Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

16 kinh nghiệm trước khi sinh mổ giúp “mẹ tròn con vuông” 

Càng gần đến ngày sinh mổ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe để đảm bảo thai kỳ an toàn, mẹ tròn con vuông. Từ giờ đến lúc hạ sinh thiên thần nhỏ, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và lưu ý trước khi vào phòng sinh nhé. Nếu vẫn chưa biết chuẩn bị những gì, lưu ý ra sao thì mẹ đừng bỏ qua 16 kinh nghiệm trước khi sinh mổ dưới đây nha. 

Kinh nghiệm trước khi sinh mổ
16 kinh nghiệm trước khi sinh mổ giúp “mẹ tròn con vuông”

1. 4 kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng trước khi sinh mổ

Được bác sĩ chỉ định sinh mổ đồng nghĩa mẹ sẽ có sẵn kế hoạch cho “công cuộc” đi sinh từ vài ngày đến vài tuần. Vậy nên mẹ đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp để gần đến ngày sinh không bị mất sức, thiếu máu nhé. Ngược lại, nếu mẹ không chú trọng chế độ ăn uống thì cả mẹ và bé đều không khỏe đó ạ. 

1.1. Cung cấp đủ chất tùy theo thể trạng của mẹ và bé

Gần đến ngày sinh mổ, mẹ háo hức đợi chờ được gặp con, thế là mẹ tập trung bổ sung chất này, chất kia để con yêu lớn nhanh, chào đời an toàn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần cân đối theo thể trạng của hai mẹ con để xây dựng chế độ dinh dưỡng chuẩn nhất mẹ nhé!

Kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng trước khi sinh mổ
Gần đến ngày sinh mổ, mẹ háo hức đợi chờ được gặp con, thế là mẹ tập trung bổ sung chất này, chất kia để con yêu lớn nhanh, chào đời an toàn

1 – Trường hợp mẹ và bé đều khỏe mạnh, cân nặng ở mức ổn định: Mẹ có thể ăn uống thoải mái, bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi nếu mẹ và bé có cân nặng ổn định. Cụ thể, mẹ bầu những tháng cuối tăng không quá 5-6kg, con yêu nặng khoảng 3kg. Lúc này, mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt gà, hải sản,… để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau mổ, lành sẹo nhanh chóng. 

Kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng trước khi sinh mổ
Mẹ có thể ăn uống thoải mái, bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi nếu trong quá trình khám thai định kỳ được bác sĩ khen, bảo mẹ và bé có cân nặng ổn định.

2 – Trường hợp mẹ và bé có cân nặng vượt mức: 

Nếu những tháng cuối thai kỳ mẹ tăng đến 10-12kg so với những tháng đầu hoặc con yêu to bất thường, chạm mốc 5-6kg, mẹ nên ăn uống theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế béo phì ở mẹ và ổn định cân nặng cho bé, an toàn hơn khi sinh mổ. Theo đó, ngoài bổ sung thực phẩm giàu protein, mẹ cũng cần ăn thêm nhiều rau xanh để cung cấp đủ chất xơ, điều hòa lại nội tiết tố, đẩy cặn béo ra khỏi cơ thể. 

Kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng trước khi sinh mổ
Ngoài bổ sung thực phẩm giàu protein, mẹ cũng cần ăn thêm nhiều rau xanh để cung cấp đủ chất xơ, điều hòa lại nội tiết tố, đẩy cặn béo ra khỏi cơ thể

Góc của mẹ khuyến cáo mẹ nên ăn những loại rau xanh tốt cho bà bầu chuẩn bị sinh mổ như rau chân vịt, súp lơ xanh, măng tây, rau dền,… bởi những thực phẩm này đều đã được khoa học chứng thực tốt cho mẹ bầu đang trong giai đoạn “nước rút”. Nếu vẫn còn ngờ ngợ, chưa tin tưởng hoàn toàn thì mẹ có thể “ghé” qua bài viết Top 11 những loại Rau tốt cho Bà Bầu 3 Tháng đầu từ Chuyên Gia để biết thêm chi tiết. 

1.2. Đừng quên bổ sung đủ 2 lít nước/ngày

Uống đủ 2 lít nước/ngày sẽ giúp nước tiểu trong, tống khứ độc tố ra bên ngoài, hạn chế tình trạng bí tiểu hoặc tiểu buốt sau sinh. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp tâm trạng mẹ trở nên thư thái, dễ chịu hơn, ngăn ngừa chứng đau nhức hậu phẫu thuật. 

Kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng trước khi sinh mổ
Trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là những ngày cận kề sinh mổ, mẹ nên uống đủ 2 lít nước/ngày để nước tiểu được trong là kinh nghiệm trước khi sinh mổ mẹ nên biết

Tuy nhiên, mẹ cần biết 2 lít nước ở đây là bao gồm nhiều loại khác nhau, không phải có mỗi nước lọc đâu ạ. Mẹ có thể bổ sung thêm nhiều loại nước trái cây bổ dưỡng, thơm ngon nhằm cung cấp thêm vitamin, lợi khuẩn. Ngoài nước lọc, nước ép trái cây, mẹ còn uống được nước dừa đó ạ. Bởi mẹ đang ở những ngày cuối thai kỳ nên con yêu đã cứng cáp, mẹ thoải mái uống nước dừa mà chẳng lo ngại sảy thai. 

Kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng trước khi sinh mổ
Mẹ có thể bổ sung thêm nhiều loại nước trái cây bổ dưỡng, thơm ngon nhằm cung cấp thêm vitamin, lợi khuẩn

Chẳng những vậy, uống khoảng 150 – 200ml nước dừa/ngày, 3 – 4 lần/tuần còn giúp mẹ sạch ối, đẹp dạ, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở bé đó ạ. Nếu mẹ không tin thì vào xem ngay bài viết Bầu 7 tháng uống được nước dừa không? Mẹ thèm đọc ngay nhé! 

1.3. Tránh xa đồ uống có cồn – chất kích thích

Càng đến gần ngày sinh mổ, mẹ càng không nên dùng đồ uống có cồn – chất kích thích vì vừa có hại cho sức khỏe, dễ mất máu khi phẫu thuật vừa tác động trực tiếp đến con yêu. Mỗi loại đồ uống có cồn, chất kích thích dưới đây đều có tác hại riêng biệt, mẹ cùng theo dõi để “tránh càng xa càng tốt” nhé: 

Kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng trước khi sinh mổ
Càng đến gần ngày sinh mổ, mẹ càng không nên dùng đồ uống có cồn – chất kích thích

1 – Bia, rượu: Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM khẳng định dù là rượu hay bia thì mẹ bầu sắp sinh cũng không nên dùng vì đây toàn là chất có cồn, chẳng những không giúp ích cho mẹ mà còn kéo theo nhiều tác hại về sau như mất sữa, căng thẳng kéo dài, con chậm phát triển,… Do vậy, mẹ không nên dùng bia rượu dù chỉ một giọt nhé! 

Kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng trước khi sinh mổ
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM khẳng định mẹ bầu sắp sinh cũng không nên dùng bia rượu

3 – Cà phê: Ngoài bia rượu, mẹ sắp sinh mổ cũng không nên uống cà phê do mỗi tách chứa đến 100mg caffeine, để đào thải hết ngần ấy hợp chất có hại, cơ thể mẹ phải hoạt động gấp 3 lần bình thường. Từ đây kéo theo hàng loạt hệ lụy làm mẹ căng thẳng, bồn chồn, tim đập nhanh, hấp thụ dinh dưỡng kém, chán ăn, buồn nôn,…

Kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng trước khi sinh mổ
Mẹ sắp sinh mổ cũng không nên uống cà phê do mỗi tách chứa đến 100mg caffeine, để đào thải, cơ thể mẹ phải hoạt động gấp 3 lần bình thường

4 – Nước có gas: Theo các chuyên gia ước tính, chỉ với 340g nước có gas là đã tồn tại đến 50-80mg caffeine. Đến khi mẹ dung nạp vào cơ thể khoảng 1g chất này thì hệ thần kinh trung ương sẽ bị kích thích, nhịp tim tăng nhanh kết hợp thở dốc, thậm chí mất ngủ, ù tai, bên nghe được bên không. Lâu dần sức khỏe cũng như tâm trạng của mẹ sẽ bị ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến quá trình lớn khôn của con yêu. 

Kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng trước khi sinh mổ
Theo các chuyên gia ước tính, chỉ với 340g nước có gas là đã tồn tại đến 50-80mg caffeine.

Chỉ còn vài ngày, vài tuần nữa là mẹ đã có thể chào đón sinh linh bé bỏng, từ giờ đến đó mẹ kiêng uống nước có gas để quá trình sinh mổ diễn ra trơn tru nhất nhé! 

1.4. Mẹ không ăn gì trong 8 tiếng trước khi mổ

Những lưu ý dinh dưỡng trên mẹ có thể áp dụng từ vài tuần đến vài ngày trước khi sinh mổ, còn đến 8 tiếng trước giờ vào phòng sinh mẹ tuyệt đối không ăn bất cứ thứ gì nhé. Do trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiêm gây mê cho mẹ, việc dung nạp thực phẩm dễ dẫn đến tai biến trào ngược dạ dày, thức ăn tràn vào phổi dẫn đến đột tử hoặc để lại di chứng viêm phổi, xẹp phổi. Mẹ lưu ý điểm này để không mắc sai lầm đáng tiếc nhé! 

Kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng trước khi sinh mổ
8 tiếng trước giờ vào phòng sinh mẹ tuyệt đối không ăn bất cứ thứ gì

2. 5 kinh nghiệm về chế độ sinh hoạt trước khi sinh mổ

Bên cạnh những kinh nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý thêm về chế độ sinh hoạt trước khi sinh mổ nhằm bảo vệ mẹ và bé luôn khỏe mạnh, ví dụ như thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, không mang vác đồ nặng, kiêng quan hệ trước khi sinh,… 

2.1. Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Một trong những việc mẹ cần chuẩn bị trước khi sinh mổ là giữ cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm gội, cắt tỉa móng tay – móng chân, đặc biệt là vệ sinh vùng kín kĩ càng. Mẹ lưu ý lựa chọn sản phẩm lành tính, dịu nhẹ, không gây kích ứng, đỏ da hay đau rát, đặc biệt là dung dịch vệ sinh phụ nữ. Theo đó, mẹ nên tin dùng dung dịch vệ sinh có độ pH <5 (nồng độ lý tưởng để duy trì môi trường âm đạo khỏe mạnh). 

Kinh nghiệm về chế độ sinh hoạt trước khi sinh mổ
Trước khi sinh mổ, mẹ cần giữ cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm gội, cắt tỉa móng tay – móng chân, đặc biệt là vệ sinh vùng kín kĩ càng

Góc của mẹ gợi ý ngay sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy với bảng thành phần thuần tự nhiên, bao gồm dưa leo, nha đam, tinh dầu hoa cam, dịch chiết cây củ cải đường,… hỗ trợ mẹ kháng khuẩn, ngừa viêm. Không chỉ vậy, sản phẩm này còn nói không với chất bảo quản, paraben, an toàn tuyệt đối với mẹ có cơ địa nhạy cảm nhất. 

Dung dịch vệ sinh Mamamy
Dung dịch vệ sinh Mamamy an toàn, lành tính và tối ưu, giúp “cô bé” của mẹ luôn thơm tho cả khi mang bầu và sau sinh

Đồng thời, dung dịch vệ sinh nhà Mamamy còn duy trì độ pH lý tưởng <5%, đảm bảo vùng kín không bị khô hoặc ngứa ngáy, khó chịu.  Ngoài ra, dung dịch vệ sinh Mamamy chỉ “càn quét” vi khuẩn có hại và vẫn giữ lại lợi khuẩn, nhờ đó vùng kín của mẹ lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho, đánh bay mùi hôi khó chịu. 

Mamamy hiện còn đang có deal hời cùng hàng ngàn quà tặng hấp dẫn, mẹ tậu 1 mà được đến 2, 3. Ngại gì không thử mẹ ơi!

2.2. Ngủ đủ 8 tiếng/ngày mẹ nhé

Sắp bước vào giai đoạn sinh mổ nên mẹ thấp thỏm, không biết bé cưng ra đời an toàn hay không. Nỗi lo đó khiến mẹ thường xuyên mất ngủ hoặc chập chờn giữa đêm. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến con mà mẹ còn dễ bị trầm cảm trước sinh đó ạ. 

Mẹ nhớ nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh kiệt sức, động thai, chuyển dạ sớm, ảnh hưởng đến kế hoạch sinh mổ. Cụ thể, mẹ cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nghỉ trưa ít nhất 30 phút. Đối với mẹ tiếc việc, vẫn muốn làm tại nhà thì nên chủ động nghỉ xả hơi 10-15 phút sau 2-3 tiếng làm việc và chia thành nhiều đợt để tránh căng thẳng nhé. 

Kinh nghiệm về chế độ sinh hoạt trước khi sinh mổ
Mẹ cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nghỉ trưa ít nhất 30 phút, đối với mẹ tiếc việc, vẫn muốn làm tại nhà thì nên chủ động nghỉ xả hơi 10-15 phút sau 2-3 tiếng

Đồng thời, mẹ cũng chọn phòng yên tĩnh nhằm đảm bảo chất lượng giấc ngủ, không có nhiều tiếng ồn hay lục cục khiến mẹ giật mình giữa đêm. Vào buổi tối, mẹ có thể bật thêm đèn ngủ có cường độ ánh sáng nhẹ, đốt nến thơm organic và bật một chút nhạc nhẹ không lời để cơ thể được thư giãn, não bộ giải tỏa căng thẳng sau một ngày dài.  

Lúc đang ngủ, mẹ nên nằm nghiêng sang trái vì tư thế này sẽ hỗ trợ tim mạch, máu huyết lưu thông, hạn chế tình trạng tê phù chân, tay,… Chẳng những vậy, nằm nghiêng sang trái cũng “san sẻ” bớt áp lực lên dây chằng và hệ thần kinh, cung cấp dưỡng chất đến thai nhi tốt thông qua bánh nhau tốt hơn. Song song đó, mẹ trước khi sinh mổ cũng không nằm những tư thế gục lên bàn, nằm sấp, nằm ngửa,… khiến động mạch chủ tắc nghẽn, sinh non,… 

Kinh nghiệm về chế độ sinh hoạt trước khi sinh mổ
Lúc đang ngủ, mẹ nên nằm nghiêng sang trái vì tư thế này sẽ hỗ trợ tim mạch, máu huyết lưu thông, hạn chế tình trạng tê phù chân, tay,…

2.3. Không mang vác đồ nặng

Sắp bước vào giai đoạn quan trọng nhất để đón chào con yêu, mẹ không mang vác đồ nặng vì sẽ khiến cơ thể đau nhức, mỏi nhừ thậm chí bất cẩn còn gây trượt ngã đó mẹ, dần dà tác động đến thai nhi khiến mẹ dễ sinh non hoặc chảy máu âm đạo. 

Điều này đã được Tiến sĩ Christopher Chong, bác sĩ phụ khoa sản khoa tại Bệnh viện Gleneagles (Singapore) kiểm chứng, ông cho biết mang vác vật nặng sẽ giảm thiểu tình trạng đông máu khi mẹ bị xuất huyết âm đạo, máu chảy hoài không kiềm lại được rất nguy hiểm. 

Kinh nghiệm về chế độ sinh hoạt trước khi sinh mổ
Sắp bước vào giai đoạn quan trọng nhất để đón chào con yêu, mẹ không mang vác đồ nặng vì sẽ khiến cơ thể đau nhức, mỏi nhừ thậm chí bất cẩn còn gây trượt ngã

Chưa kể, hành động này còn ảnh hưởng đến cột sống, dây chằng, sau này khi sinh mổ, bác sĩ tiêm thuốc mê cộng với những thương tổn do mang vác đồ nặng để lại sẽ khiến hệ xương của mẹ suy yếu. Thay vào đó, mẹ nên nhờ đến sự giúp đỡ những người thân trong gia đình mỗi khi muốn mang vác đồ nặng, mọi người sẽ vui vẻ giúp mẹ thôi ạ! 

2.4. Mẹ vận động – đi lại nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông

Trong những chia sẻ của mẹ bầu trên khắp các diễn đàn, hội nhóm, những mẹ có kinh nghiệm luôn khuyên mẹ bầu trước khi sinh mổ nên vận động nhẹ nhàng. Trong đó có bài viết của mẹ Nguyễn Thị Diễm Hằng, Hà Nội: “Trước khi mang thai, mình có tập gym và Zumba. Nhưng sau khi có em bé, mình chuyển sang tập yoga bầu và đi bộ nhẹ nhàng. Trộm vía mẹ khỏe, con khỏe, không tăng cân nhiều mà cũng nhanh chóng về dáng sau sinh. Mình biết nhiều bà mẹ khi mang thai ốm nghén trầm trọng nhưng dù thế nào các bạn cũng không nên nằm/ngồi một chỗ quá nhiều nhé.” 

Nằm mãi một chỗ không phải là cách hay mà còn cản trơn quá trình lưu thông máu huyết. Do đó, trước khi sinh mổ mẹ nên bổ sung thêm những bài tập có cường độ vừa phải để hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp, râm ran vết mổ về sau như tư thế thiền, tư thế con bướm, tư thế ngọn núi,… 

Kinh nghiệm về chế độ sinh hoạt trước khi sinh mổ
Trước khi sinh mổ mẹ nên bổ sung thêm những bài tập có cường độ vừa phải để hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp, râm ran vết mổ về sau

Đồng thời, mẹ vẫn có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ 10-15 phút mỗi ngày, hít thở đều,… Những bài tập này rất dễ thực hiện và có thể áp dụng được ngay nhưng mẹ cũng cần đến phòng tập chuyên dụng hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia để biết thao tác chính xác, tránh tự ý tập vì dễ dẫn đến sai sót, tác động trực tiếp đến quá trình chuẩn bị sinh mổ. 

2.5. Kiêng quan hệ trước khi sinh mổ

Nhiều người quan niệm những ngày gần cuối thai kỳ mẹ và bố có thể quan hệ vì con yêu đã đủ lớn, cứng cáp hơn. Tuy nhiên đây chỉ kinh nghiệm truyền miệng, chưa có cơ sở xác thực. Ngoài ra, mẹ sảy thai nhiều lần, chảy máu tử cung (do hở eo cổ tử cung, tử cung ngắn) cũng không nên quan hệ trước khi sinh em bé vì sẽ gia tăng nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, mẹ bị rau tiền đạo (thai nhi che kín tử cung) cũng có nguy cơ xuất huyết khi quan hệ cùng bố. 

Kinh nghiệm về chế độ sinh hoạt trước khi sinh mổ
Mẹ sảy thai nhiều lần, chảy máu tử cung (do hở eo cổ tử cung, tử cung ngắn) cũng không nên quan hệ trước khi sinh em bé vì sẽ gia tăng nguy cơ sinh non

Đặc biệt mẹ sinh mổ quan hệ trước khi sinh rất dễ nhiễm trùng âm đạo, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông và tạo máu, sức đề kháng suy giảm theo. Bác sĩ kiểm tra lại thấy mẹ không đáp ứng đủ tiêu chí sinh mổ như sức khỏe yếu, máu khó đông,… thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch của mẹ. 

Đây không chỉ là lời khuyên của bác sĩ mà còn là kinh nghiệm thực tế của nhiều mẹ khác. Mẹ tham khảo để tránh mắc sai lầm nhé: 

Mẹ Ánh Em, thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Đang mang bầu chuẩn bị sinh không nên quan hệ, đặc biệt là xuất trong các mom ạ. Bởi tinh trùng sẽ gây co thắt tử cung dễ sảy hoặc sinh non”. 

Mẹ Hà Anh, Hà Nội chia sẻ: “Mình nghĩ nếu kiêng được thì tốt. Vợ chồng mình không kiêng được, lúc thai được 5 tháng quan hệ thì ra máu. Lúc đó cũng hãi lắm đi viện khám luôn mà trộm vía em bé vẫn bình thường không là 2 vợ chồng hối hận cả đời”. 

3. 7 kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ

Sau khi tuân thủ những nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, mẹ cần “nằm lòng” thêm 7 kinh nghiệm trước khi vào phòng sinh mổ, ví dụ như lựa chọn gói sinh phù hợp, mang đủ giỏ đồ sinh, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và đừng ngại chưa sẻ cùng bố,…. 

Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
7 kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ

3.1. Lựa chọn gói sinh phù hợp

Hiện nay có hai gói sinh phổ biến, được nhiều mẹ tin dùng là gói sinh trọn gói và gói sinh tự túc (hay gói sinh thường). Mẹ nên lựa chọn gói sinh phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu của bản thân trước khi sinh mổ để không phải bỡ ngỡ, lúng túng. Điều này khá quan trọng, mẹ cần bàn bạc cùng người thân trong gia đình để đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé.

Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Hiện nay có hai gói sinh phổ biến, được nhiều mẹ tin dùng là gói sinh trọn gói và gói sinh tự túc (hay gói sinh thường)

1 – Trường hợp mẹ nên chọn gói sinh trọn gói

Mẹ có điều kiện kinh tế vững vàng, nhưng mới sinh mổ lần đầu nên chưa có nhiều kinh nghiệm, muốn chọn gói sinh này để nhận được sự chăm sóc từ A-Z. Hoặc mẹ có cơ địa nhạy cảm, dễ ốm vặt, ít người nhà đi theo, không đủ nhân lực để chăm bé cũng có thể sử dụng gói sinh này để các cô y tá, đội ngũ bác sĩ chăm chút cẩn thận hơn. 

Theo đó, lựa chọn gói này mẹ sẽ nhận được những “đặc quyền” như chăm sóc trước và sau khi sinh mổ, cơ sở vật chất tiên tiến, được nằm ở phòng VIP, bé cưng được các cô y tá tắm rửa mỗi ngày, mẹ và người nhà cũng nhàn hơn. Đồng thời, mẹ cũng sẽ được nằm viện lâu hơn để thăm khám xem có bất kỳ dấu hiệu lạ nào hay không. 

Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Lựa chọn gói này mẹ sẽ nhận được những “đặc quyền” như chăm sóc trước và sau khi sinh mổ, cơ sở vật chất tiên tiến, được nằm ở phòng VIP,…

2 – Trường hợp mẹ nên chọn gói sinh tự túc (gói sinh thường) 

Điều kiện kinh tế của mẹ ở mức bình thường, có nhiều người thân trong gia đình đi theo chăm sóc, đọc sách vở tìm hiểu kĩ rồi nên có nhiều kiến thức về sinh mổ thì chỉ cần đăng ký gói sinh tự túc (gói sinh thường) cũng được rồi ạ. Ngoài ra, gói sinh này cũng phù hợp với mẹ có thể trạng khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, không cần phải nằm viện quá lâu để theo dõi tình hình. 

Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Gói sinh tự túc (gói sinh thường) phù hợp với mẹ có điều kiện kinh tế của mẹ ở mức bình thường, có nhiều người thân trong gia đình đi theo chăm sóc, đọc sách vở

3.2. Mẹ lựa chọn trang phục thoải mái – thấm hút tốt

Từ nhà đến bệnh viện cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định, rồi mẹ phải ngồi chờ để bác sĩ gọi tên cũng như tiến hành xét nghiệm. Chưa kể sau đó mẹ phải thay quần áo của bệnh viện nên quần áo rườm rà sẽ rất khó thao tác, quần áo dày thì dễ gây bí, nóng, cực khó chịu, khiến mẹ đã mệt lại càng mệt thêm. 

Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Mẹ cần chọn trang phục thoải mái, được làm từ chất liệu linen, cotton, ngừa kích ứng, rát da hay hầm bí, nhọc người

Thế nên mẹ cần chọn trang phục thoải mái, được làm từ chất liệu linen, cotton, ngừa kích ứng, rát da hay hầm bí, nhọc người. Tốt nhất mẹ nên mặc những bộ quần áo rộng người như như babydoll, áo oversize, váy suông có chun mỏng nhẹ. Ngoài ra, mẹ cũng ưu tiên đi giày bệt, sử dụng đồ lót cũng phải vừa vặn, thấm hút tốt.

3.3. Mang đủ giỏ đồ sinh mẹ nhé

Mẹ sinh mổ hay sinh thường đều phải chuẩn bị giỏ đồ sinh như nhau, tuy nhiên mẹ sinh mổ thường phải ở viện lâu hơn (khoảng 5-7 ngày) nên đồ đạc nên được chuẩn bị nhiều hơn một chút. Tuy nhiên mẹ chỉ liệt kê theo trí nhớ thì rất dễ sót, dẫn đến tình trạng thiếu món này thiếu món kia, ảnh hưởng đến tâm lý, làm mẹ cứ bồn chồn, do vậy mẹ cần hệ thống lại những thứ cần mua thành một danh sách và nhờ bố chuẩn bị hộ nhé. Cụ thể giỏ đồ sinh của mẹ phải đủ những món đồ sau: 

Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Mẹ cần hệ thống lại những thứ cần mua thành một danh sách và nhờ bố chuẩn bị hộ

1 – Những món đồ thiết yếu dành riêng cho mẹ 

  • 1-2 bộ quần áo để dành cho ngày ra viện (thông thường lúc còn nằm viện mẹ thường mặc áo của bệnh viện). 
  • 4-5 đôi tất để giữ cho chân không bị lạnh 
  • 1 chiếc mũ đội rộng rãi, thoáng mát 
  • Bông gòn nhét tai 
  • 1 đôi dép đi trong nhà 
  • Khoảng 7-8 chiếc quần lót hoặc 1-2 gói quần lót dùng 1 lần 
  • 1-2 bịch băng vệ sinh dành riêng cho sản phụ vào những ngày đầu sản dịch ra nhiều 
  • 2 gói giấy thấm sữa nhằm hạn chế tình trạng sữa tràn ướt quần áo 
  • 1 chai dầu tràm/dầu khuynh diệp bảo vệ mẹ khỏi cảm lạnh hoặc xoa bóp tay chân 
  • 1 khăn tắm 
  • 1-2 khăn mặt 
  • 1-2 bịch khăn giấy ướt 
  • Dụng cụ vệ sinh cá nhân: Dầu gội, sữa tắm, bàn chải, kem đánh răng, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, dây buộc tóc, chậu tắm,… 
Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Những món đồ thiết yếu dành riêng cho mẹ

2 – Những món đồ thiết yếu dành riêng cho con 

  • 10 miếng tã vải, 20 miếng lót cho bé cưng 
  • 2 gói bỉm 
  • 3 chiếc khăn cỡ vừa hoặc to: 1 chiếc dùng để lau người cho bé sau khi tắm,  1 chiếc quấn giữ ấm, 1 chiếc kê gối. khăn gồm 1 khăn lau bé sau khi tắm, một khăn quấn 
  • 20-30 chiếc khăn sữa
  • 5 mũ che thóp đầu, 10 đôi bao tay, bao chân 
  • 5-7 bộ quần áo sơ sinh có chất liệu cotton thoáng mát 
  • 10 cái băng rốn cho bé  
  • Những vật dụng cá nhân khác: rơ lưỡi, nhiệt kế, xịt chống hăm, bông gòn, bông tăm, dầu gội, sữa tắm chuyên dụng
Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Những món đồ thiết yếu dành riêng cho con

Mẹ cũng lưu ý chuẩn bị giỏ đồ sinh từ sớm, không đợi “nước tới chân mới nhảy”, dẫn đến thiếu trước hụt sau. Đây cũng là kinh nghiệm mà mẹ Oải Hương, Hà Nội chia sẻ với những mẹ chuẩn bị sinh mổ lần đầu đầu: “Hồi đó mình cũng khá rảnh nên cũng hỏi han kinh nghiệm các mẹ đi trước và tìm hiểu khá kỹ, sau đó lên 1 danh sách các đồ cần thiết cho mẹ và em bé. Mình khuyên các mom nên chuẩn bị từ sớm từ tháng thứ 7, thứ 8 của thai kỳ vì lúc đó mình vẫn còn khỏe. Khi đã có danh sách đầy đủ các đồ cần mua rồi, mình lựa xem shop nào bán đồ uy tín, đầy đủ, giá cả phù hợp cho tiện mua sắm”. 

Ngoài ra còn có những vật dụng khác cũng như lưu ý “vàng” khi chuẩn bị giỏ đồ sinh, mẹ có thể tham khảo chi tiết tại bài viết Chuẩn bị đồ đi sinh đầy đủ nhất cho cả mẹ và bé! Chỉ với một cú click chuột thôi mà mẹ sẽ mở ra vô vàn kiến thức thú vị đó ạ. 

3.4. Đừng quên chuẩn bị viện phí nha mẹ

Viện phí của mỗi ca sinh nở thường không giống nhau nhưng thường sinh mổ sẽ tốn kém hơn sinh thường khoảng 2 – 3 triệu đồng, sự chênh lệch ít nhiều còn phụ thuộc vào loại phòng, dịch vụ và tên tuổi bệnh viện mẹ lựa chọn. Nhưng theo ước tính thì mỗi ca sinh mổ sẽ dao động từ 5-10 triệu đồng. 

Theo đó phòng thường có mức giá khoảng 100 – 200 nghìn đồng/ngày, phòng dịch vụ 2-3 giường khoảng 300 – 500 nghìn đồng/giường. Nếu mẹ có tài chính dư dả, muốn nằm một mình để thoải mái thì có thể lựa chọn phòng dịch vụ có giá 700 – 1 triệu đồng/giường. 

Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Viện phí của mỗi ca sinh nở thường không giống nhau nhưng thường sinh mổ sẽ tốn kém hơn sinh thường khoảng 2-3 triệu đồng

3.5. Mẹ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và có ít nhất 2 người túc trực

Mẹ cần có đầy đủ giấy tờ để không cập rập, ví dụ như căn cước công dân, giấy hẹn ngày sinh mổ, sổ khám thai, phiếu siêu âm, sổ hộ khẩu (bản chính lẫn bản photocopy), thẻ bảo hiểm y tế,… Điểm này mẹ nên hỏi bạn bè đã từng đi sinh mổ để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hoặc tốt nhất là hỏi bác sĩ, y tá ở bệnh viện. Ngoài ra, trong suốt quá trình chuẩn bị vào phòng sinh, mẹ cần ít nhất 2 người đi cùng, người này lo thủ tục thì người kia chăm nom mẹ và làm theo chỉ dẫn của y tá, bác sĩ. 

Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Mẹ cần có đầy đủ giấy tờ để không cập rập, ví dụ như căn cước công dân, giấy hẹn ngày sinh mổ, sổ khám thai, phiếu siêu âm, sổ hộ khẩu thẻ bảo hiểm y tế,…

3.6. Mẹ đừng ngại chia sẻ với bố

Đối diện với quá trình sinh mổ làm mẹ bồn chồn, lo lắng không yên bởi dạo vòng quanh những fanpage, hội nhóm, mẹ bắt gặp những lời tâm sự, chia sẻ của các mẹ bầu dày dặn kinh nghiệm: 

Mẹ Thiên Nhi, Hà Nội: “Bản thân cảm thấy run sợ, lạnh sống lưng, nghe tiếng dụng cụ va vào nhau là đã choáng váng”

Mẹ Ngân, Kiên Giang: “Vào phòng mổ với tinh thần chưa chuẩn bị gì hết mặc kệ người ta làm gì thì làm. Tiêm gây tê cảm giác như cắm mũi tiêm luồn qua cột sống sau đó thì bắt đầu tê từ ngực xuống 2 bàn chân cảm giác nặng trĩu, bất lực. Như vậy so với cảnh hết thuốc tê và phải đứng dậy đi lại sau 24 tiếng không là gì hết nha”. 

Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Mẹ đừng quên chia sẻ với bố bởi đây là người mẹ tin cậy nhất lúc này, sẽ động viên mẹ vượt qua nỗi sợ

Những cảm xúc đó mẹ nào cũng đều trải qua khi sinh con lần đầu, để giảm bớt gánh nặng tâm lý, mẹ đừng quên chia sẻ với bố bởi đây là người mẹ tin cậy nhất lúc này, sẽ động viên mẹ vượt qua nỗi sợ. Hơn nữa, khoa học ngày càng tân tiến nên đã có nhiều bệnh viện cho phép bố vào phòng sinh cùng mẹ. Mẹ vững tâm và đừng lo sợ gì nữa nhé! 

3.7. Cân nhắc việc tiêm gây tê tủy sống

Sinh mổ là cuộc phẫu thuật mà ba lớp cơ quan sẽ được mở ra: lớp da, lớp mỡ – cơ thành bụng và lớp cơ tử cung sau đó được khâu theo thứ tự ngược lại. Do đó, mẹ bắt buộc phải gây tê để giảm thiểu đau đớn và đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé. Hiện nay có hai phương pháp tiêm gây tê màng cứng và gây tê tủy sống.

Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Tiêm gây tê tủy sống phát huy công dụng nhanh (chỉ mất 5 phút là thuốc đã ngấm) làm mẹ mất cảm giác và không hề đau đớn trong quá trình tiến hành phẫu thuật

So với gây tê màng cứng thì gây tê tủy sống phát huy công dụng nhanh hơn (chỉ mất 5 phút là thuốc đã ngấm) làm mẹ mất cảm giác và không hề đau đớn trong quá trình tiến hành phẫu thuật. Ưu điểm của phương pháp này là mẹ hoàn toàn tỉnh táo, không ngất lịm đi như gây mê, nhờ đó bác sĩ có thể theo dõi chỉ số nhịp tim, huyết áp, giảm thiểu biến chứng trong và sau sinh. 

Tuy nhiên mẹ lưu ý phương pháp gây tê tủy sống vẫn còn tồn đọng một số tác dụng phụ không mong muốn như ngứa ngáy, buồn nôn, đau đầu, lạnh người, tụt huyết áp, rối loạn đông máu. Mẹ có thể lướt tìm trên những hội nhóm về sinh mổ để biết thêm ý kiến của nhiều mẹ khác. 

Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Tuy nhiên mẹ lưu ý phương pháp gây tê tủy sống vẫn còn tồn đọng một số tác dụng phụ không mong muốn như ngứa ngáy, buồn nôn, đau đầu,…

Trong một bài viết của mình, mẹ Phạm Kim Anh, Hà Nội đã chia sẻ: “Đến bây giờ em vẫn không thể quên được nỗi sợ hãi khi nằm cong như con tôm trên bàn mổ cho bác sĩ tiêm mũi thuốc gây tê tủy sống đau buốt chạy dọc sống lưng”. 

Mẹ Nguyễn Hương, Bình Dương cũng bồi hồi nhớ lại kỷ niệm tiêm gây tê tủy sống của mình: “Sợ cảm giác khi sinh xong người run cầm cập, cố nén để 2 hàm răng không va chạm vào nhau quá nhiều”. Mẹ Thanh Nguyễn, Hà Nam thổ lộ: “Đẻ mổ lần một lần cả người ngứa phát điên, biết phải kiêng mà không gãi không được. Lần 2 sinh mổ thì vừa ngứa vừa nhức buốt như con gì cắn”. 

Kinh nghiệm về quá trình chuẩn bị trước khi vào phòng sinh mổ
Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định hình thức gây tê phù hợp với thể trạng, cơ địa

Do đó, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định hình thức gây tê phù hợp với thể trạng, cơ địa, đặc biệt là những mẹ có tiền sử sản giật, rau tiền đạo,…không nên áp dụng phương pháp gây tê tủy sống khi mổ. 

Như vậy, với 16 kinh nghiệm trước khi sinh mổ phía trên đã giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhằm xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt hợp lý và lưu ý trước khi vào phòng sinh. Góc của mẹ hi vọng rằng từ đây đến lúc chào đón con, mẹ sẽ thật khỏe mạnh và vui vẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ đừng quên để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp kịp thời nhé! 

 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “16 kinh nghiệm trước khi sinh mổ giúp “mẹ tròn con vuông” ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là một sản phẩm vitamin tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai, cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong bài viết này, hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về lợi ích, […]
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Thời kỳ mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự phát tri của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về canxi, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình tăng trưởng của thai nhi và duy trì sức […]
Sinh con tuổi Rồng 2024, bí mật có thể mẹ chưa biết
Sinh con tuổi Rồng 2024, bí mật có thể mẹ chưa biết
Trong xã hội Việt Nam, sinh con tuổi Rồng luôn được coi là một điều may mắn và hạnh phúc. Đứa trẻ được tin rằng sẽ tha hưởng những phẩm chất tốt đẹp của loài vật linh thiêng này. Bài viết dưới đây Góc của mẹ, sẽ chia sẻ sâu hơn về ý nghĩa của […]
Bà bầu sau sinh nên ăn gì để mẹ nhanh hồi phục, con khỏe mạnh
Bà bầu sau sinh nên ăn gì để mẹ nhanh hồi phục, con khỏe mạnh
Sau quá trình mang thai và sinh nở việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ là vô cùng quan trọng. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối sẽ giúp mẹ phục hồi nhanh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Trong bài viết này, hãy cùng Góc của mẹ tìm […]
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
Giỏ hàng 0