Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ không chịu bú bình vào ban đêm là gì? Mẹ có cần lo lắng rằng con không ti bình đêm sẽ bị chậm lớn, còi xương? Đâu là các giải pháp hiệu quả? Để có câu trả lời chính xác, mẹ đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Mục lục
1. Trẻ không chịu bú bình vào ban đêm có sụt cân, chậm lớn không?
Trẻ lười bú bình vào ban đêm chủ yếu là do bé chưa thích nghi với thói quen bú bình, hoặc do bé đã nhận được dinh dưỡng đầy đủ từ lượng thức ăn ban ngày, vì thế mẹ không cần quá lo lắng đâu ạ. Bé lười bú bình đêm sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé nếu mẹ biết cách điều chỉnh theo từng giai đoạn.
Với bé dưới 6 tháng: nguồn dinh dưỡng của bé hoàn toàn đến từ sữa. Vì vậy nếu bé ti mẹ từ khi mới sinh và mới tập ti bình, hoặc phương pháp bú bình chưa đúng rất dễ dẫn đến tình trạng bé lười bú đêm.
Trong trường hợp này, nếu mẹ biết cách điều chỉnh các yếu tố như núm ti, tư thế bú, nhiệt độ sữa, thời điểm cho bé ti… bé sẽ dần quen với việc ti bình ban đêm thôi ạ. Mẹ tiếp tục theo dõi bài viết để được hướng dẫn điều chỉnh cách bú bình cho con mẹ nhé!
Với bé trên 6 tháng: Đây là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, nguồn dinh dưỡng của bé không còn tập trung hoàn toàn vào sữa. Mẹ cân nhắc ngừng cho bé bú bình ban đêm nếu con đã được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ thông qua các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ ban ngày.
Cũng theo các bác sĩ, bé trên 6 tháng tuổi trở đi đã có thể ngủ liền 11 tiếng mà không cần tỉnh dậy để ăn. Vì thế, mẹ nên tăng cường cho bé chơi và nạp năng lượng vào ban ngày để đêm bé ngủ lâu hơn, mẹ cũng không cần lo lắng con bị đói vào ban đêm.
2. Trẻ không chịu bú bình vào ban đêm : Nguyên nhân và giải pháp
2.1. Núm ti bình sữa không mềm mại giống ti mẹ
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé không chịu bú bình vào ban đêm do núm ti không tạo cảm giác thân thuộc, mềm mại giống như ti mẹ. Ban ngày khi mẹ cho bé ti, bé nhìn rõ mặt mẹ nên yên tâm tu ti. Nhưng khi mẹ cho bé bú bình vào ban đêm, núm ti cứng không giống ti mẹ khiến bé khó chịu và không hợp tác.
Trong trường hợp này, mẹ ưu tiên núm ti cao su giúp mang lại sự mềm mại tự nhiên như ti mẹ, con sẽ hợp tác hơn và ti ngoan hơn nhiều. Đến khi bé quen dần và ti đều, mẹ đổi sang núm silicon mẹ nhé. Núm ti silicon bền hơn, bé thoải mái nhai cắn mà không lo núm bị nhanh rách, lại còn không có một chút mùi khó chịu nào của cao su đâu ạ.
Mách mẹ: Nếu mẹ đang đau đầu tìm kiếm núm ti silicone chất lượng cao, vừa mềm mại như đầu ti mẹ, vừa giúp bé luôn ngon miệng và thích thú với việc bú bình vào ban đêm thì đừng ngại thử núm ti silicon của Mamamy mẹ nhé. Đảm bảo bé sẽ thích mê và siêu hợp tác khi ti đó ạ.
2.2. Bé mới tập bú bình nên chưa quen
Với những bé mới chuyển sang bú bình, bé hình thành thói quen khi đói sẽ tìm đến ti mẹ. Nếu mẹ ở cạnh, bé sẽ biết ngay mẹ đang nằm cạnh mình nhưng không cho mình ti. Bởi khi ti mẹ, bé nằm sát vào mẹ và cảm nhận được hơi ấm và mùi sữa của mẹ qua những động chạm cơ thể, còn khi ti bình thì không.
Hơn nữa, nếu được bú sữa mẹ xen lẫn sữa công thức vào ban ngày, bé có thể sẽ không chịu bú bình vào ban đêm vì bé thích bú mẹ hơn. Tiến sĩ nhi khoa William Sears giải thích rằng hành động bú mẹ và ôm ấp mẹ làm bé nhận được sự thoải mái và giảm căng thẳng đáng kể.
Để khắc phục tình trạng bé chưa quen bú bình, mẹ áp dụng các mẹo sau:
- Khi bé bú sữa, mẹ tạm tránh đi nơi khác: Khi mẹ ở ngay đó, tất nhiên bé sẽ chỉ đòi ti mẹ mà nhất định không chịu bú bình sữa đâu ạ. Đến giờ cho bé uống sữa, mẹ thử nhờ bố hoặc bà cho bé uống sữa xem sao mẹ nhé. Ban đầu bé sẽ phản kháng nhưng khi đã đói, bé sẽ ti bình ngay thôi.
- Thử bọc bình sữa trong áo sơ mi hoặc vải mà mẹ đã mặc: Một số mẹ còn áp dụng mẹo áp sát một chiếc khăn vải vào bầu sữa mẹ, sau đó dùng khăn quấn quanh bình sữa của con. Những mẹo này giúp bình sữa có mùi giống như ti mẹ, ban đêm con không nhìn rõ sẽ nghĩ rằng mẹ đang cho mình bú, từ đó yên tâm ti sữa trong bình hơn.
2.3. Mẹ cho bé bú sai tư thế
Nửa đêm con đang dở giấc, mẹ thường không muốn bế bé dậy mà cho con ti bình trong tư thế nằm quay mặt vào ngực mẹ hoặc cho bé nằm ngửa. Với tư thế này, nếu núm ti và bình sữa của con không có chức năng chống sặc, chống đầy hơi bé dễ nuốt phải bọt khí gây đầy bụng và dễ bị sặc. Dần dần con sẽ sợ ti bình đó ạ.
Góc của mẹ hiểu sự vất vả khi nửa đêm mẹ phải dậy cho con ti, cũng hiểu rằng mẹ muốn bé nằm luôn tại vị trí ngủ ban đầu để con dễ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên việc chăm sóc các thiên thần nhỏ lúc nào cũng đòi hỏi sự cẩn thận và chuẩn xác. Vì thế, mẹ tham khảo ngay Cách cho bé bú bình đúng cách để con ti ngoan hơn nhé!
2.4. Nhiệt độ sữa không phù hợp
Thông thường sữa mẹ ở trạng thái ấm, khi chuyển sang cho bé bú bình, hãy đảm bảo rằng sữa của con có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ cơ thể, nghĩa là khoảng 36 – 37 độ C mẹ nhé.
Ban đêm bé đang ngủ dở mà phải dậy ti nên sẽ quấy khóc và ti lâu hơn ban ngày, dẫn đến việc bé chưa ti xong sữa đã nguội, không còn ngon miệng nữa đâu ạ. Thậm chí một số loại sữa có nhiệt độ pha là 70 độ C, phải chờ rất lâu để sữa về nhiệt độ 37 độ C. Nếu bé ti ngay khi sữa chưa đạt nhiệt độ chuẩn thì hương vị bị giảm đi đáng kể, thậm chí con bị bỏng rát lưỡi đó mẹ.
Giải pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng nhiệt độ sữa không phù hợp cho mẹ đó chính là:
- Theo dõi khung giờ ăn đêm của con: Điều này sẽ giúp mẹ có thể căn chỉnh thời gian pha phù hợp với giờ ăn của con, thường là trước cữ ăn từ 30 phút đến 1 tiếng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nếu uống sữa sau khi pha 2 giờ, các protein và chất béo trong sữa sẽ bị biến chất, khi bé uống vào rất dễ đau bụng, đi ngoài.
- Dùng bình sữa thủy tinh giữ nhiệt tốt: Bình sữa thủy tinh giữ nhiệt tốt có tác dụng giúp sữa của bé được duy trì độ ấm nóng và chất dinh dưỡng trong vòng 1 tiếng, gấp 2 – 3 lần bình nhựa cơ ạ. Bé thoải mái tu ti sữa ấm nóng thơm ngon và tránh được các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
2.5. Bình sữa bị đóng cặn, có mùi hôi gây khó chịu cho bé
Nguyên nhân khiến bình sữa đóng cặn, có mùi hôi do bình sữa không được cọ rửa thường xuyên Đặc biệt vào ban đêm khi mẹ pha sữa vào bình không sạch, bé lại không uống hết ngay càng khiến chất lượng sữa bị giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Để hạn chế bình sữa bị đóng cặn, có mùi hôi gây khó chịu cho bé cũng như tiết kiệm thời gian cho mẹ khi chăm sóc con. Mẹ áp dụng ngay 3 tuyệt chiêu sau nhé:
1 – Sử dụng bình sữa thủy tinh cổ rộng: với đường kính cổ bình lớn, mẹ chỉ mất 2 phút để vệ sinh sạch sẽ kể cả những cặn sữa cứng đầu nhất ở những ngóc ngách khó vệ sinh như cổ bình, đáy bình và rãnh xoắn, triệt tiêu hết những vi khuẩn gây hại.
Hơn nữa, thiết kế cổ rộng còn giúp mẹ dễ dàng đưa từng thìa bột sữa vào trong bình mà không bị rơi ra ngoài khi pha sữa cho bé, nhất là ban đêm khi bé khóc đòi sữa, cần phải pha sữa nhanh. Cực tiện lợi mẹ nhỉ!
2 – Sử dụng nước rửa bình sữa chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh an toàn, lành tính: Các cặn sữa và chất béo có trong sữa mẹ cũng như sữa công thức rất khó làm sạch nếu chỉ rửa với nước. Sữa bám ở bình, núm ty lâu ngày sẽ gây ra mùi hôi khiến con khó chịu. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi và phát triển làm hại sức khỏe của con.
Vì thế, mẹ cân nhắc sử dụng các loại nước rửa bình sữa có thành phần thiên nhiên, chiết xuất từ ngô và rượu dừa cực an toàn mà vẫn có tác dụng khử khuẩn cực hiệu quả, giúp bình sữa không còn mùi tanh. Mẹ dễ dàng làm sạch bình sữa chỉ trong 2 phút mà không phải lo lắng về chất bảo quản, các hóa chất tạo màu gây kích ứng cho bé. Các sản phẩm này còn rửa được cả rau củ nên mẹ cứ yên tâm sử dụng nhé.
3 – Sử dụng các loại máy sấy khô bình sữa chuyên dụng: Làm khô bình sữa càng nhanh, thì khả năng vi khuẩn hoặc nấm mốc xâm nhập càng thấp. Thế nên, mẹ cân nhắc đầu tư một chiếc máy sấy khô chuyên dụng để làm khô bình sữa trước khi cho bé bú nhé.
2.6. Bố mẹ chưa biết thời điểm cho bé bú
Bố mẹ hay có thói quen đánh thức bé khi bé đang ngủ say, chưa muốn ăn dẫn đến khi dậy bé không hợp tác, chống đối và không bú. Ngoài ra, con không chịu hợp tác còn do bé đã ăn đủ no hoặc được cho bú khi quá đói.
2 mẹo cho mẹ đây ạ:
- Theo dõi cữ ăn của con để điều chỉnh giờ ăn uống: Tùy vào từng giai đoạn mà bé sẽ có lượng ăn và cữ ăn khác nhau. Ví dụ như bé từ 3 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi mỗi cữ cần khoảng từ 90 – 120ml/lần, ngày từ 6 đến 8 lần bú. Mẹ cân nhắc xem con đã ăn được bao nhiêu cữ vào ban ngày để phân bổ thời gian ăn đêm hợp lý nhé.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngày bú bao nhiêu lần – Kiến thức mẹ cần biết
- Tạo thói quen ăn đúng giờ cho con: Khi đã xác định được số lượng cữ ăn trong một đêm, mẹ dễ dàng đánh thức bé dậy vào những khung giờ nhất định, giúp hình thành phản xạ có điều kiện và khiến bộ não tự nhắc nhở cơ thể: “Giờ này là giờ ăn đó, hợp tác với mẹ để ti ngon miệng nhé!”. Lúc này, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng đưa bình sữa vào miệng bé, kết hợp với sự yêu thương vỗ về là bé sẽ bú đến no căng.
2.7. Bé cảm thấy không khỏe
Đôi khi do bé mệt mỏi, ngạt mũi, ho, sốt…. nên con ti không ngon miệng, không thấy sữa ngon như mọi khi nũa. Đặc biệt bé bị ốm thường rất quấy khóc vào ban đêm, rất dễ cáu gắt, hờn và không hợp tác bú bình.
Khi con bị ốm mà cần ti bình vào ban đêm, mẹ áp dụng 3 cách sau nhé:
- Cho bé uống sữa nhiều hơn vào ban ngày để bé không bị mất nước: Bé sẽ có biểu hiện lười ăn nên mẹ hãy chia nhỏ lượng sữa trong một cữ và tăng số cữ cho bé ăn trong ngày mẹ nhé. Trường hợp bé bị nghẹt mũi hoặc mệt quá không mút được núm vú mẹ bón cho con bằng thìa để giúp con đỡ mất sức hơn.
- Nếu bé đang mọc răng, hãy thử thay đổi nhiệt độ của sữa vì lúc này bé sẽ thích sữa có nhiệt độ mát hơn bình thường. Kết hợp xoa bóp nướu giúp bé giảm đau khi răng mới nhú ra mẹ nhé!
- Đối với bé từ 6 tháng trở lên, ngoài việc bổ sung sữa, mẹ cho bé ăn thêm nhiều bữa, mỗi bữa từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng và protein như thịt, sữa, cá, trứng… thêm một chút dầu, mỡ để cung cấp thêm năng lượng trong ngày cho con.
3. Mẹo giúp bé bú bình vào ban đêm
Với những thông tin trên chắc hẳn mẹ đã nắm bắt được các nguyên nhân và cách khắc phục khi con không chịu bú bình vào ban đêm rồi đúng không ạ? Ngoài những trường hợp đó, Góc của mẹ sẽ chia sẻ thêm các mẹo giúp bé dễ dàng bú bình vào ban đêm như sau:
1 – Mẹ để bé chủ động ngậm vào núm vú ti thay vì đưa trực tiếp vào miệng con: Mẹ hãy dùng đầu núm ti cù nhẹ vào môi trên, đợi bé mở miệng và ngậm vào núm ti. Tuyệt đối không nên nhét núm ti vào miệng khi con chưa sẵn sàng nhé mẹ. Con rất dễ nổi cáu đó ạ.
2 – Cho bé bú bình bằng sữa mẹ trước khi dùng sữa công thức: Khi mới tập bú bình, mẹ đừng ngắt sữa mẹ mà hãy cho bé ti xen kẽ để con có thời gian thích nghi. Sau khi con đã quen ti bình, ti được nhiều và nhanh mẹ mới chuyển sang dùng sữa công thức nhé.
3 – Luôn bình tĩnh và kiên định: Nếu bé chưa chịu măm ngay, mẹ cũng đừng quá vội vàng, lo lắng. Bé rất nhạy cảm nên có thể cảm nhận được cảm xúc và phản ứng của mẹ, thậm chí trở nên sợ hãi và không chịu hợp tác.
4 – Thử thay đổi bình sữa, núm ti để xem phản ứng của bé:
Khi bé mới tập ti bình, mẹ khó biết được loại bình và núm ti nào phù hợp với con và không phải bé nào cũng “dễ tính” để mẹ tự quyết định núm ti và bình sữa cho mình. Do đó, mẹ cân nhắc thay đổi bình sữa và núm ti, đặc biệt trong trường hợp bé từ chối cho núm ti vào miệng, gào khóc hoặc bỏ bữa triền miên để có lựa chọn phù hợp nhất với con yêu.
Một khi bé đã ưng bình sữa và núm ti mới thì con sẽ ti rất ngoan, thậm chí làm mẹ bất ngờ vì ti nhanh hơn bình thường. Mẹ cũng không còn lo lắng về tình trạng trẻ không chịu bú bình vào ban đêm hay sợ con bị còi xương, chậm lớn nữa nhé.
4. Câu hỏi thường gặp khi bé không chịu bú bình vào ban đêm
4.1. Trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm không bú có sao không?
Đối với bé sơ sinh đã ăn đủ cữ và lượng sữa vào ban ngày, nếu không tỉnh dậy khóc đòi bú, bé ngủ xuyên đêm không sao và không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé. Thậm chí khi bé ngủ xuyên đêm còn tạo điều kiện để con nhận được hormone HGH – một loại nội tiết tố đậm đặc hỗ trợ tăng trưởng nhanh ở bé sơ sinh.
4.2. Có nên đánh thức bé dậy bú bình không?
Đối với những bé dưới 2 tháng, con chưa nhận thức được việc cần phải thức dậy để ti, nếu ngủ xuyên đêm trong tình trạng bị đói, khi dậy con rất dễ bị lả. Vì vậy, mẹ nên chủ động đánh thức con dậy ti mỗi 2 giờ một lần trong 2 tháng đầu.
Từ tháng thứ 3, nếu mẹ thấy bé phát triển ổn định theo đúng tiêu chuẩn, lên cân đều, mẹ nên cho bé bú nhiều vào ban ngày để giảm cữ đêm của con, giúp hạn chế tình trạng thức dậy giữa chừng, ngắt cữ ngủ.
4.3. Có nên cho bé vừa ngủ vừa bú bình không?
Mẹ không nên cho bé vừa ngủ vừa bú bình nhé. Nếu bé sử dụng núm ti có lỗ sữa tròn, ngay cả khi bé đã ngủ trong tư thế ngậm ti, không còn mút sữa nữa thì sữa vẫn có thể chảy vào tai bé khiến bé bị sặc, thậm chí nghiêm trọng hơn còn gây nhiễm trùng tai nặng, viêm tai giữa.
Bé vừa ngủ vừa bú bình còn gây ra các vấn đề về răng như sâu răng, ngứa da do sữa rỉ xuống má làm da bé ẩm ướt suốt đêm, gây kích ứng da, ngứa ngáy, không tốt cho bé một chút nào mẹ ạ.
Vậy là mẹ đã hiểu tại sao trẻ không chịu bú bình vào ban đêm và cách xử lý rồi đúng không ạ. Thực chất, bé không chịu ti bình đêm không quá nghiêm trọng và bé sẽ dần thích ứng được nếu mẹ hiểu và biết cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống của bé. Hãy yên tâm và bình tĩnh xử lý mẹ nhé!
Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn, hãy để lại bình luận để được tư vấn nhanh nhất.