Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tự hào được là người đồng hành cùng em trong khoảnh khắc chuẩn bị chào đón con chúng ta

Mang thai và sinh con là thiên chức mà tạo hóa riêng dành cho phụ nữ. Nhưng cũng là  một hành trình vô cùng vất vả mà các bà mẹ. Vì thế, người ta hay sử dụng từ “vượt cạn” để chỉ sự đau đớn của mẹ trong phòng sinh. 

Khoảnh khắc vượt cạn của vợ sẽ như thế nào? Mẹ lo lắng những gì cho lần sinh nở đầu tiên? Chồng nên đồng hành trong khoảnh khắc vượt cạn của vợ không?

Các phương pháp nuôi con khoa học ngay từ nhỏ!

Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân và những lưu ý quan trọng

1. Khoảnh khắc vượt cạn của vợ

Khoảnh khắc vượt cạn của vợ
Khoảnh khắc vượt cạn của vợ

Trước giây phút vượt cạn, biết vợ có thể chuyển dạ bất cứ lức nào, chồng đã lo lắng không nguôi. Việc chuẩn bị đồ đạc đã được hai vợ chồng thu xếp kĩ lường trước đó vài ngày.

Vợ trước ngày sinh sẽ có dấu hiệu đâu thắt tử cung. Các cơn co thắt xuất hiện với tần suất liên tục. Đây chính là những cơn co thắt do chuyển dạ và chúng xảy ra ở tử cung. Chồng biết là,trong thời gian mang thai, vợ cũng nhiều lần gặp hiện tượng này. Tuy nhiên tần suất khá thấp và không gây quá nhiều đau đớn.

Chồng vẫn còn nhớ như in khoảnh khắc trên chuyến xe cùng vợ đến bệnh viện. Vợ cầm tay chồng thật chặt, đù biết rất đau nhưng chưa từng la hét thật lớn. Chồng biết, một trong những sự thay đổi lớn nhất khi có con là trách nhiệm. Chồng cảm nhận được sự cao cả, đức hy sinh của vợ. Đồng thời mang theo niềm hạnh phúc, tự hào của người làm chồng, làm ba.

Cầm tay vợ bước vào phòng sinh, chồng hồi hộp đến vất cả chân. Đây là lần đầu tiên chồng lóng ngóng đến vậy. Dù cũng là lần đầu tiên của em, nhưng vợ của anh lại kiên cường và bình tĩnh hơn anh rất nhiều.

Thật tình khi nghe bác sĩ nói với vợ ráng lên, hít sâu, thở đều. Nhìn vợ toát mồ hội trên bàn sinh, vẫn nắm chặt tay chồng trong cơn đâu đớn tột độ. Chồng đã loay hoay không biết phải làm gì. Chỉ ước nỗi đau này có thể được san sẻ, ước gì anh đau thì tốt hơn. Mắt chồng đỏ gay, chồng cảm nhận được tiếng nước mắt cay xè xè. Lúc đó, chồng đã nghĩ, sau này, anh sẽ dạy con cái này, dạy con biết yêu thương mẹ thật nhiều. 

Khi bác sĩ la đã nâng được đầu của bé con rồi… Nhìn thấy cái đầu tóc bé xíu của con, chồng gần như nín thở, hồi hộp vô cùng và trái tim tôi đập dồn dập – có đến 150 nhịp/phút theo từng động tác của bác sĩ và sự chuyển mình của con để đến với cuộc đời. Đến khi nghe tiếng khóc oe oe của bé, chồng mới thở phào, trào nước mắt vì sung sướng.

Vậy là đã mẹ tròn con vuông rồi! Cám ơn các bác sĩ, cám ơn các chị hộ sinh đã đưa vợ và con đến bến bờ an toàn. Cám ơn mọi người rất nhiều!

Khoảnh khắc vượt cạn của vợ
Khoảnh khắc vượt cạn của vợ

Khoảnh khắc vượt cạn của vợ, chồng đã nhớ đến mẹ mình. Cha mẹ mình thời trước, trong điều kinh tế, xã hội và kỹ thuật phát triển chưa cao nên mỗi lần sinh con đều rất vất vả, nhất là các mẹ. Sinh con là giờ phút đau đớn nhất của người phụ nữ vì phải  “banh da xẻ thịt” cho con ra đời. Nhưng lại không có được chồng hoặc người thân bên cạnh để động viên, an ủi. Thật không có gì buồn tủi cho bằng.

Lần này tận mắt chứng kiến từng cơn đau quặn người cửa vợ, mới cảm nhận được từng người mẹ đều từng trải qua những cơn đau xé lòng để sinh và nuôi lớn con. Tận đáy lòng xin bày tỏ sự biết ơn và tình yêu sâu sắc dành cho mẹ của vợ và chồng, và tất cả những người phụ nữ sắp và đã làm mẹ. 

Kinh nghiệm vượt cạn an toàn và dễ dàng cho bà bầu

2. Mỗi người chồng là 1 cảm xúc khác nhau

Mỗi người chồng là 1 cảm xúc khác nhau
Mỗi người chồng là 1 cảm xúc khác nhau

Chứng kiến cảnh các người chồng nắm tay động viên vợ, bồn chồn chờ đợi ngoài phòng sinh, rồi mềm nhũn ra khi nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con, nhảy cẫng lên sung sướng, bắt tay cảm ơn tất cả bác sĩ lẫn hộ sinh trong phòng, có anh còn ôm chầm lấy bác sĩ… chồng đã rất xúc động và hạnh phúc. Chồng cảm nhận được sự khó khăn từ cái nghĩa cử thiêng liêng mà người phụ nữ vừa mới thực hiện. Chồng cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc to lớn của người vừa được lên chức baba.

Chồng nghĩ, thật may mắn cho những ai có chồng bên cạnh trong lúc sinh. Có anh chồng lúc vào phòng sinh, luống cuống đến kì lạ. Chồng nghe thấy tiếng thét la từ các phòng kế bên, lòng đã đầy lo lắng. Nhưng cũng nghe được niềm hạnh phúc trào dâng trong đó. Cả thứ tiếng lạc giọng và vỡ òa khi em bé ra đời. Người ta hay bảo phòng sinh là nơi xô bồ nhất. Nhưng chồng lại thấy, đó là xã hội thật, dẫu đầy lo lắng bồn bề, nhưng cũng đong đầy những hạnh phúc tuyệt đẹp. Nơi có ra đi của những con người anh dũng nhất. Nhưng bù đắp hơn rất nhiều vô vàn đứa bé được sinh ra an toàn, khỏe mạnh. Nơi có tiếng khóc, nước mắt, có sự đau khổ, lại có cả tiếng cười cũng lúc. 

3. Có nên để chồng vượt cản cùng vợ không?

Có nên để chồng vượt cản cùng vợ không?
Có nên để chồng vượt cản cùng vợ không?

Trước kia, ai cũng nghĩ sinh đẻ là nhiệm vụ của phụ nữ. Nhiều người còn cho rằng cảnh vượt cạn khá xấu, nên những người chồng không tham gia. Nhưng chồng muốn chứng minh điều ngược lại. Khoảnh khắc vượt cạn cùng vợ thực sự là việc đáng ca ngợi, đẹp hơn mọi khoảnh khắc khác. 

Hầu hết phụ nữ đều cảm thấy hạnh phúc khi có chồng ở bên trong lúc “vượt cạn”. Nhưng nhiều vợ lại không dám cùng chồng trong phòng sinh. Xuất phát từ tâm lý e ngại chồng nhìn thấy cảnh “không đẹp mắt” khi sinh của mình. Nhưng vợ ơi, sinh con là một thiên chức cao cả, và điều này đáng được tuyên dương, tự hào hơn bất cứ điều gì. Hãy để chồng mình cùng trải qua khoảnh khắc ấy với mình. Đó cũng là cách để chồng cảm nhận được sự gắn kết giữa con và chồng hơn.

Hay nhiều người chồng, có thể vì tính gia trưởng, vì tự tôn của người đàn ông, đã từ chối khoảnh khắc vượt cạn của vợ. Trên thực tế, có ông chồng lần đầu đưa vợ đi đẻ, nhìn ai cũng thấy xấu hổ. Khi bác sĩ gọi vào nhận con mặt mũi còn đỏ bừng, ngượng ngịu. Dù rất hạnh phúc, chỉ muốn nhảy cẫn lên. Nhưng lại sợ người ta bảo lại trẻ con, không đàn ông. Điều này vô hình tạo nên một định kiến vô hình về bình đẳng nam nữ. Cùng là một loại áp lực cho những người chồng. Họ không được phép thể hiện quá tình cảm, quá yếu đuối bên ngoài.

4. KHÔNG SAO ĐÂU!

KHÔNG SAO ĐÂU!
KHÔNG SAO ĐÂU!

Điều này bình thường ở các phòng sinh. Khi người chồng chứng kiến khoảnh khắc vợ sinh con cho mình, chồng được phép yếu đuối, được phép khóc, cười. Đây cũng là ý nghĩa để chồng đồng hành trong khoảnh khắc vượt cạn của vợ. 

Chồng vượt cạn cùng vợ cũng để chồng hiểu hơn về sự vất vả của người phụ nữ. Để biết yêu thương vợ nhiều hơn, biết trân trọng vợ của mình.

Khoảnh khắc vượt cạn cùng vợ của bạn là gì? Bạn đã khóc bao nhiêu lần trong lần sinh của vợ? Hành động ngu ngốc đến đáng yêu của bạn khi vợ sinh? Em bé của bạn nặng mấy kg? Bé khóc hay cười trong lần đầu tiên? Bạn có muốn nhìn hình của con gái tôi không? Tôi xem hình con bạn được chứ? Tôi tin chúng đều là những thiên thần cực kì đáng yêu.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tự hào được là người đồng hành cùng em trong khoảnh khắc chuẩn bị chào đón con chúng ta”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Thực ra hăm tã không hề đáng sợ như tôi tưởng!
Thực ra hăm tã không hề đáng sợ như tôi tưởng!
Lần đầu con bị hăm, tôi đã cuống cuồng đưa con đi bác sĩ, nhưng thực ra không cần phải như vậy! Lần đầu làm bố, tôi hào hứng với việc đảm nhận một vai trò hoàn toàn mới. Từ việc bế con sao cho đúng tư thế, đến thay tã, dỗ con ngủ, mọi […]
Vợ tôi ốm nghén khi mang thai và những câu chuyện giờ tôi mới hiểu!
Vợ tôi ốm nghén khi mang thai và những câu chuyện giờ tôi mới hiểu!
Vợ tôi lần đầu mang thai bị ốm nghén, cô ấy dành thời gian để “ôm” bồn cầu còn nhiều hơn ôm tôi Trước khi chứng kiến cảnh vợ ốm nghén, tôi vẫn đinh ninh rằng ốm nghén là chuyện bình thường trong thai kỳ, cũng chỉ đọc, xem trên internet mà thôi. Tôi hình […]
LẦN ĐẦU ĐI ĐẺ VỚI VỢ KHÔNG NHƯ TÔI TƯỞNG TƯỢNG
LẦN ĐẦU ĐI ĐẺ VỚI VỢ KHÔNG NHƯ TÔI TƯỞNG TƯỢNG
Từ chia sẻ của một người lần đầu làm cha… “Vợ anh giỏi quá!” Đó là câu nói mà tôi đã lặp đi lặp lại nhiều lần suốt 72h kể từ khi con trai chúng tôi chào đời đến nỗi nó gần như trở thành câu cửa miệng của tôi. Mặc kệ người khác nghe […]
Hành trình ngày đầu tiên làm cha, những điều tưởng chừng không hề đơn giản
Hành trình ngày đầu tiên làm cha, những điều tưởng chừng không hề đơn giản
Ngày đầu tiên làm cha chắc hẳn là một trải nghiệm cực kỳ mới mẻ của các ông bố. Sự loay hoay, lúng túng chưa biết nên làm như thế nào. Cảm xúc vỡ òa khi bế đứa con đầu tiên của mình trong tay. Sự bỡ ngỡ, hân hoan, niềm vui nhân đôi khi […]
Khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh- ba lóng ngóng đến lạ
Khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh- ba lóng ngóng đến lạ
“Nào hãy nối bước trên đường thênh thang cha đã đi Và con hãy sống hơn cha đã sống một thời xa Rồi con sẽ lớn bao niềm vinh quang đang đón chờ Dòng đời cám dỗ con hãy vững bước bằng đôi chân Dõi bước con đi và cha mong con nên người”   […]
Có con khi đã thành “bố già”
Có con khi đã thành “bố già”
(Mặc dù không có 200 tỷ) Lỗi chủ yếu do mẹ con trốn ở đâu và xuất hiện hơi muộn. Trước 30 tuổi, bố đã từng nghĩ đến việc sớm kết hôn. Nhưng chủ yếu, những suy nghĩ lóe lên sau mỗi lần tụ tập bạn bè, ăn đầy tháng, đầy năm con của bạn. […]
Giỏ hàng 0