Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sinh non – Những lưu ý mẹ bầu nào cũng nên tìm hiểu

Sinh non không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ về nó. Việc trẻ ra đời quá sớm sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường sau này. Để phòng tránh, các mẹ bầu cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để phòng tránh hiện sinh non.

1. Sinh non là gì

Không giống với sinh thường, sinh non là hiện tượng bé chào đời sớm hơn nhiều so với ngày dự đoán chuyển dạ. Thông thường, các ca sinh này sẽ xảy ra vào khoảng từ tuần 27 đến tuần 37. Thời điểm sinh càng cách xa ngày dự báo sinh thì mức độ rủi ro sẽ càng cao.

Giới chuyên môn phân các ca sinh non ra thành 3 cấp độ khác nhau:

  • Sinh cực non khi thai dưới 28 tuần tuổi.
  • Sinh rất non khi thai từ 28 – 32 tuần tuổi.
  • Sinh non muộn khi thai từ 33 – 37 tuần tuổi.
Để có thể phòng tránh một cách hiệu quả nhất, mẹ cần phải được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết
Để có thể phòng tránh một cách hiệu quả nhất, mẹ cần phải được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết

Mỗi cấp độ sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau. Để có thể phòng tránh một cách hiệu quả nhất, mẹ cần phải được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết. Ngoài ra, nếu phát hiện các dấu hiệu chuyện dạ sớm, mẹ hãy bình tĩnh chuẩn bị sẵn đồ đạc và tâm lý cho ca sinh non có thể xảy ra sau đó.

2. Nguyên nhân có thể gây sinh non:

Hiện tượng sinh non xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân đó có thể là do cơ địa của mẹ, cũng có thể là do các tác nhân bên ngoài. Đa phần các ca sinh non được ghi nhận ở những trường hợp dưới đây.

  • Sản phụ có tiền sử sẩy thai, nạo phá thai.
  • Cổ tử cung sản phụ ngắn và hẹp.
  • Từng thực hiện phẫu thuật trên tử cung.
  • Mẹ sinh dày, khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn (dưới 6 tháng).
  • Mẹ bầu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
  • Chế độ ăn uống của mẹ bầu không hợp lý;
  • Mẹ lười vận động, sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…) hoặc thường xuyên lo lắng, căng thẳng,…;
Mẹ lười vận động, sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…) hoặc thường xuyên lo lắng, căng thẳng,…;
Mẹ lười vận động, sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…) hoặc thường xuyên lo lắng, căng thẳng,…;

3. Dấu hiệu nhận biết thường gặp:

Sinh non có thể được nhận biết qua các dấu hiệu rõ ràng. Nếu thấy những biểu hiện sau, mẹ nên tìm đến ngay các phòng khám uy tín để được tham khám kịp thời:

  • Dịch tiết âm đạo có sự thay đổi. Dịch rỉ lỏng lạ thường, đôi khi sẽ nhầy hơn hoặc kèm theo xuất huyết vài giọt.
  • Tăng tiết dịch âm đạo. Khí hư ra nhiều hơn bình thường cũng là dấu hiệu cho biết mẹ sắp sinh non
  • Tăng áp lực vùng chậu hoặc dưới bụng. Lúc sắp chuyển dạ, đầu em bé sẽ tụt xuống dưới vùng xương chậu, chèn ép phần bụng dưới gây khó chịu cho mẹ.
  • Đau lưng ở vùng thấp liên tục, âm ỉ. Dấu hiệu đau lưng dưới là dấu hiệu chuyển dạ thường gặp. Mẹ cần để ý.
  • Chuột rút nhẹ ở bụng. Chuột rút ở bụng cho thấy cổ tử cung của mẹ đã chuẩn bị cho những cơn co thắt dạ con.
  • Đau quặn bụng giống đau bụng kinh, hoặc đau kèm với những cơn co thắt tử cung liên tục
  • Vỡ màng ối. Màng ối là môi trường sống của thai nhi. Vào thời điểm chuyển dạ sắp sinh, màng ối sẽ bị rách khiến cho nước ối rỉ ra.
  • Nước ối có thể chảy vài giọt, cũng có thể ồ ạt.
Sinh non có thể được nhận biết qua các dấu hiệu rõ ràng
Sinh non có thể được nhận biết qua các dấu hiệu rõ ràng

Xem thêm:

4 điều quan trọng để chăm sóc bà bầu sau sinh tốt hơn

Mẹ nên làm gì khi bị tắc tia sữa

4. Những mối nguy hại từ sinh non:

Trẻ non tháng nhẹ cần có thể trạng rất yếu nên cần được chăm sóc đặc biệt:

  • Da bé có thể không phát triển đầy đủ, bị bóng, khô, bong tróc.
  • Bé thiếu chất béo để giữ ấm cho cơ thể. Vậy nên mẹ cần chú ý không để bé bị nhiễm lạnh.
  • Bé chưa thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, thở không đều, nhịp tim không ổn định.
  • Bé sinh non khả năng sẽ thường xuyên co giật.
  • Bộ phận sinh dục bé nhỏ, kém phát triển.
Biến chứng sinh non có thể xảy ra:
Biến chứng sinh non có thể xảy ra:

Sinh non có thể tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và khả năng phát triển của bé. Trẻ ra đời quá sớm ngoài thể trạng yếu còn có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Một số bệnh có thể kể đến chẳng hạn như bại não, khuyết tật, hoại tử đường ruột…
  • Ngoài ra, trẻ sẽ khó có thể phát triển tư duy, nhận thức như các trẻ bình thường. Việc học tập và sinh hoạt của bé sau này sẽ vô cùng khó khăn và dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn khác.

5. Làm thế nào để phòng tránh?

Để tránh hiện tượng sinh non, sức khỏe của mẹ phải được ưu tiên lên hàng đầu:

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
  • Lối sống lành mạnh, vận động hợp lý
  • Không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
sức khỏe của mẹ phải được ưu tiên lên hàng đầu
Sức khỏe của mẹ phải được ưu tiên lên hàng đầu

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần trang bị thêm những kiến thức cần thiết để hạn chế khả năng sinh sớm.

  • Bổ sung progesterone: Việc bổ sung progesterone hợp lý có thể giúp mẹ bầu làm giảm nguy cơ sinh non.
  • Tốt nhất, các mẹ bầu hãy đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được lời khuyên hữu ích từ các bác sĩ chuyên khoa nhé.
  • Bé sinh non cần có sự chăm sóc đặc biệt. Vì vậy việc tìm hiểu thêm trước về cách chăm sóc trẻ non tháng nhẹ cân là điều rất cần thiết.

Sinh non có thể để lại những biến chứng và hậu quả khôn lường đến sự phát triển của trẻ. Mẹ hãy là người sáng suốt và thông minh. Luôn luôn sẵn sáng, trang bị đầy đủ kiến thức và chăm sóc sức khỏe của mình một cách hợp lý các mẹ nhé!

 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sinh non – Những lưu ý mẹ bầu nào cũng nên tìm hiểu”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Giỏ hàng 0