Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Dấu hiệu trầm cảm trước sinh không nên chủ quan

Trầm cảm trước sinh là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Chính vì thế không chỉ có mẹ bầu mà ngay cả những người thân trong gia đình cũng cần phải nắm bắt được những dấu hiệu trầm cảm trước sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời. Từ đó giúp tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra đối với cả mẹ và em bé.

1. Trầm cảm trước sinh nguy hiểm như thế nào?

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Bristol đối với 2 nhóm phụ nữ mang thai. Một nhóm gồm 2.390 bà mẹ sinh con đầu năm 1990. 1 nhóm là 180 bà mẹ ở thế hệ sau. Kết quả cho thấy 17% bà mẹ ở thế hệ 1990 bị trầm cảm. Trong khi đó các mẹ ở thế hệ sau là 25%. Điều này cho thấy tỉ lệ trẩm cảm trước sinh ở các bà mẹ ngày càng tăng và chúng ta cần phải quan tâm để có sự cải thiện.

Vấn đề trầm cảm trong khi mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả 2 mẹ con. Mẹ sẽ ít quan tâm và chăm sóc đến bản thân, không chú ý đến thai nhi. Chính vì thế sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, hầu như chúng ta lại không hề để ý đến những dấu hiệu trầm cảm trước sinh. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các hành vi tự sát của mẹ và nguy hiểm tính mạng của con.

Trầm cảm trước sinh nguy hiểm như thế nào?
Trầm cảm trước sinh nguy hiểm như thế nào?

2. Nguyên nhân khiến mẹ bầu trầm cảm trước sinh

Nguyên nhân khiến cho phụ nữ bị trầm cảm trước sinh là bởi:

  • Chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống.
  • Không nhận được bất cứ sự quan tâm, hỗ trợ nào về mặt tinh thần.
  • Phải cân bằng giữa công việc và gia đình.
  • Nội tiết tố, tâm sinh lý thay đổi trong quá trình mang thai dẫn đến trầm cảm.

3. Dấu hiệu trầm cảm trước sinh mẹ cần biết

Các dấu hiệu trầm cảm trước sinh để chúng ta có thể nhận biết sớm bao gồm:

  • Khả năng tập trung ngày càng kém và tâm trạng có thể thay đổi một cách đột ngột.
  • Cảm thấy lo lắng quá nhiều về sức khỏe cũng như an nguy của con.
  • Dễ cáu gắt và lâm vào tình trạng hoang mang, hoảng loạn.
  • Giấc ngủ rối loạn, ngủ không yên.
  • Mệt mỏi quá độ và cảm thấy ngày càng triền miên không thể dứt ra được.
  • Không muốn ăn gì hoặc quá thèm ăn.
  • Không còn có hứng thú với chồng.
Dấu hiệu trầm cảm trước sinh mẹ cần biết
Dấu hiệu trầm cảm trước sinh mẹ cần biết
  • Không cảm thấy vui vẻ với bất cứ điều gì diễn ra xung quanh mình.
  • Tự thu mình lại và cô lập với bạn bè, người thân.
  • Cảm thấy tội lỗi. Không còn chút hy vọng vào cuộc sống. Luôn nghĩ về cái chết. Có ý định tự sát. Lên kế hoạch để kết thúc cuộc đời.
  • Nhịp tim tăng lên đột ngột, Thỉnh thoảng toát mồ hôi, khó thở thậm chí choáng ngất. Như là đang có một ai đó tấn công mình. Lúc này sẽ có triệu chứng như suy tim.
  • Cách hành xử cũng như kỹ năng giao tiếp xã hội không còn được linh hoạt như trước nữa.

4. Ứng phó như thế nào với  các dấu hiệu trầm cảm trước sinh

Nếu bạn đang bắt đầu thấy xuất hiện những dấu hiệu trầm cảm trước sinh như trên thì hãy có những biện pháp để giúp giải quyết vấn đề này. Các cách mà người bị trầm cảm có thể áp dụng bao gồm:

  • Đơn giản hóa mọi vấn đề mà mình đang gặp phải. Không cố sức làm những việc bình thường để tránh mệt mỏi, căng thẳng.
  • Hãy luôn luôn quan tâm và ưu tiên bản thân mình. Bằng cách đi spa chăm sóc bản thân, ăn những món mình thích. Dành thời gian làm các việc mà mình thích và cảm thấy thoải mái.
  • Tâm sự vấn đề mà mình đang gặp phải cho người thân, bạn bè. Như vậy bạn sẽ không còn cảm thấy sợ hãi và lo lắng một mình nữa.
  • Hãy nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh. Nếu mẹ có những cảm xúc tiêu cực thì cũng sẽ ảnh hưởng không tốt một chút nào đến con của mình cả.
Ứng phó như thế nào với  các dấu hiệu trầm cảm trước sinh
Ứng phó như thế nào với  các dấu hiệu trầm cảm trước sinh
  • Thư giãn và cảm nhận mọi thứ xung quanh. Không nên suy nghĩ quá nhiều. Luôn giữ một tâm thế bình tĩnh. Hãy nghĩ đến con để con có thể phát triển tốt nhất. Như vậy mọi sự tiêu cực sẽ bị đẩy lùi.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng ví dụ như đi bộ, tập yoga. Như vậy thì tinh thần sẽ tích cực hơn.
  • Ăn socola đen giúp xóa tan các muộn phiền trong quá trình mang thai.

5. Biện pháp phòng tránh trầm cảm ở mẹ bầu

Đừng để các dấu hiệu trầm cảm trước sinh xuất hiện rồi mới tìm cách để chữa. Hãy ngăn chặn hiện tượng này để chúng không có cơ hội phát triển bằng các biện pháp sau đây:

  • Chuẩn bị cho mình thật tốt các kiến thức về tiền sản.
  • Lên kế hoạch chu đáo cho thời gian man thai của mình. Như vậy mọi việc sẽ thuận lợi hơn và bạn không phải chịu áp lực.
  • Mẹ cần phải biết và lường trước được những sự thay đổi trong tâm lý, thể trạng khi mang thai để không gặp phải cú sốc tinh thần.
  • Hãy cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, có một chế độ sinh hoạt phù hợp để nạp đầy năng lượng và loại bỏ những căng thẳng, mệt mỏi cho bản thân.
  • Luôn suy nghĩ tích cực, vui vẻ và cách tốt nhất cho sự phát triển của cả mẹ và con.
Biện pháp phòng tránh trầm cảm ở mẹ bầu
Biện pháp phòng tránh trầm cảm ở mẹ bầu

Nhận biết dấu hiệu trầm cảm trước sinh chính là cách để bạn có thể phòng ngừa cũng như có biện pháp xử lý phù hợp nếu chẳng may gặp phải tình trạng này. Hãy trở thành một người mẹ tích cực, vui vẻ để truyền năng lượng cho con.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Dấu hiệu trầm cảm trước sinh không nên chủ quan”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mách mẹ top 5+ dấu hiệu đậu thai thường gặp nhất
Mách mẹ top 5+ dấu hiệu đậu thai thường gặp nhất
Mặc dù sẽ cần xét nghiệm hoặc siêu âm để xác định chính xác mẹ đã đậu thai hay chưa. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều dấu hiệu đậu thai mà mẹ có thể cảm nhận được khi bắt đầu thai kỳ. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu về những dấu hiệu đậu […]
Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không? Hạn chế mẹ nhé!
Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không? Hạn chế mẹ nhé!
Với vị ngon và giòn đặc trưng, xà lách xoong là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, mẹ thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không? Cùng Góc của mẹ theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời mẹ nhé! […]
Bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích tuyệt vời của rau đay
Bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích tuyệt vời của rau đay
Rau xanh là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé. Vậy đối với rau đay thì sao, bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? Để có được câu trả lời chính xác, mẹ cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ […]
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết liệu có nên ăn cóc trong ba tháng đầu thai kỳ hay không, đặc biệt vì cóc là một loại quả chua. Bài viết này Góc của mẹ sẽ phân tích và giải đáp Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không? […]
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
“Bà bầu ăn củ sắn được không?” hay “bầu 3 tháng đầu ăn củ sắn được không” là băn khoăn được nhiều mẹ rất thắc mắc và quan tâm thời gian qua. Hiểu được điều này, Góc của mẹ sẽ giải đáp câu hỏi này ngay dưới đây.  1. Bà bầu ăn củ sắn được […]
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Quả na là loại quả nhiệt đới phổ biến, được nhiều người yêu thích, liệu có phù hợp cho bà bầu sử dụng? Ở bài biết này, hãy cùng Góc của mẹ giải đáp bà bầu ăn na được không ngay dưới đây. 1. Bầu ăn na được không? Bà bầu ăn na được không? […]
Giỏ hàng 0