Lần đầu con bị hăm, tôi đã cuống cuồng đưa con đi bác sĩ, nhưng thực ra không cần phải như vậy!
Lần đầu làm bố, tôi hào hứng với việc đảm nhận một vai trò hoàn toàn mới. Từ việc bế con sao cho đúng tư thế, đến thay tã, dỗ con ngủ, mọi việc cũng “cực” một tí, vợ tôi nhiều lúc “lườm” tôi mấy lần vì tôi lóng ngóng, vụng về quá. Nhưng nhìn chung, mọi chuyện vẫn diễn ra suôn sẻ. Nhưng tất cả điều này đã thay đổi sau 2 tháng. Các ông biết rồi đấy, dù việc lớn hay nhỏ, bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến con tôi cũng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần vợ chồng tôi. Vợ tôi – bình thường bình tĩnh mà còn rối rồi, tôi càng rối gấp 10 lần. Điển hình như lần Leo (tên ở nhà của con tôi) bị hăm tã.
Một ngày sau khi vợ tôi cho con bú xong, tôi cho Leo đi ngủ để cô ấy tranh thủ nghỉ ngơi một chút. Trộm vía con tôi bình thường ngoan lắm, nhưng hôm nay Leo cứ mở mắt không chịu ngủ. Tôi nhận thấy con trông rất cáu kỉnh, sau đó cố gắng cào cấu vì lý do gì đó. Tôi tưởng con ị rồi nên cởi tã con ra xem sao. Một phần mông con mềm và mẩn đỏ lên. Tôi phát hoảng gọi vợ vào xem, lo lắng sợ con bị làm sao. Vợ chồng tôi cũng là bố mẹ tập đầu, gặp trường hợp này cả hai đều rối trí. Cô ấy bảo tôi chuẩn bị quần áo, đồ dùng để đưa con đi khám xem sao.
Và, kết quả nhận được, con tôi bị hăm tã – vấn đề về da thường gặp. Cũng may vợ chồng tôi phát hiện sớm nên vết hăm không lây lan sang các vị trí khác
Hăm tã là vấn đề mà vợ tôi luôn muốn tránh cho con. Nhưng dù cố gắng như thế nào đi nữa, nó vẫn quay trở lại nếu con bạn vẫn đang mặc tã. Và tôi thực sự xót con khi Leo cứ cáu kỉnh và quấy khóc những lần đó. Vì vậy, việc đầu tiên tôi thấy mình cần làm là tìm hiểu về hăm tã cũng như các triệu chứng của nó. Tiện đây chia sẻ luôn cho các ông mới làm bố đỡ bối rối như tôi lúc thấy Leo bị hăm:
Làm thế nào để xác định hăm tã?
Nếu các ông thấy phần mặc tã của con mình trông đỏ và bị viêm, thì rất có thể đúng hăm tã rồi đấy! Hăm tã, đúng như tên gọi, thường xảy ra ở vùng quấn tã – đùi, mông và bộ phận sinh dục. Con các ông có thể quấy khóc trong lúc thay tã. Bé khó chịu, khóc ré lên mỗi khi bố mẹ chạm vào vùng quấn tã khi tắm và thay tã. Các ông chịu khó để ý con mình một chút, mấy dấu hiệu này cũng không quá khó để nhận biết.
Đợt đấy, con tôi bị hăm tã, vợ chồng tôi lo quá cho đi khám luôn chứ không bình tĩnh lại mà tìm hiểu ngọn ngành. Bác sĩ cho con tôi loại 1 kem bôi hăm tã. Không cần suy nghĩ nhiều, tôi thực hiện đúng như những gì bác sĩ đưa. Cứ tưởng bôi cái là hết, nhưng rồi nó lại quay lại, và loại kem bôi hăm tã không thực sự hiệu quả như tôi hy vọng.
Vì tôi không phải “fan” của các loại thuốc và thấy con bị đi bị lại, tôi bắt đầu tìm kiếm các biện pháp tự nhiên, tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Internet hiện nay có sẵn, tội gì không dùng. Và đó là khi tôi thấy trước đây mình quá “ngốc”. Nguyên nhân chính của hăm tã – tã và cách chăm sóc, vệ sinh cho con. Hăm tã do da con bị vi khuẩn tấn công trong môi trường ẩm ướt. Mà trẻ con, các ông cũng biết đấy, da mỏng và nhạy cảm hơn da người lớn rất nhiều. Cứ chăm chăm bôi kem thôi mà không đi từ gốc rễ nguyên nhân gây hăm thì khỏi nhất thời, con bị lại cũng là chuyện bình thường. Một cái “ngốc” nữa là, vấn đề này tôi hoàn toàn tự chăm sóc ở nhà được, chưa đến mức cả nhà phải “kéo nhau” đến bác sĩ giữa buổi chiều xe cộ đông đúc như vậy.
“Thần chú” 1: Mông thông thoáng
Cách tốt nhất để con khỏi hăm là để mông con được thông thoáng. Một khi làm được điều đó, các ông sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt. Người lớn chúng ta không nhận ra làn da trẻ con nhạy cảm như thế nào, việc quấn tã 24/24, lại không thay tã thường xuyên tạo ra môi trường thuận lợi cho hàng tỷ tác nhân kích ứng gây hăm cho con.
Thành thật mà nói, kem chống hăm được coi là “vũ khí” của mọi gia đình có con bị hăm. Vợ tôi sau đợt đó cũng luôn mua sẵn để ở trong nhà khi cần dùng. Nó phổ biến đến nỗi mọi cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh và nuôi dạy con cái hay mọi trang web trên mạng đều khuyên, đều đề cập đến mức chúng ta quên mất một vài điều đơn giản khác. Những gì thuộc về sự chăm sóc đúng cách hàng ngày mà thôi. Hạn chế thời gian mặc tã trong ngày cho con là quyết định đúng đắn nhất tôi từng làm. Nhưng phải nhắc nhở các ông chút, có thể sẽ khá lộn xộn và vất vả hơn đấy. Để tiện nhất, khi thay tã, trước khi mặc tã mới, các ông để mông con “trần” một lúc chứ đừng vội vàng mặc ngay tã mới. Mông có nhiều thời gian “thở”, các vết hăm sẽ sớm lành lại hơn. Những lúc đấy, tôi thường bày trò chọc cho con cười, cho con tạm quên đi sự khó chịu của mấy vết hăm
“Thần chú” 2: Mông sạch sẽ
Mỗi lần mà tôi bị ngã hay va quệt vào đâu xước da, vợ tôi thường chăm chút cẩn thận, nhắc tôi liên tục phải giữ sạch vết thương, tránh bụi bẩn, vi khuẩn vào lại nặng hơn. Tự nhiên thấy giống, mà cũng đúng thật. Hăm tã như một vết thương ngoài da, những lúc thế này càng phải vệ sinh sạch sẽ hơn cho con. Tôi mà biết trước điều này, tôi đã cẩn thận hơn nữa không để con tôi phải khó chịu như vậy.
Leo bị hăm, tôi với vợ tôi thay phiên túc trực, thấy tã bẩn, ướt là phải loại bỏ ngay để vùng da không bị kích ứng thêm bởi phân, nước tiểu lưu lại (tầm 2 tiếng thay 1 lần). Cũng may vợ tôi sau nhiều lần cũng chọn được loại bỉm thấm hút, loại mà có cả dải hạt SAP thấm hút bên trong miếng bỉm, mà hợp với Leo, nên cũng an tâm hơn phần nào.
Mỗi lần thay tã cho con, các ông thao tác nhẹ nhàng thôi. Nhà này việc thay tã bình thường là tôi làm, nhưng Leo hăm, vợ lo quá cứ kè kè bên cạnh, hướng dẫn tôi từng tí một, tôi mà mạnh tay tí thôi, cô ấy đã suýt chút nữa đuổi tôi ra chỗ khác rồi. Mỗi lần thay tã bẩn ra, các ông nhớ dùng khăn ướt lau sạch sẽ vùng mặc tã, chỗ bị hăm thì thao tác thật nhẹ thôi kẻo con đau, con khóc thì lại xót lắm. Sau đó, như đã chia sẻ ở trên, các ông dùng khăn khô dùng một lần lau lại lần nữa cho khô, xịt hăm dưỡng ẩm, kháng khuẩn rồi để mông con được thông thoáng một lúc mới mặc tã mới.
Xong xuôi, các ông nhớ rửa tay sạch sẽ hạn chế lây lan vi khuẩn, nấm men ngược lại lại mất công.
Thần chú 3: Sản phẩm “thân thiện” với da con
Sau đợt vừa rồi, vợ tôi cũng rà soát lại hết các sản phẩm dùng trực tiếp cho da con từ đầu tới giờ. Thực ra, trẻ con không cần dùng quá nhiều thứ skincare như các chị em hay dùng. Vợ tôi là “chuyên gia” trong lĩnh vực này, cô ấy nói nhiều thứ lắm, nhưng tôi nhớ mỗi 3 nguyên tắc khi chọn sản phẩm cho con: sản phẩm thành phần dịu nhẹ từ thiên nhiên, không mùi thơm hóa học, không gây dị ứng.
Leo giờ cũng không bị hăm nữa (không chắc giờ tôi không ở đây được mất). Sau khi hiểu ngọn ngành vấn đề rồi, tôi mới thấy thực ra hăm không đáng sợ như những gì mọi người vẫn phản ứng. Rốt cuộc, ngay từ đầu nếu đã rõ mấy nguyên tắc trên, tôi đã chủ động ngừa hăm cho con rồi. Tóm lại, có mấy “câu thần chú” mà các ông cần quan tâm thôi, để chủ động ngừa hăm ngay từ đầu cho con, mà con có bị hăm cũng hoàn toàn áp dụng được luôn:
|
“Cùng bố vượt ngố chăm con” kể lại câu chuyện về sự ngố của các ông bố trong hành trình đồng hành cùng vợ sinh ra và nuôi dưỡng con, từ đó có những bí kíp giúp cho việc sinh con, chăm con thật “chill”. Nhà mình cũng có những câu chuyện Bố “ngố”, hãy kể cho Mamamy nhé!