Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Phương pháp điều trị bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi toàn phần (TAPVR) ở trẻ em

Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi toàn phần – Total Anomalous Pulmonary Venous Return (TAPVR) hoặc Bất thường kết nối tĩnh mạch phổi toàn phần – Total Anomalous Pulmonary Venous Connections (TAPVC) chiếm khoảng 1% các trường hợp tim bẩm sinh xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

1. TAPVR là gì?

Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi toàn phần (TAPVR) khiến máu giàu oxy không quay trở lại từ phổi đến tâm nhĩ trái. Thay vào đó, máu giàu oxy trở lại bên phải của trái tim. Ở đây, máu giàu oxy trộn lẫn với máu nghèo oxy. Từ đó khiến bé nhận được ít oxy hơn mức cần thiết của cơ thể.

TAPVR là gì
TAPVR là gì?

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây TAPVR ở trẻ sơ sinh hầu như vẫn chưa được tìm ra. Một số bé bị dị tật tim do thay đổi gen hoặc nhiễm sắc thể. Những loại dị tật tim này cũng được cho là sự kết hợp của gen và các yếu tố khác. Như mẹ tiếp xúc trong môi trường độc hại, thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể hoặc thuốc mẹ uống.

2. Chẩn đoán

TAPVR có thể được chẩn đoán khi mang thai. Nhưng thường thì khiếm khuyết này được chẩn đoán ngay sau khi em bé chào đời.

2.1. Trong khi mang thai

Khi mang thai, có các xét nghiệm sàng lọc (còn gọi là xét nghiệm trước sinh) để kiểm tra dị tật bẩm sinh và các tình trạng khác. TAPVR có thể được nhìn thấy khi siêu âm. Một số phát hiện từ siêu âm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán xem em bé có thể mắc TAPVR hay không. Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm tim thai để xác định chẩn đoán. Siêu âm tim thai là siêu âm tim của thai nhi. Xét nghiệm này có thể cho thấy các vấn đề của cấu trúc tim và cách tim hoạt động khi có khiếm khuyết này.

Sẽ dễ dàng hơn để bác sĩ phát hiện khiếm khuyết này sau khi bé sinh ra
Sẽ dễ dàng hơn để bác sĩ phát hiện khiếm khuyết này sau khi bé sinh ra

Tuy nhiên, TAPVR không được phát hiện phổ biến trong thai kỳ. Thật khó để các bác sĩ nhìn thấy các tĩnh mạch phổi trong các xét nghiệm sàng lọc trước sinh vì không có nhiều máu đi đến phổi trước khi em bé được sinh ra. Sẽ dễ dàng hơn để bác sĩ phát hiện khiếm khuyết này sau khi bé sinh ra.

2.2. Sau khi sinh

Các triệu chứng thường xảy ra khi sinh hoặc rất sớm sau đó. Trẻ sơ sinh mắc TAPVR có thể có màu da hơi xanh, hoặc tím tái. Vì máu của chúng không mang đủ oxy. Trẻ sơ sinh mắc TAPVR hoặc các tình trạng khác gây ra chứng xanh tím có thể có các triệu chứng như: 

  • Khó thở 
  • Tiếng thổi của tim
  • Mạch yếu 
  • Màu da tím hoặc hơi xanh 
  • Bú kém 
  • Buồn ngủ cực độ

Nếu nghi ngờ bé mắc bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán TAPVR. Xét nghiệm phổ biến nhất là siêu âm tim. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể sử dụng điện tâm đồ (EKG), chụp X-quang ngực, đặt ống thông tim hay các xét nghiệm y tế khác.

TAPVR là khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng (CHD) cũng có thể được phát hiện khi sử dụng đo độ bão hoà oxygen. Nếu độ oxy trong máu thấp có thể là dấu hiệu của TAPVR.

3. Phương pháp điều trị TAPVR

Trẻ bị TAPVR cần phẫu thuật để điều trị. Độ tuổi phẫu thuật được thực hiện tuỳ thuộc vào mức độ bệnh trẻ và cấu trúc của các kết nối bất thường giữa các tĩnh mạch phổi và tâm nhĩ phải. Mục tiêu của phẫu thuật là khôi phục lưu lượng máu bình thường qua tim.

Trẻ mắc TAPVR cần tái khám thường xuyên
Trẻ mắc TAPVR cần tái khám thường xuyên

Trẻ cần tái khám định kỳ sau phẫu thuật 1, 3, 6, 12 tháng, và sau đó mỗi 6-12 tháng dưới sự theo dõi sát sao của bác sĩ.

Trẻ em hoặc người lớn mắc TAPVR cần tái khám thường xuyên với bác sĩ tim mạch để theo dõi tiến trình. Đồng thời tránh các biến chứng và kiểm tra tình trạng sức khoẻ khi già đi.

 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Phương pháp điều trị bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi toàn phần (TAPVR) ở trẻ em”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0