Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sứt môi hở hàm ếch – Những thông tin mẹ bầu cần lưu ý

Sứt môi hở hàm ếch là một dạng dị tật bẩm sinh xảy ra khi môi hoặc miệng của bé phát triển không đúng cách. Ước tính mỗi năm tại Hoa kỳ, có khoảng 2.650 bé sinh ra bị hở hàm ếch và 4.440 bé bị sứt môi, đây là dạng dị tật phổ biến mà mẹ cần lưu ý để phòng tránh ngay từ những tháng đầu thai kỳ.

1. Sứt môi và hở hàm ếch là gì?

1.1 Sứt môi

Môi được hình thành từ giữa tuần thứ 4 và thứ 7 của thai kỳ. Khi thai nhi phát triển, mô cơ thể và các tế bào đặc biệt từ hai bên đầu phát triển về phía trung tâm của khuôn mặt và kết hợp với nhau để tạo thành các bộ phận trên khuôn mặt, như môi và miệng. Nếu mô tạo nên môi không kết hợp hoàn toàn với nhau vào quá trình phát triển trước khi sinh sẽ khiến trẻ sinh ra bị sứt môi.

Trẻ bị sứt môi cũng có thể bị hở hàm ếch
Trẻ bị sứt môi cũng có thể bị hở hàm ếch

1.2 Hở hàm ếch

Vòm miệng được hình thành giữa tuần thứ 6 và thứ 9 của thai kỳ. Khe hở vòm miệng xảy ra cũng vì các mô tạo nên vòm miệng không kết hợp hoàn toàn với nhau. Đối với một số bé, chỉ một phần của vòm miệng bị hở, hoặc có trường hợp cả phần trước và phần sau của vòm miệng đều hở.

Hội chứng này có thể được nhận diện ngay sau khi bé được sinh ra. Trên môi hoặc vòm miệng bé xuất hiện vết nứt như một khe nhỏ, vết nứt có thể kéo dài từ môi xuyên qua nướu trên rồi dừng lại ở phần dưới mũi.

2. Các vấn đề của trẻ sứt môi, hở hàm ếch

Trẻ bị sứt môi hoặc hở hàm ếch thường có vấn đề khi ăn, phát âm và có thể bị nhiễm trùng tai. Bé cũng có thể gặp vấn đề về thính giác và răng.

Ngoài ra, khi trẻ gặp vấn đề như khó nuốt, nói bằng giọng mũi, tái phát nhiễm trùng tai liên tục thì mẹ nên lưu ý đưa bé đến bệnh viện thăm khám bởi có thể trẻ bị hở hàm ếch ở các cơ vòm miệng (hở hàm ếch dưới niêm mạc miệng), dạng hàm ếch này thường không được chú ý và không thể chẩn đoán cho tới khi dấu hiệu có khuynh hướng tiến triển.

3. Chẩn đoán

Sứt môi có thể được chẩn đoán khi mang thai bằng siêu âm thông thường, mẹ nên đi siêu âm trong khoảng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Mẹ cũng cần hiểu rõ hơn về xét nghiệm sàng lọc trước sinh.

Thường xuyên siêu âm và khám thai để nhận biết sớm dị tật ở trẻ

Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán hở hàm ếch sau khi bé sinh ra. Tuy nhiên, một số loại sứt môi, hở hàm ếch có thể không được chẩn đoán cho đến khi bé lớn.

4. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây hội chứng này ở hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa được làm rõ. Nhưng một số lý do có thể khiến trẻ mắc dị tật này như:

  • Sự thay đổi gen trong quá trình bé phát triển
  • Gia đình có người bị sứt môi hoặc có người bị hở hàm ếch
  • Môi trường mẹ tiếp xúc khi mang thai
  • Thực phẩm mẹ ăn uống trong thai kỳ

Gần đây, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh CDC (Centers for Disease Control and Prevention) đã báo cáo những phát hiện quan trọng trong nghiên cứu về một số yếu tố làm tăng nguy cơ bé mắc hội chứng:

  • Mẹ hút thuốc trong khi mang thai
  • Mẹ từng mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai
  • Mẹ dùng một số loại thuốc để điều trị bệnh động kinh, như Topiramate hoặc Valproic Acid trong 3 tháng đầu của thai kỳ

5. Cách khắc phục

Mặc dù sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ xảy ra phổ biến nhưng là loại dị tật có thể khắc phục bằng phẫu thuật.

Sứt môi, hở hàm ếch là dị tật có thể chữa bằng phẫu thuật

Phẫu thuật cho bé bị sứt môi thường được thực hiện trong vài tháng đầu khi bé sinh ra. Các sĩ khuyến cáo nên phẫu thuật trong vòng 12 tháng đầu đời. Với bé bị hở hàm ếch, các bác sĩ khuyến nghị phẫu thuật cho bé trong vòng 18 tháng đầu đời hoặc sớm hơn nếu có thể.

Với trình độ y tế như hiện nay, phẫu thuật có thể giúp cải thiện khuôn mặt, thính giác và khả năng ngôn ngữ của bé. Trẻ sinh ra bị sứt môi có thể cần thêm những phương pháp điều trị và dịch vụ khác. Ví dụ như chăm sóc nha khoa, chỉnh nha hoặc trị liệu ngôn ngữ.

6. Phòng ngừa sớm sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ

Mẹ bầu nên thực hiện những điều sau để giảm thiểu nguy cơ sứt môi hoặc hở hàm ếch cho con:

  • Xét nghiệm, chẩn đoán để phát hiện sớm dị tật thai nhi. Tham khảo về xét nghiệm dị tật tại đây.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về di truyền khi gia đình có người mắc dị tật
  • Bổ sung vitamin tổng hợp trước và trong khi mang thai
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá
  • Nghỉ ngơi thư giãn tuyệt đối, tránh stress, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm độc hại, nơi chứa nhiều mầm bệnh, hóa chất

Cha mẹ đều mong muốn con sinh ra lành lặn và khỏe mạnh. Nhưng nếu như bé không may gặp khiếm khuyết bẩm sinh, cha mẹ phải mạnh mẽ hơn bao giờ hết để đồng hành cùng con và cổ vũ bé vượt qua cuộc hành trình này.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sứt môi hở hàm ếch – Những thông tin mẹ bầu cần lưu ý”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích tuyệt vời của rau đay
Bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích tuyệt vời của rau đay
Rau xanh là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé. Vậy đối với rau đay thì sao, bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? Để có được câu trả lời chính xác, mẹ cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ […]
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết liệu có nên ăn cóc trong ba tháng đầu thai kỳ hay không, đặc biệt vì cóc là một loại quả chua. Bài viết này Góc của mẹ sẽ phân tích và giải đáp Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không? […]
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
“Bà bầu ăn củ sắn được không?” hay “bầu 3 tháng đầu ăn củ sắn được không” là băn khoăn được nhiều mẹ rất thắc mắc và quan tâm thời gian qua. Hiểu được điều này, Góc của mẹ sẽ giải đáp câu hỏi này ngay dưới đây.  1. Bà bầu ăn củ sắn được […]
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Quả na là loại quả nhiệt đới phổ biến, được nhiều người yêu thích, liệu có phù hợp cho bà bầu sử dụng? Ở bài biết này, hãy cùng Góc của mẹ giải đáp bà bầu ăn na được không ngay dưới đây. 1. Bầu ăn na được không? Bà bầu ăn na được không? […]
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Thực đơn mẹ khỏe, bé an toàn
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Thực đơn mẹ khỏe, bé an toàn
Mang thai là một quá trình diệu kỳ, mang lại nhiều niềm vui nhưng cũng không tránh khỏi một số rắc rối sức khỏe, trong đó có tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy ở bà bầu gây mất nước, mất chất điện giải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát […]
Bà bầu ăn ốc được không? 3 lưu ý quan trọng
Bà bầu ăn ốc được không? 3 lưu ý quan trọng
Bầu ăn ốc được không? hay bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không là băn khoăn của nhiều mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Hiểu được trăn trở này, Góc của mẹ hôm nay sẽ giải đáp bầu ăn ốc có sao không, các loại ốc bà bầu nên ăn, các loại ốc bà […]
Giỏ hàng 0