Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Phản ứng sau tiêm vacxin Covid-19 cần lưu ý

Các phản ứng sau tiêm vacxin Covid-19 có thể được phân loại thành hai nhóm: phản ứng thường gặp và phản ứng rất hiếm gặp.

1. Các phản ứng phụ sau tiêm vacxin Covid-19 thường gặp

Các phản ứng phụ thường xảy ra sớm sau khi tiêm vacxin COVID-19
Các phản ứng phụ thường xảy ra sớm sau khi tiêm vacxin COVID-19

Các phản ứng phụ thường xảy ra sớm sau khi tiêm vacxin COVID-19, và kéo dài trong thời gian một vài ngày và sẽ tự khỏi.

Các phản ứng phụ rất thường gặp (≥10%): 

  • Thường xảy ra vài giờ sau khi tiêm vacxin.
  • Biến mất sau một thời gian ngắn, ít nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Phản ứng tại vị trí tiêm gồm: đau, sưng, đỏ.
  • Phản ứng toàn thân gồm: sốt nhẹ, ớn lạnh, mệt mỏi, đau khớp, đau mỏi cơ,đau đầu, khó chịu hay mất cảm giác ngon miệng.

Tác dụng phụ thường gặp (1-10%)

  • Sốt (nhiệt độ đo được từ 38° C/100.4° F trở lên).

1.1. Phản ứng phụ kéo dài sau khi tiêm vacxin Covid-19

Phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin Covid-19
Phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin Covid-19
  • Sốt: Sốt nhẹ < 38 độ thường khỏi sớm, có thể kéo dài 1-2 ngày. Những trường hợp sốt cao trên 38 độ cần được theo dõi. Nếu nhiệt độ cơ thể không giảm hoặc không đáp ứng với các thuốc hạ sốt thông thường, mẹ cần đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Phản ứng tại chỗ: gồm các triệu chứng đỏ, sưng, cứng hoặc chai tại chỗ tiêm… thường tự khỏi trong vòng từ vài ngày đến 1 tuần.
  • Đau khớp: có thể tự khỏi, một số trường hợp cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hội chứng não hay màng não cấp tính xuất hiện những cơn kịch phát, rối loạn ý thức: kéo dài từ một đến nhiều ngày, cần đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

1.2. Các phản ứng ít gặp

Các phản ứng nặng sau khi sử dụng vắc xin mẹ cần lưu ý bao gồm động kinh, giảm tiểu cầu, phản ứng phản vệ,...
Các phản ứng nặng sau khi sử dụng vắc xin mẹ cần lưu ý bao gồm động kinh, giảm tiểu cầu, phản ứng phản vệ,…

Đa số các phản ứng sau tiêm vacxin này không để lại hậu quả lâu dài. Ngay đối với phản ứng phản vệ, dù có thể đe dọa tính mạng nhưng có thể điều trị mà không để lại di chứng.

Các phản ứng sốc phản vệ: 

  • Mề đay, phù mạch nhanh.
  • Khó thở, tức ngực, thở rít.
  • Đau bụng/ nôn.
  • Tụt huyết áp hay ngất.
  • Rối loạn ý thức.

2. Cách phân biệt sốt xuất huyết và phản ứng sau tiêm vacxin Covid-19

phản ứng tiêm vaccin
Cách phân biệt sốt xuất huyết và phản ứng sau tiêm vacxin Covid-19 

Hiện nay, do sự bùng phát của dịch Covid-19, những dấu hiệu của các bệnh virus khác thường bị nhầm với triệu chứng sau tiêm vaccine Covid-19. 

Do sốt xuất huyết có một số triệu chứng không dễ phân biệt với phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin Covid-19 như: sốt, đau mỏi cơ. Vì vậy, mẹ cần phân biệt các triệu chứng này với phản ứng sau tiêm vacxin Covid-19 thông thường để có thể điều trị kịp thời. 

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do vi rút gây ra. Căn bệnh này có các biểu hiện ban đầu có thể gây nhầm lẫn với các phản ứng sau tiêm vacxin như: sốt, đau đầu, đau mỏi người… 

Sốt xuất huyết lây do muỗi truyền qua đường máu. Sốt xuất huyết điển hình với biểu hiện da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ. Nếu nặng hơn, có thể xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc.

2.1. Ở thể bệnh nhẹ có một số triệu chứng:

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
  • Hiện tượng đau dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
  • Có thể có nổi mẩn, phát ban.

2.2. Ở thể bệnh nặng bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
  • Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

3. Các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết mẹ cần lưu ý

phản ứng tiêm vaccin
Các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết mẹ cần lưu ý

Mẹ cần đặc biệt lưu ý nếu cơ thể xuất hiện các chấm hay đốm màu đỏ trên da; chảy máu mũi, lợi; nôn ra máu; đi ngoài phân đen hoặc kinh nguyệt ra nhiều bất thường/chảy máu âm đạo.

Ngoài ra, các triệu chứng như: nôn liên tục; đau bụng dữ dội; lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật. Cơ thể xanh tím, tay và chân lạnh ẩm hay khó thở cũng là các dấu hiệu nguy hiểm.

Nếu cơ thể có tình trạng sốt cao liên tục không kiểm soát được bằng các thuốc hạ sốt thông thường, mẹ cũng nên đến bệnh viện để được xử trí càng sớm càng tốt.

Các trường hợp có tiểu cầu hạ thấp cũng cần phải vào viện để theo dõi, tránh nguy cơ chảy máu, xuất huyết não hay xuất huyết nội tạng. Biến chứng hạ tiểu cầu không khiến cho cơ thể rơi vào mệt mỏi, li bì. Do đó, nhiều mẹ khỏe mạnh chủ quan, không theo dõi cho đến khi bị xuất huyết ồ ạt. 

Trên đây là một số phản ứng sau tiêm vacxin mẹ cần lưu ý. Hy vọng qua bài viết này mang đến thông tin hữu ích liên quan đến phân biệt các triệu chứng sau tiêm vacxin với triệu chứng sốt xuất huyết.

Tham khảo gợi ý:

 Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục – Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Trẻ nhỏ tuổi bị nôn nhiều không sốt: Phải làm sao?

Nhận biết một số bệnh gây nôn ở trẻ em

Nguồn tham khảo:

Phân biệt sốt xuất huyết và phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19

Dịch sốt xuất huyết bùng phát: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Phản ứng sau tiêm vacxin Covid-19 cần lưu ý”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Top biệt danh cho mẹ hay và ý nghĩa nhất 2022
Top biệt danh cho mẹ hay và ý nghĩa nhất 2022
Một biệt danh thật hay và đáng yêu không những giúp các thành viên trong gia đình trở nên gắn kết hơn mà còn giúp cho người được đặt cảm thấy mình thật đặc biệt. Vậy nên, nếu ba và con yêu đang muốn tìm một biệt danh cho mẹ thật ý nghĩa và độc […]
F0 khỏi bệnh được hỗ trợ gì? Những quyền lợi có thể được nhận khi là F0
F0 khỏi bệnh được hỗ trợ gì? Những quyền lợi có thể được nhận khi là F0
F0 khỏi bệnh được hỗ trợ gì có lẽ là một trong những câu hỏi mà bố mẹ quan tâm nhất trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Bởi đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe mà còn gây khó khăn về kinh tế cho gia đình và xã hội. […]
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc F0 sau khi xuất viện
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc F0 sau khi xuất viện
Hiện nay, một số F0 sau khi xuất viện còn có tư tưởng chủ quan, thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19. Từ đó, khiến những tác động của virus không được phát hiện và chữa trị kịp thời ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ mang đến những thông […]
Điện thoại cho trẻ em loại nào tốt? Có nên cho bé sử dụng điện thoại sớm?
Điện thoại cho trẻ em loại nào tốt? Có nên cho bé sử dụng điện thoại sớm?
Bên cạnh những lợi ích nổi bật, điện thoại cho trẻ em vẫn chứa những tác hại tiềm tàng. Vậy bố mẹ có nên cho phép bé sử dụng điện thoại không? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé! 1. Có nên cho trẻ em sử dụng điện thoại sớm? Trong thời kỳ công […]
F0 sau 7 ngày âm tính liệu đã an toàn hay chưa?
F0 sau 7 ngày âm tính liệu đã an toàn hay chưa?
Những người thân trong gia đình chẳng may bị F0, mẹ nóng lòng muốn biết  F0 sau 7 ngày âm tính thì sẽ như thế nào? Liệu sau 7 ngày âm tính đã thật sự an toàn hay chưa? Góc của mẹ sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc của mẹ trong bài viết […]
Các thông tin đầy đủ từ A tới Z cho F0 khỏi bệnh
Các thông tin đầy đủ từ A tới Z cho F0 khỏi bệnh
F0 khỏi bệnh là người có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR). Tuy nhiên, các vấn đề về hậu COVID-19 vẫn khiến bố mẹ lo lắng, băn khoăn. Bài viết này sẽ là lời giải đáp chi tiết và chuẩn […]
Giỏ hàng 0