Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn đỏ ở đầu như: Vệ sinh da đầu sai cách, kích ứng, dị ứng hoặc trẻ bị nhiễm bệnh lý da liễu,… Đa số các trường hợp không nguy hiểm, nhưng lại khiến bé khó chịu, ngứa ngáy, rụng tóc,… Mẹ đọc bài viết dưới đây để hiểu da con và biết cách chăm sóc phù hợp nhé!
Mục lục
1. Lý do khiến trẻ bị mẩn đỏ ở đầu
Bé bị nổi mẩn đỏ ở đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ quan sát kỹ các biểu hiện của bé, xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp nhé.
1 – Nấm da đầu: Nấm da đầu do các chủng nấm thuộc nhóm Dermatophytes gây ra, thường gặp khi bé tiếp xúc trực tiếp với người đang bị nấm, dùng chung quần áo, khăn, gối, ga trải giường, lược,… với người mắc.
Các nốt mẩn do nấm da đầu thường mọc thành từng đám, mảng hình tròn, có vảy trắng như gàu. Vùng bị mẩn thường ngứa dữ dội, mềm và sưng hơn so với vùng da khác. Ngoài ra, bé có thể có mụn nước, rụng tóc, bong tróc,…
2 – Viêm da tiết bã nhờn: Bé bị viêm da tiết bã nhờn ở đầu, dân gian còn gọi là “cứt trâu” do việc tăng tiết dầu nhờn quá mức gây bít tắc lỗ chân lông. Vấn đề này chủ yếu gặp ở bé sơ sinh và bé dưới 1 tuổi. Khi bé bị viêm da tiết bã, mẹ sẽ thấy đầu bé xuất hiện những nốt mẩn đỏ, da đầu nhờn, dính, có nhiều vảy trắng hoặc vàng, có thể gây ngứa hoặc không.
3 – Dị ứng: Các tác nhân dị ứng khiến bé nổi mẩn đỏ ở đầu như:
- Hoá chất: Các sản phẩm tắm gội, dưỡng tóc kém chất lượng chứa hóa chất như Paraben, Phthalate, Phenoxyethanol, Triclosan,… làm da đầu bé bị kích ứng.
- Thức ăn: Một số thực phẩm giàu protein có thể làm bé bị dị ứng như sữa bò, hải sản, trứng, lạc,…
- Thời tiết: Khi thời tiết hanh khô hoặc thay đổi đột ngột làm cho cơ thể của bé không thích ứng kịp, dễ có phản ứng quá mức gây dị ứng.
Các vết mẩn do dị ứng thường dày, đỏ, li ti và gây ngứa rát. Ngoài ra, có thể xuất hiện triệu chứng như da khô, ửng đỏ, tróc vảy, sốt nhẹ (38 độ C), chán ăn, mất tập trung,…
4 – Rôm sảy: Rôm sảy là vấn đề về da thường gặp, nhất là vào mùa hè. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng, cơ thể bé tiết nhiều mồ hôi kết hợp với bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông, nổi mẩn đỏ. Rôm sảy có thể mọc ở khắp cơ thể nhưng chủ yếu ở những vị trí tiết nhiều mồ hôi như đầu, cổ, nách, lưng, ngực,… với biểu hiện: Nốt mẩn li ti mọc thành đám, hồng hoặc hơi đỏ, có thể xuất hiệncó mụn nước xen lẫn vết mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu…
5 – Vảy nến da đầu: Vảy nến da đầu được xác định do di truyền từ người thân trong gia đình, rối loạn hệ miễn dịch hoặc do môi trường ô nhiễm. Biểu hiện thường là các mảng vảy, mảng bám màu trắng hoặc vàng, đỏ và bong tróc. Vảy nến da đầu hay đi kèm với các triệu chứng ngứa, rát, rụng tóc.
6 – Bé bị phát ban đỏ: Phát ban gây mẩn đỏ trên da thường do các dị nguyên như các chất hóa học trong tã hoặc quần áo, phấn hoa, lông động vật, hoặc do côn trùng cắn (muỗi, bọ chét, ve rận,…). Các nốt mẩn có màu đỏ, có thể có viền màu trắng bao quanh, mật độ thường dày, tập trung thành mảng hay đám. Vùng da bị phát ban có thể bị sưng, ngứa rát da, sốt nhẹ (38 độ C),…
2. Cách xử lý vấn đề trẻ bị mẩn đỏ ở đầu
Với từng nguyên nhân sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Mẹ theo dõi để biết cách chăm bé nhà mình nhé!
2.1. Bé bị nấm da đầu
Khi bé bị nấm da đầu, mẹ cho bé đi khám bác sĩ để được chỉ định thuốc nấm đầu phù hợp. Cùng với đó, mẹ chú ý:
- Gội sạch đầu bé hằng ngày bằng nước ấm và sản phẩm tắm gội chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh có thành phần thiên nhiên, lành tính. Đặc biệt, khi bé bị nấm đầu, mẹ ưu tiên chọn dầu/bọt tắm gội có chứa các thành phần dưỡng ẩm như inca inchi, tinh dầu bưởi để phục hồi da nhanh hơn. Tránh xa các loại tắm gội có thành phần hóa học: Phthalate, paraben, triclosan, Fluoride, Polylene Glycol, talc, hương liệu tổng hợp,… mẹ nhé!
- Cắt móng tay cho bé 1 lần/tuần, tránh bé cào, gãi mạnh làm xước, tổn thương vùng nổi mẩn
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng như cam, ổi, cà rốt,…
Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi sau 6 – 8 tuần. Trong trường hợp bé không khỏi sau 3 tháng hoặc có biểu hiện: xuất hiện quá nhiều vảy, gàu, tóc bé bị rụng nhiều, có mùi, vùng nổi mẩn sưng đỏ, có mủ,… mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.
2.2. Viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ trở thành bệnh mãn tính, khó điều trị. Do đó, mẹ chú ý:
- Vệ sinh sạch sẽ: Gội đầu cho bé hằng ngày bằng dầu gội chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh có thành phần lành tính, dịu nhẹ. Mẹ nhớ xả sạch, kỹ đầu bé bằng nước ấm sau khi gội và sấy khô tóc cho bé, tránh để đầu bé ẩm ướt lâu.
- Hạn chế đội mũ: hoặc sử dụng những loại mũ rộng rãi, có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton, lanh, lụa,…
- Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng: Chú ý bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E, Omega 3,… để tăng cường sức đề kháng cho bé.
Lưu ý: Nếu sau 2 tuần bé có dấu hiệu nặng hơn: vùng bị mẩn sưng đỏ hoặc có mủ, bé khó chịu, mất ngủ, bỏ ăn, có dấu hiệu nhiễm trùng như viêm, sưng tấy, sốt,… mẹ đưa bé đến khám bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.
2.3. Dị ứng
Bé bị dị ứng sẽ nhanh khỏi sau 1 ngày nếu mẹ xác định được nguyên nhân gây dị ứng và loại bỏ chúng. Ngoài ra, để bé nhanh khỏi hơn, mẹ chú ý:
- Cắt móng tay cho bé, không để bé cào, gãi mạnh da đầu làm xước, tổn thương vùng nổi mẩn
- Tắm gội cho bé bằng sản phẩm tắm gội chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh. Mẹ đọc kỹ bảng thành phần trước khi sử dụng cho bé nhé!
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin C,… để tăng cường sức đề kháng cho bé.
Nếu gặp khó khăn trong việc tìm ra nguyên nhân bé bị mẩn đỏ ở đầu hoặc nếu các nốt mẩn ngày càng lan rộng hoặc nghiêm trọng hơn, sốt cao, khó thở, thở khò khè,… mẹ đưa bé đến khám bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.
2.4. Rôm sảy
Rôm sảy sẽ thường hết trong vòng 7 – 10 ngày nếu như mẹ phát hiện sớm và chăm sóc cho bé đúng cách. Mẹ lưu ý:
- Tắm gội hằng ngày bằng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé, ưu tiên thành phần thiên nhiên như ica ichi, tinh dầu bưởi, tinh dầu tía tô,… dịu nhẹ, an toàn.
- Cho bé ăn, uống các thực phẩm có tính mát như sắn dây, đậu đen,… Nếu bé đang trong thời gian bú mẹ, mẹ chủ động ăn những món này vì “mẹ ăn gì, bé ăn đó” đấy ạ.
Lưu ý: Trong trường hợp bé bị mẩn đỏ kéo dài hơn 10 ngày, vùng nổi mẩn ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn, bé bị ốm sốt, mệt mỏi,… mẹ đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp.
2.5. Vảy nến da đầu
Khi bé bị vảy nến da đầu, mẹ đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc phù hợp. Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi vảy nến sau khoảng 4 – 6 tuần. Nếu diện tích vảy nến da đầu lớn hoặc tình trạng của bé không thuyên giảm sau 2 tháng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị.
2.6. Bé bị phát ban đỏ
Các trường hợp bị phát ban thể nhẹ có thể khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà bằng cách:
- Tắm gội hằng ngày bằng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé, ưu tiên thành phần thiên nhiên như ica ichi, tinh dầu bưởi, tinh dầu tía tô,… dịu nhẹ, an toàn.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ, ưu tiên các thực phẩm có tính mát như rau ngót, bí xanh, đậu đen, nước dừa,… Nếu bé vẫn bú mẹ, mẹ chủ động ăn những món ăn có tính mát vì mẹ ăn gì là bé ăn đó.
- Cho bé uống nhiều nước/sữa hơn bình thường khoảng 300ml
Lưu ý: Nếu bé có biểu hiện nặng hơn kèm theo sốt, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy,… mẹ đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời mẹ nhé!
3. Chăm sóc và phòng ngừa khi trẻ bị mẩn đỏ ở đầu
Để tình trạng mẩn được cải thiện nhanh và phòng ngừa các bệnh lý về da, mẹ cũng cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé, ưu tiên thành phần chiết xuất từ tự nhiên, lành tính, có khả năng dưỡng ẩm và bảo vệ da bé như dầu dừa, bơ hạt mỡ, tinh dầu Inca inchi,…
- Giặt chăn ga, giường của bé thường xuyên 2 lần/tuần để hạn chế da đầu bé tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn.
- Hạn chế đội mũ để da đầu luôn được khô thoáng, tránh để mồ hôi, vi khuẩn tích tụ.
- Cắt móng tay cho bé 1 lần/tuần để tránh bé cào, gãi xây xước, tổn thương da làm vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp mẹ có thêm thông tin về những nguyên nhân và cách chăm sóc khi trẻ bị mẩn đỏ ở đầu. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!