Ngày đầu tiên làm cha chắc hẳn là một trải nghiệm cực kỳ mới mẻ của các ông bố. Sự loay hoay, lúng túng chưa biết nên làm như thế nào. Cảm xúc vỡ òa khi bế đứa con đầu tiên của mình trong tay. Sự bỡ ngỡ, hân hoan, niềm vui nhân đôi khi thốt lên rằng: “À, mình đã là cha rồi.”
Mục lục
1. Ngày đầu tiên làm cha, điều không hề đơn giản
Ngày đầu tiên làm cha thật sự là một điều hạnh phúc mà bất kỳ ông bố nào cũng đều mong muốn. Chắc chắn là cảm giác rất hãnh diện rằng mình cũng là người có thể tạo ra sự sống. Sau đó là niềm hạnh phúc vì gia đình có thêm một thành viên mới- một bé con sau này sẽ gọi mình là “cha”. Niềm vui ấy đối với một số người là niềm hân hoan, phấn khởi. Nhưng đối với một số ông bố vẫn còn đang ở độ tuổi còn trẻ. Thì đó sẽ là điều cực kỳ bỡ ngỡ, căng thẳng khi gặp phải những khó khăn đầu tiên. Các ông bố sẽ chưa quen với việc chăm sóc các bé và phát triển mối quan hệ đầu tiên của mình với con. Do vậy, mà sự chuẩn bị kỹ càng những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để sẵn sàng đương đầu với các thử thách trong quá trình nuôi con sắp tới. Giúp việc chăm và giao tiếp với con trở nên dễ dàng hơn là điều vô cùng cần thiết.
2. Những khó khăn của ngày đầu tiên làm cha
2.1. Trách nhiệm làm cha ngày đầu tiên
Các ông bố khi chưa có con vẫn quen với cuộc sống độc lập của mình. Và cảm thấy áp lực khi phải nhận thêm trách nhiệm đối với đứa con của mình. Khi có con, không còn được nề hà các công việc. Ví dụ như mua sắm, lau chùi dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, hoặc một số hoạt động cá nhân khác. Trẻ khi còn nhỏ thì cần nhận được sự quan tâm của cả cha lẫn mẹ, chúng cần được chăm sóc liên tục và nhận được tình thương từ cả hai.
2.2. Ngày đầu tiên làm cha- Mất ngủ
Chỉ có những người lần đầu tiên làm cha mới hiểu được sự quý trọng của giấc ngủ khi một ngày chỉ được ngủ khoảng 3-4 tiếng. Thiếu ngủ dài ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất làm việc rất nhiều. Một số bé sẽ quấy khóc liên tục khiến cha mẹ cần tỉnh giấc để dỗ dành. Một số bé sẽ ngoan thì vấn đề này sẽ không còn đau đầu nhiều nữa.
2.3. Áp lực tài chính
Chi phí sinh nở, tiêm phòng ngừa bệnh, mua tã lót, bỉm sữa, quần áo cho con và các vật dụng khác sẽ tiêu tốn một khoản không nhỏ ngân quỹ của các ông bố. Áp lực tài chính sẽ ngày càng trầm trọng hơn nếu cha mẹ phải bỏ thêm chi phí để thuê người giúp việc hoặc một trong hai người phải nghỉ phép không lương hoặc chuyển một công việc khác để dành thời gian chăm sóc cho bé.
2.4. Số ngày nghỉ bị hạn chế
Không giống với các mẹ, số ngày nghỉ của cha bị hạn chế hơn rất nhiều. Lịch làm việc dày đặc và phải thường xuyên có mặt ở công ty. Khiến cho việc dành thời gian gần gũi với con sẽ ít hơn đi rất nhiều.
2.5. Giảm thời gian gần gũi với mẹ
Khi có con, cả cha lẫn mẹ đều vô cùng bận rộn. Đồng nghĩa với việc cả hai sẽ không có nhiều thời gian dành cho nhau. Mặt khác, sau khi sinh, mẹ thường dành nhiều thời gian cho bé hơn. Ngoài ra, cơ thể mẹ cũng yếu hơn so với ngày trước. Nên đời sống sinh lý của hai vợ chồng cũng trở nên bị ảnh hưởng. Do đó, người ngày đầu tiên làm cha đôi khi sẽ cảm thấy mình khá cô đơn.
2.6. Âu lo, phiền muộn
Nhiều mẹ sau sinh thường mắc chứng bệnh trầm cảm sau sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Vì vậy cha nên thường xuyên quan tâm mẹ, chăm sóc mẹ và thường xuyên trò chuyện nhiều hơn.
3. Chuẩn bị các kinh nghiệm cho ngày đầu tiên làm cha trước khi bé chào đời
3.1. Tham dự các khóa học tiền sản
Các lớp học tiền sản thường được các bệnh viện lớn đầu tư. Giúp hướng dẫn cho cha mẹ hiểu rõ hơn về quá trình mang thai và chuyển dạ. Bên cạnh đó, khóa học cũng truyền đạt lại kinh nghiệm về các cách chăm sóc cho bé. Và để hỗ trợ mẹ khi cần thiết.
3.2. Chuẩn bị kế hoạch tài chính vững chắc
Tài chính vững chắc là điều kiện tiên quyết giúp cha và mẹ có điều kiện tốt nhất để dành cho bé. Đó là điều mà bất cứ người cha nào cũng muốn dành cho con của mình. Vì vậy, nếu có khó khăn trong vấn đề này, đừng quên nhờ tới sự giúp đỡ của người thân.
3.3. Học hỏi từ những người đi trước
Hãy học hỏi từ những người đi trước bởi cha sẽ nhận được nhiều lời khuyên hữu ích. Lời khuyên từ bác sĩ, người thân, bạn bè và các mẹ bỉm khác hoặc những mẹ đang mang thai. Những người đã từng trải qua ngày đầu tiên làm cha sẽ có thể chia sẻ rất nhiều những kinh nghiệm cần thiết.
3.4. Tâm sự với mẹ nhiều hơn
Cha nên tâm sự nhiều hơn với mẹ để hiểu những nỗi lo lắng của mẹ. Từ đó, cha cũng cảm nhận được vai trò của mình quan trọng nhường nào trong cuộc sống sau này của bé.
4. Những lời khuyên chân thành cho người ngày đầu tiên làm cha
4.1. Luôn luôn bên mẹ trong những ngày đầu sau sinh
Nếu bệnh viện cho phép, cha nên sắp xếp thời gian và công việc đến phòng hồi sức cùng mẹ và bé. Cùng nhau trò chuyện, tiếp xúc với bé theo phương pháp da áp da. Nó sẽ là một cách hiệu quả để bé cảm nhận được hơi ấm từ cha.
4.2. Thay phiên nhau chăm sóc bé
Ngày đầu làm cha, cha nên hỗ trợ cho mẹ bằng cách thực hiện những việc đơn giản có thể làm được. Ví dụ như thay tã cho bé, cho bé ăn, trông bé trong lúc mẹ vắng nhà.
4.3. Dành thời gian với bé nhiều hơn
Nhiều người cha quá bận rộn với công việc mà không thể dành thời gian cho con nhiều hơn. Dẫn đến những trải nghiệm với con không đầy đủ. Nhiều người cha thì thường có xu hướng chơi với bé bằng các trò chơi trí tuệ và thể lực. Nụ cười của bé thường là dấu hiệu cho thấy bé nhận được đầy đủ sự yêu thương từ cả hai.
4.4. Dành tình cảm cho mẹ
Những cái ôm hay cái hôn nhẹ nhàng cũng là sự quan tâm mà người cha nên dành cho mẹ. Điều đó chỉ là những hành động nhỏ thôi nhưng nó sẽ giúp gắn kết tình cảm và hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn trong việc nuôi bé.
4.5. Tìm sự trợ giúp khi cần thiết
Đừng ngại khi ngày đầu làm cha gặp khá nhiều khó khăn, cha nên chuẩn bị sớm những kế hoạch. Để có thể thích nghi được với những sự thay đổi để giảm bớt căng thẳng và trở thành người cha hoàn hảo hơn.
Với bài viết này, Mamamy mong rằng có thể phần nào chia sẻ với những người ngày đầu tiên làm cha.Giúp cha có những cái nhìn khái quát và thấu hiểu hơn, quan tâm và chăm sóc cho cả mẹ và bé mộ cách toàn diện nhất.
Ngày của mẹ- điều đặc biệt đến từ những việc nhỏ bé!