấy những thay đổi khi chăm sóc bé.

1.1. Bé cười nhiều hơn

Bé 2 tháng tuổi cười nhiều hơn
Bé 2 tháng tuổi cười nhiều hơn

Nụ cười ngây thơ của trẻ sơ sinh lúc nào cũng thật dễ thương, nhất là trong mắt bố mẹ. Người mẹ nào cũng sẽ vui sướng rộn ràng vì nụ cười của con. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thậm chí còn có thể bật cười thành tiếng chứ không còn chỉ là phản xạ như hồi 1 tháng tuổi. Bé có thể cười và cựa quậy nhiều hơn khi nghe người xung quanh nói chuyện. Đừng bỏ qua những khoảnh khắc đáng yêu của con mẹ nhé!

1.2. Cử động tay chân nhiều hơn

Bé 2 tháng tuổi cử động tay chân nhiều hơn
Bé 2 tháng tuổi cử động tay chân nhiều hơn

Trong khi trẻ 1 tháng tuổi chỉ thường quơ tay chân lên không trung không có chủ đích thì bé 2 tháng đã biết nắm chặt đồ trong tay. Bé sẽ nắm đồ chơi hay ngón tay của mẹ và có ý thức giữ chặt lấy nó thay vì chỉ là phản xạ như trước. Mẹ nên cho con chơi đồ chơi mềm mại, sạch sẽ và an toàn để tránh bé làm tổn thương mình.

Bé 2 tháng tuổi còn tìm thấy thú vui trong việc mút ngón tay, ngón chân của chính mình. Vì vậy mẹ cũng nên thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ tay chân cho bé.

1.3. Giác quan của trẻ 2 tháng tuổi phát triển

Giác quan của trẻ 2 tháng tuổi phát triển
Giác quan của trẻ 2 tháng tuổi phát triển

Tầm nhìn của bé 2 tháng tuổi đã phát triển hơn trước đây. Bé có thể theo dõi chuyển động của mẹ, ghi nhớ và phát hiện ra khuôn mặt mẹ. Mặc dù bé chưa thật sự phân biệt được nhiều nhưng bố mẹ có thể cho bé cùng ngồi và nói chuyện để bé được khám phá những hành động của mọi người xung quanh mình.

Bé cũng có phản ứng nhiều hơn với âm thanh, thích thú với những thứ có tiếng động và sẽ có hành động tìm theo hướng phát ra tiếng. Mẹ có thể cho bé chơi những đồ chơi có âm thanh vui tai hoặc cho bé nghe nhạc để phát triển thính giác của bé.

1.4. Một số phản xạ khác

Một trong những phản xạ của bé 2 tháng tuổi mà bố mẹ có thể nhận thấy đó là bé sẽ có những biểu hiện phấn khích như la hét hoặc đập tay, chân mỗi khi thích thú. Bé lúc này cũng biết “hóng hớt” nên bố mẹ có thể nói chuyện với bé thường xuyên.

Ngoài ra một hành động khác có thể kèm theo đó là phun nước bọt.

2. Sự phát triển của bé sơ sinh 2 tháng tuổi

2.1. Các chỉ số cơ thể

Các chỉ số cơ thể của bé 2 tháng tuổi
Các chỉ số cơ thể của bé 2 tháng tuổi

Trung bình bé 2 tháng tuổi nặng khoảng 4,8 – 6kg. Thời gian này cũng là lúc bé phát triển rất nhanh về cân nặng. Mẹ cần theo dõi cân nặng của con để biết bé có đang phát triển bình thường hay không.

Chiều dài cơ thể của bé cũng tỉ lệ thuận theo cân nặng. Trung bình bé 2 tháng có chiều cao dao động trong khoảng 56 – 68cm.

2.2. Sinh hoạt hàng ngày

Sinh hoạt hàng ngày của bé 2 tháng tuổi
Sinh hoạt hàng ngày của bé 2 tháng tuổi

Giai đoạn 2 tháng tuổi vẫn là khoảng thời gian mà bé dùng phần lớn để ngủ. Trung bình mỗi ngày bé ngủ từ 9 – 18 giờ, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 1 – 3 tiếng. Trẻ thường có dấu hiệu buồn ngủ sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

Trẻ cũng có biểu hiện đòi ăn nhiều hơn trong giai đoạn này. Mẹ hãy cho bé ăn khi nào bé thấy đói. Bé 2 tháng tuổi sẽ ít bú vào ban đêm hơn.

2.3. Biểu hiện

Biểu hiện của bé 2 tháng tuổi
Biểu hiện của bé 2 tháng tuổi

Khóc vẫn là một điều khiến nhiều bố mẹ lo lắng khi bé đã 2 tháng tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân làm bé khóc như đói bụng, tã ướt, mệt mỏi hay thậm chí bé chỉ khóc để gây sự chú ý của mọi người. Hãy đáp ứng mọi nhu cầu của bé để bé có thể nín khóc và cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn với bé, âu yếm vỗ về để giúp bé cảm thấy được an ủi.

3. Một số lời khuyên cho mẹ khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi

3.1. Tiêm chủng phòng vacxin cho trẻ

Tiêm chủng phòng vacxin cho trẻ 2 tháng tuổi
Tiêm chủng phòng vacxin cho trẻ 2 tháng tuổi

Một trong những điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh đó là tiêm vacxin phòng bệnh. Mẹ nên ghi nhớ thời điểm cho bé đi tiêm chủng và đánh dấu lại trong sổ tiêm phòng. Việc cho bé đi tiêm là vô cùng cần thiết để tăng sức đề kháng cho bé, giúp bé giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm.

3.2. Đảm bảo an toàn cho trẻ 2 tháng tuổi

Đảm bảo an toàn cho trẻ 2 tháng tuổi
Đảm bảo an toàn cho trẻ 2 tháng tuổi

Luôn để mắt đến bé kể cả khi mẹ bận làm việc khác. Khi trẻ ngủ nên đặt bé trong cũi, nôi có thanh chắn tránh việc bé lăn qua lại rơi xuống đất. Mẹ nên dùng màn chụp cho bé để giảm bớt khả năng bé bị côn trùng đốt vì da bé còn nhạy cảm và tránh bị lây bệnh vì muỗi như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản… Hãy vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để giữ không gian lí tưởng nhất cho bé.

3.3. Giao tiếp với con

Giao tiếp với con 2 tháng tuổi
Giao tiếp với con 2 tháng tuổi

Chơi đùa và nói chuyện nhiều với trẻ là cách để bố mẹ trở nên gần gũi với bé hơn. Đó cũng là cách để mẹ kiểm tra bé có đang phát triển bình thường hay không. Nếu thấy bé có biểu hiện bất thường hoặc không có phản xạ gì thì mẹ cần liên lạc với bác sĩ để biết hướng giải quyết.

Mẹ có thể giúp con phát triển các giác quan bằng cách cho bé chơi đồ chơi có màu sắc tươi sáng, độ phản xạ cao. Nghe nhạc cũng là cách để phát triển thính giác rất tốt. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên cho bé nghe đĩa CD quá nhiều. Hãy dành thời gian nói chuyện và hát cho bé nghe. Tiếng nói của người mẹ tuyệt vời hơn rất nhiều so với đĩa CD hay máy nghe nhạc đấy!

Mặc dù chăm sóc trẻ sơ sinh còn nhiều vất vả, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ, nhưng khi thấy con được khỏe mạnh ai cũng đều sung sướng đúng không? Mẹ nên tìm hiểu kĩ hơn về con để biết điều gì là tốt nhất cho bé. Biết được bé 2 tháng tuổi biết làm gì sẽ giúp mẹ chăm sóc bé kĩ lưỡng hơn. Chúc mẹ và bé luôn có thật nhiều sức khỏe và niềm vui!

Tìm hiểu thêm:

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Bé 14 tháng biết làm gì? Cách chăm sóc bé 14 tháng tuổi

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 2 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0