Có nên cậy nhờ nhờ bố mẹ già trông con trẻ? Ba mẹ có cảm giác an tâm hơn rất nhiều khi gửi gắm con cho ông bà. Bởi đây cũng là niềm vui của ông bà, khi được ở bên cháu của mình. Thực tế thì như thế nào các mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé
Mục lục
1. Niềm vui của ông bà
Bà Nguyễn Thị Huệ (62 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, có thể đối với nhiều người. Nghỉ hưu xong phải chăm cháu là cực nhọc và mệt mỏi. Nhưng với tôi, đó là niềm hạnh phúc. Vợ chồng tôi đều lấy sự vất vả, ông bà trông cháu làm niềm vui.
Tôi có hai người con trai, cháu lớn đã lập gia đình có một con trai hơn 2 tuổi, con thứ 2 mới ra trường được vài năm, chưa lập gia đình. Hiện cả gia đình con trai cả và con trai thứ đều ở cùng vợ chồng tôi. Nhà tôi tương đối rộng nên mọi sinh hoạt trong nhà không hề cảm thấy gì bí bách hay chật chội.
Buổi sáng, tôi xách làn đi chợ, nấu cơm cho cả nhà rồi giặt quần áo, nhưng riêng quần áo của cháu, tôi đều tự tay giặt riêng. Khi tôi đi chợ thì chồng tôi trông cháu. Cảm giác mỗi khi đi chợ về có cháu chạy ùa ra đón, ôm, thơm má thật là hạnh phúc. Vì ý thức cần phải thiết lập giờ giấc ăn ngủ khoa học cho cháu nên vợ chồng tôi cũng sinh hoạt rất điều độ
Nhiều người hỏi tôi cả ngày “quanh quẩn” ở nhà trông cháu có chán không? Câu trả lời là không! Mỗi giây phút tôi đều cảm thấy rất hạnh phúc. Hai vợ chồng tôi nghĩ ra các trò vận động cho cháu, từ đó ông bà cũng được tập thể dục luôn nên không lo bị “ì” khi ở nhà cả ngày. Đến chiều chiều chúng tôi cho cháu ra sân chơi của khu, cháu đạp xe còn ông bà đi thể dục, găp gỡ bạn bè rất vui.
2. Ở đâu khó, có… ông bà trông cháu
Mỗi dịp hè về thì nhà ông bà nội, ngoại lại trở thành nơi nghỉ hè an toàn, ý nghĩa . Do vợ chồng đều công tác ở cơ quan nhà nước, nên mỗi dịp hè về vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Trân lại đau đầu với chuyện gửi con ở đâu. Nhưng rồi, khó khăn đó được giải quyết nhanh chóng khi có sự hỗ trợ của ông bà.
Chị Trân cho biết: “Hè này, dịch nên vợ chồng tôi không thể gửi trẻ đi học ở các lớp năng khiếu hay nhà trẻ. Chúng tôi phải cho hai bé ở nhà để đứa lớn chăm đứa nhỏ. Nghe vậy, ông bà nội của các cháu cũng từ quê lên giúp vợ chồng tôi giữ cháu trong những tháng hè này”
Đối với bà Trần Thị Ba, hè năm nào bà cũng giúp mấy đứa con bằng cách giữ cháu trong suốt thời gian hè. Bà Ba bộc bạch. “Hè năm nào, mấy đứa cháu của tôi cũng được cha mẹ gửi về ở với bà.
Do từ nhỏ chúng đã được sống ở thành phố, nên mỗi khi về ở với bà. Tôi đều dạy chúng cách đi chợ, trồng rau hay tự chăm sóc bản thân, chứ không dạy bài tập, vì chương trình của mấy đứa nhỏ giờ người già đâu có theo kịp mà dạy”.
Mỗi dịp hè về, khi các trường học đóng cửa, đứa con gái út của bà Ba ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng gửi 2 đứa con gái về quê nhờ bà giữ hộ trong suốt 3 tháng hè. Theo bà Ba, lớn tuổi nên giữ cháu tuy có vất vả, nhưng khoảng thời gian này, giúp bà phần nào thấy được niềm vui tuổi già.
3. Khi ông bà trông cháu…
Khi ông bà tham gia chăm sóc cháu, mặt được nhất ở đây là gắn kết tình cảm gia đình. Tình cảm của ba thế hệ đặc biệt là tình cảm giữa ông bà và các cháu.
Thứ hai, ông bà chăm cháu sẽ an toàn hơn, bố mẹ cũng yên tâm hơn so với việc phải giao con mình cho người giúp việc hay cô trông trẻ vì ông bà bao giờ cũng có tình cảm ruột thịt với cháu mình. Thứ ba, ông bà đỡ đần về mặt kinh tế cũng như thời gian cho bố mẹ các cháu. Thứ tư, ông bà truyền lại cho thế hệ tiếp nối một số kinh nghiệm dân gian. Truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc,…
Có nhiều người con khi xa nhà, xa gia đình, xa quê hương thường có quan niệm và cho rằng. Nếu không có điều kiện ở với cha mẹ hoặc không thường xuyên về thăm nhà, thăm cha mẹ thì có thể báo hiếu bằng cách hằng tháng gửi quà, gửi tiền về quê nhà cho ông bà, cha mẹ già. Đó cũng là cách sẻ chia, báo hiếu, làm tròn bổn phận, trách nhiệm để cho cha mẹ được đủ đầy.
Thế nhưng, có mấy ai biết và hiểu được nỗi lòng của cha mẹ. Ngoài nhìn con cháu trưởng và hạnh phúc, người già luôn cần con cháu bên cạnh. Họ cần một không khí gia đình đúng nghĩa hơn là tiền bạc được gửi đều đặn hằng tháng. Cha mẹ già cần nhìn thấy con cháu sum họp đầy đủ trong những ngày lễ Tết. Đó là niềm vui, hạnh phúc, sợi dây gắn kết tình cảm và sự quan tâm, sẻ chia lúc tuổi già.
Tham khảo: “Giúp” chồng thành công bằng cách tạo động lực
Cùng chia sẻ với Góc của mẹ những khoảnh khắc, những câu chuyện hạnh phúc của gia đình mình mẹ nhé!