Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Vợ tôi ốm nghén khi mang thai và những câu chuyện giờ tôi mới hiểu!

Vợ tôi lần đầu mang thai bị ốm nghén, cô ấy dành thời gian để “ôm” bồn cầu còn nhiều hơn ôm tôi

ốm nghén khi mang thaiTrước khi chứng kiến cảnh vợ ốm nghén, tôi vẫn đinh ninh rằng ốm nghén là chuyện bình thường trong thai kỳ, cũng chỉ đọc, xem trên internet mà thôi. Tôi hình dung rằng vợ tôi sẽ thức dậy và cảm thấy buồn nôn, sau đó nôn nao trong người rồi kết thúc, còn lại hầu hết thời gian trong ngày đều ổn cả. Ngày hôm sau cũng đều lặp lại như vậy. Đừng hiểu sai ý tôi nhé, nghe kể có vẻ vẫn mệt mỏi, nhưng vẫn không khủng khiếp như những gì mà vợ tôi đã trải qua trong những ngày gần đây.

Vợ tôi bị ốm nghén vào khoảng tuần thứ 6 thai kỳ. Các ông cứ tưởng tượng đang đi tàu bị say sóng, đang đi xe ô tô mà bị say xe ấy. Ốm nghén cũng tương tự như vậy. Vợ tôi bảo, cô ấy cảm thấy buồn nôn vô cùng, có thể nôn ra ngay được luôn. Cô ấy thấy bụng trống rỗng, không muốn ăn nhưng vẫn biết cần ăn để nuôi dưỡng con chúng tôi. Rồi ý nghĩ về thức ăn lại khiến cô ấy buồn nôn, cứ luẩn quẩn theo vòng tròn khép kín như vậy. 

Tình trạng này kéo dài từ lúc bắt đầu tỉnh dậy, vợ tôi không thể ngủ lại được sau tiếng chuông báo thức. Tôi đã tìm kiếm các cách khắc phục ốm nghén khi mang thai để giúp cô ấy thấy đỡ hơn trên Google, tìm kiếm các ý tưởng giúp dạ dày vợ tôi dễ chịu hơn trước khi bắt đầu một ngày mới.

Chuyện ăn uống

Khay đồ ăn vặt mà tôi thường dùng để snack, gà, heo khô,… cạnh chỗ ngồi xem TV  giờ đây thay bằng một loạt đồ ăn nhẹ dành riêng cho vợ tôi: bánh quy mặn, bơ đậu phộng, bánh mì, bánh mì vòng, rau, trái cây…. Đồ ăn thay được thay đổi thường xuyên tùy theo sở thích của vợ tôi. Hơn ai hết, tôi thực sự muốn làm điều gì đó để giảm bớt sự khó chịu của vợ, nhưng tôi chẳng thể làm gì hơn ngoài việc tích cực tìm kiếm thêm thức ăn cho cô ấy. Tôi có cả list đồ vợ không ăn được lần đồ vợ ăn được luôn đấy. Tạm biệt phở gà, hẹn gặp lại khoai tây chiên, xoài chua thì xuất hiện ngày càng nhiều trong nhà. Tôi không thích trạng thái không làm được gì khi vợ mình mệt mỏi, nhưng thực sự “công việc tạo mới” chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là khi con chúng tôi (hiện ở trong bụng cô ấy) có vẻ hơi “quậy” một chút.

ốm nghén khi mang thaiChuyện không gian

Có những ngày vợ tôi kêu mệt, cô ấy bảo chỉ muốn nằm trên sofa và ngủ. Nhưng có vẻ con gái trong bụng không đồng ý, đặc biệt là vào mùa hè, không khí oi bức, ngột ngạt. Tình trạng ốm nghén thai kỳ của cô ấy càng tệ hơn. Tôi thường đưa cô ấy ra ngoài đi bộ sáng sớm để hít thở không khí trong lành, mỗi lần như vậy, tâm trạng và sức khỏe của vợ tôi đều tốt hơn. Nhà tôi ở chung cư, cũng may dưới khuôn viên chung cư có khoảng sân rộng, lại nhiều cây nên không gian khá dễ chịu, vận động theo tôi biết cũng tốt cho em bé hơn.

Ở nhà, tôi thường xuyên mở thông gió cửa sổ và cửa chính để không khí lưu thông. Lúc ở nhà, không ra ngoài được, vợ tôi cũng thấy “dễ thở” hơn. 

ốm nghén khi mang thaiChuyện nghỉ ngơi

Những tháng đầu thai kỳ này, vợ tôi vẫn đi làm như bình thường. Tôi biết cô ấy cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Mấy việc nhà, bình thường vợ làm việc này thì tôi đỡ việc kia. Trong khoảng thời gian này, tôi cũng chủ động làm gần hết. Các ông cứ tưởng tượng, say tàu xe mỗi chuyến công tác xa đã rất mệt rồi, đây vợ ốm nghén “say” cả ngày, chỉ chực nhìn cái gì cũng buồn nôn, đỡ được cái gì thì đỡ cái đó. Nhiều khi nó cũng bảo đảm an toàn cho con gái tôi đang lớn dần trong bụng cô ấy nữa. Trừ những hôm có chuyến công tác hay họp đột xuất, tôi thường nhờ mẹ tôi – bà nội sang chăm cô ấy, còn lại dành tối đa thời gian, cố gắng về sớm nấu bữa cơm, quét cái nhà, rửa cái bát, để cô ấy có thời gian nghỉ ngơi, chợp mắt nhiều hơn. 

ốm nghén khi mang thaiChuyện uống nước

Ngoài bình nước chính ở phòng khách, vợ tôi hay để sẵn các loại bình nước nhỏ ở từng phòng trong nhà cho tiện lấy. Cô ấy cũng nhắc tôi phải uống nước thường xuyên. Chuyện này khi mang thai, nhất là khi nghén cần đặc biệt quan tâm. Ngay cả khi dạ dày không có chút thức ăn nào, vẫn cần đảm bảo luôn uống đủ nước. Vợ tôi rất sợ không uống đủ nước phải nhập viện truyền dịch, sợ ảnh hưởng đến con gái trong bụng. Trước kia tôi coi nhẹ việc này, giờ mỗi sáng tôi thường chia sẵn, rót đầy nước vào các bình nhỏ ở mỗi phòng để cô ấy ngồi đâu cũng uống nước dễ dàng. Một mẹo nữa, tôi có đọc được để chia sẻ cho vợ tôi, một lần uống nước nên uống nhiều ngụm nhỏ từng chút một sẽ dễ chịu hơn uống một ngụm to 1 lần.

ốm nghén khi mang thai

Chuyện tinh thần

Có hôm, vợ bảo tôi sao người ta bảo ốm nghén mang thai chóng qua, mà em ròng rã 5 tuần nay rồi vẫn mệt thế này. Tôi chỉ biết ôm vợ tôi thôi, điều khiến vợ tôi luôn mạnh mẽ bởi cô ấy biết, bị nghén có nghĩa là con gái chúng tôi vẫn khỏe mạnh, là dấu hiệu tích cực để chúng tôi biết có nhiều khả năng chúng tôi sẽ được gặp con sau 9 tháng 10 ngày. Vợ chồng tôi thường ngồi cùng nhau hình dung con mình sẽ như thế nào, chiếc mũi đáng yêu, đôi mắt to tròn của con tiếp thêm động lực cho cô ấy vượt qua những ngày khó khăn này. Cô ấy sẽ sớm được ăn món bánh kem ưa thích của cô ấy thường xuyên hơn. 

ốm nghén khi mang thai

Phải thực sự chứng kiến, đồng hành mới thấy vợ tôi mang thai vất vả như thế nào. Chưa bao giờ tôi thấy cô ấy gầy đi như vậy. Đợt đó tôi cũng đi hỏi han, search trên Google suốt.  Một vài kinh nghiệm tôi rút ra được sau khi cùng vợ tôi trải qua thời gian ốm nghén mang thai cho các ông:

1. Ốm nghén thực sự rất mệt và khó chịu, như say tàu say xe, kéo dài suốt cả ngày. Vợ không ăn được nhiều nhưng vẫn cần ăn để nuôi dưỡng con, nên chỉ cần cô ấy thích hay ăn được món gì mà không buồn nôn, hãy đi mua cho cô ấy ngay!

2. Thức ăn, đồ uống với gừng có thể có khả năng giảm ốm nghén

3. Không gian sống cần thoáng khí, mát mẻ

4. Tạo cơ hội cho vợ nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Giai đoạn mang thai, ốm nghén rất nhạy cảm, tinh thần cô ấy cũng bất ổn hơn nhiều, thay cô ấy làm việc nhà hoặc ít nhất có người giúp cô ấy, đừng để cô ấy một mình

5. Nhắc nhở cô ấy uống đủ nước mỗi ngày

6. Ốm nghén thực sự rất mệt, nhưng về mặt tích cực, nó là dấu hiệu chứng tỏ con các ông đang phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, ốm nghén buồn nôn làm giảm đáng kể sự đa dạng thực phẩm mà vợ có thể ăn, ít nguy cơ nạp chất độc hại vào cơ thể ảnh hưởng đến thai nhi. Và trạng thái ốm nghén này không kéo dài mãi mãi, thuyên giảm vào khoảng tuần thứ 16 thai kỳ. Nhớ luôn ở bên và động viên cô ấy mỗi ngày!

“Cùng bố vượt ngố chăm con” kể lại câu chuyện về sự ngố của các ông bố trong hành trình đồng hành cùng vợ sinh ra và nuôi dưỡng con, từ đó có những bí kíp giúp cho việc sinh con, chăm con thật “chill”. Nhà mình cũng có những câu chuyện Bố “ngố”, hãy kể cho Mamamy nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Vợ tôi ốm nghén khi mang thai và những câu chuyện giờ tôi mới hiểu!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Thực ra hăm tã không hề đáng sợ như tôi tưởng!
Thực ra hăm tã không hề đáng sợ như tôi tưởng!
Lần đầu con bị hăm, tôi đã cuống cuồng đưa con đi bác sĩ, nhưng thực ra không cần phải như vậy! Lần đầu làm bố, tôi hào hứng với việc đảm nhận một vai trò hoàn toàn mới. Từ việc bế con sao cho đúng tư thế, đến thay tã, dỗ con ngủ, mọi […]
LẦN ĐẦU ĐI ĐẺ VỚI VỢ KHÔNG NHƯ TÔI TƯỞNG TƯỢNG
LẦN ĐẦU ĐI ĐẺ VỚI VỢ KHÔNG NHƯ TÔI TƯỞNG TƯỢNG
Từ chia sẻ của một người lần đầu làm cha… “Vợ anh giỏi quá!” Đó là câu nói mà tôi đã lặp đi lặp lại nhiều lần suốt 72h kể từ khi con trai chúng tôi chào đời đến nỗi nó gần như trở thành câu cửa miệng của tôi. Mặc kệ người khác nghe […]
Tự hào được là người đồng hành cùng em trong khoảnh khắc chuẩn bị chào đón con chúng ta
Tự hào được là người đồng hành cùng em trong khoảnh khắc chuẩn bị chào đón con chúng ta
Mang thai và sinh con là thiên chức mà tạo hóa riêng dành cho phụ nữ. Nhưng cũng là  một hành trình vô cùng vất vả mà các bà mẹ. Vì thế, người ta hay sử dụng từ “vượt cạn” để chỉ sự đau đớn của mẹ trong phòng sinh.  Khoảnh khắc vượt cạn của […]
Hành trình ngày đầu tiên làm cha, những điều tưởng chừng không hề đơn giản
Hành trình ngày đầu tiên làm cha, những điều tưởng chừng không hề đơn giản
Ngày đầu tiên làm cha chắc hẳn là một trải nghiệm cực kỳ mới mẻ của các ông bố. Sự loay hoay, lúng túng chưa biết nên làm như thế nào. Cảm xúc vỡ òa khi bế đứa con đầu tiên của mình trong tay. Sự bỡ ngỡ, hân hoan, niềm vui nhân đôi khi […]
Khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh- ba lóng ngóng đến lạ
Khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh- ba lóng ngóng đến lạ
“Nào hãy nối bước trên đường thênh thang cha đã đi Và con hãy sống hơn cha đã sống một thời xa Rồi con sẽ lớn bao niềm vinh quang đang đón chờ Dòng đời cám dỗ con hãy vững bước bằng đôi chân Dõi bước con đi và cha mong con nên người”   […]
Có con khi đã thành “bố già”
Có con khi đã thành “bố già”
(Mặc dù không có 200 tỷ) Lỗi chủ yếu do mẹ con trốn ở đâu và xuất hiện hơi muộn. Trước 30 tuổi, bố đã từng nghĩ đến việc sớm kết hôn. Nhưng chủ yếu, những suy nghĩ lóe lên sau mỗi lần tụ tập bạn bè, ăn đầy tháng, đầy năm con của bạn. […]
Giỏ hàng 0