Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tất cả những điều mẹ cần biết về sinh thường?

Những thứ tự nhiên điều mang đến những ý nghĩa tốt đẹp, và đối với việc sinh nở cũng không ngoại lệ. Sinh con thường luôn được các chuyên gia khuyến khích bởi sự an toàn về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ có biết sinh thường là gì không? Nếu quyết định có một ca sinh hoàn toàn tự nhiên trong lần này, dưới đây là những gì mẹ cần biết.

1. Mẹ có biết sinh thường là gì không?

Mẹ có biết sinh thường là gì không?
Mẹ có biết sinh thường là gì không?

Không có một ranh giới rõ ràng cho thứ gọi là “sinh thường” và “sinh tự nhiên”. Hai khái niệm này thường được thay thế cho nhau. Theo định nghĩa rộng nhất về sinh con thường, nó bao gồm một cuộc chuyển dạ tự nhiên, bắt đầu từ tuần 37 đến 42. Tiếp đó là việc da kề da giữa mẹ với bé và cho con bú trong giờ đầu tiên sau khi sinh.

1.1. Khi nào mẹ không được khuyến khích sinh thường

Mẹ chỉ không được khuyến khích sinh bình thường khi cơ thể gặp một số vấn đề về sức khỏe. Khiến việc tiếp tục sinh con thường có thể nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Khi ấy, việc can thiệp của một số biện pháp y tế là hoàn toàn hợp lệ.

1.2. Sự khác nhau giữa sinh tự nhiên và sinh thường

1.2.1. Sinh tự nhiên

Đầu bé sẽ ra trước theo đường âm đạo của người mẹ. Có sự hiện diện của một chuyên gia chăm sóc sức khỏe, người đảm bảo rằng sức khỏe của mẹ và bé đều tốt. Không có biện pháp y tế nào được can thiệp trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh con.

1.2.2. Sinh thường

Sinh thường
Sinh thường

Đầu bé sẽ chui ra đầu tiên theo đường âm đạo của người mẹ. Có sự xuất hiện của một chuyên viên y tế để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Trong khi quá trình sinh nở diễn ra, có thể có một số can thiệp y tế để hỗ trợ cho việc sinh nở. Ví dụ, các biện pháp can thiệp có thể là: vỡ ối, thúc đẩy chuyển dạ nhanh bằng thuốc, gây tê ngoài màng trứng để giảm đau.

2. Chuẩn bị cho một ca sinh thường

Mặc dù không thể nào lập một kế hoạch hoàn hảo cho việc sinh thường. Nhưng chuẩn sẵn sàng cho việc đó vẫn rất cần thiết. Một số điều mẹ cần quan tâm khi bắt đầu một ca sinh con thường là:

  • Lập một kế hoạch sinh con lý tưởng, thứ mà mẹ muốn nó diễn ra (Tuy nhiên, trong thực tế rất hiếm khi mọi việc diễn ra chính xác như thế)
  • Đóng gói tất cả những vật dụng cần thiết cho việc sinh nở vào một chiếc túi. Mẹ có thể đem theo nó trong chuyến đi đến bệnh viện.
  • Tìm hiểu về bệnh viện hoặc trung tâm mà mẹ muốn sinh ở đó.
  • Tham khảo một vài tư thế chuyển dạ phổ biến.
  • Đọc những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ và những mũi tiêm cần thiết cho bé.
  • Nắm được các dấu hiệu chuyển dạ để biết được thời điểm bé sắp ra đời.

3. Các giai đoạn của một ca sinh thường

Các giai đoạn của một ca sinh thường
Các giai đoạn của một ca sinh thường

Đối với những bà mẹ sinh thường, quá trình sinh nở diễn ra theo 3 giai đoạn:

3.1. Giai đoạn 1: Chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ được chia thành 3 giai đoạn: chuyển dạ sớm, chuyển dạ tích cực và chuyển dạ chuyển tiếp. Tất cả mọi phụ nữ sinh con thường đều trải qua 3 giai đoạn này, mặc dù không thể nhận rõ được ranh giới giữa các giai đoạn này. Thời gian và cường độ của các cơn co thắt có thể cho mẹ biết mình đang ở giai đoạn nào.

3.2. Giai đoạn 2: Sinh em bé

Đây là thời điểm cổ tử cung mở đến mốc 10cm kỳ diệu. Bây giờ mẹ tạo một lực đẩy để em có thể đi hết quãng đường còn lại của ống sinh.

Mẹ có tự hỏi liệu rặn sinh có đau hơn những cơn co thắt? Hầu hết các mẹ đều có cảm nhận rằng, chuyển dạ hay giai đoạn cổ tử cung bắt đầu dãn nở từ 2 đến 3cm, là giai đoạn nặng nhọc nhất. Nhưng may mắn thay, nó chỉ diễn ra trong 15 đến 1 tiếng đồng hồ. Khi đầu bé bắt đầu nhú ra khỏi cửa âm đạo. Mẹ sẽ cảm thấy một cơn ngứa ran, căng da và nóng rát.

3.3. Giai đoạn 3: Ra nhau thai

Điều tồi tệ nhất đã qua. Trong giai đoạn cuối này mẹ sẽ tiếp tục có những cơn co thắt nhẹ. Để đẩy hết nhau thai ra ngoài. Bác sĩ sẽ kiểm tra nhau thai và cổ tử cung của mẹ để chắc chắn rằng mọi thứ đều diễn ra như mong đợi.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm các giai đoạn phát triển của bé ở đây:

Các giai đoạn phát triển của bé từ 0 đến 18 tháng tuổi

Những giai doạn phát triển của bé trong năm đầu tiên

Tuần thứ 25 và những điều mẹ cần biết.

Giảm đau khi sinh thường

Sinh thường không phải là một cơn đau bệnh. Chuyển dạ có thể mang lại những con đau đớn cho người mẹ. Thậm chí có những bà mẹ có cảm giác đau quá sức chịu đựng. Vì vậy, một số loại thuốc kiểm soát cơn đau chuyển dạ đã được dùng tới:

  • Demorol
  • Khí cười (Oxit Nitơ)
  • Gây tê ngoài màng cứng

4. Cuộc gặp mặt đầu tiên

Cuộc gặp mặt đầu tiên
Cuộc gặp mặt đầu tiên

Miễn là mẹ trải qua quá trình chuyển dạ và sinh con tốt đẹp. Mẹ có thể ôm con, cho con bú ngay sau khi sinh. Thường cuộc gặp này sẽ diễn ra trong khi mẹ đang ra nhau thai. Khi bác sĩ đang kiểm tra lại mọi thứ.

Hãy thử giao tiếp tiếp với bé trong khi ôm ấp. Đó cũng là cách để bé nhận ra giọng của mẹ. Mẹ có thể cảm thấy gắn bó ngay lập tức với bé hoặc ngược lại. Cả hai cảm giác ấy đều là bình thường. Dù thời điểm ấy mẹ đang cảm thấy ra sao, mẹ vẫn yêu thương bé vô cùng. Đôi khi, mẹ sẽ mất một chút thời gian để làm quen với việc đó.

5. Phục hồi sau sinh

Vùng kín của mẹ phục hồi nhanh hay chậm sau khi sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sẽ mất từ 3 đến 5 tuần để cơ thể trở lại bình thường nếu mẹ không có vết rách. Và sẽ mất khoảng 6 tuần nếu mẹ có những vết rách hoặc bị rạch tầng sinh môn.

Sinh thường không bao giờ là dễ dàng đối với các mẹ. Nếu quyết định có một ca sinh hoàn toàn tự nhiên, hãy chuẩn bị sẵn sàng ngay từ bây giờ.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tất cả những điều mẹ cần biết về sinh thường?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Giỏ hàng 0