Đau bụng chuyển dạ có 2 lại là đau giả và đau thật. Đau thật là lúc mẹ chuẩn bị chuyển mình và sinh em bé. Để không bỏ lỡ thời gian này cũng như gây nguy hiểm cho con thì mẹ nên nắm biết xem đau bụng như thế nào là chuyển dạ. Chúng được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau với những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như thế nào hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến mẹ đau bụng chuyển dạ
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về đau bụng như thế nào là chuyển dạ hãy nắm biết một chút về các nguyên nhân dẫn đến việc đau bụng chuyển dạ ở mẹ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì chưa thực sự có nguyên nhân chính xác dẫn đến các cơn gò tử cung ở mẹ.
Các cơn đau này đến một cách tự nhiên và thường thì sẽ rơi vào thời điểm từ tuần thứ 38 đến 40. Lúc này, tử cung của mẹ sẽ ngày càng lớn hơn và mở rộng ra. Như vậy sẽ kích thích cơn co tử cung dẫn đến đau bụng.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng khiến cho mẹ bị đau bụng là do kích thích tố thay đổi, thần kinh, nội tiết cũng không như cũ dẫn đến đau đẻ.
2. Đau bụng như thế nào là chuyển dạ?
Nhiều mẹ mang thai lần đầu chắc chắn sẽ không biết rõ đau bụng như thế nào là chuyển dạ là như thế nào. Tuy nhiên, để ổn định tâm lý, giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn thì mẹ nên tìm hiểu cặn kẽ hiện tượng này.
Thực tế thì đây là cả 1 quá trình sinh lý với nhiều hiện tượng khác nhau. Nhưng quan trọng và là yếu tố chính khiến mẹ đau bụng là do các cơn co tử cung khi thai nhi và nhau muốn sổ ra ngoài.
Quá trình này bao gồm 3 giai đoạn là:
2.1 Giai đoạn 1: cổ tử cung có sự xóa mở
Trong quá trình mang thai, cổ tử cung của phụ nữ luôn đóng và được khóa chặt bởi nút nhầy. Khi có sự chuyển dạ, nút nhầy sẽ bung ra dưới tác động của các cơn co tử cung.
Biểu hiện của giai đoạn này là việc cổ trong và ngoài của cổ tử cung nhập lại với nhau. Chúng sẽ tạo ra một phên mỏng. Cổ tử cung cũng vì thế mà mở ra.
Một số mao mạch trên cổ tử cung sẽ bung ra kèm theo dịch hồng và chia ra thành 2 thời kỳ là:
- Thời kỳ tiềm thời: Với những cơn đau nhẹ và cơn co tử cung ngắn. Thời gian nghỉ giữa các cơn dài. Trung bình cơn đau sẽ từ 20 đến 30 giây và nghỉ từ 2 đến 3 phút. Lúc này, cổ tử cung mở từ 2 đến 3 phân. Đó chính là câu trả lời cho việc đau bụng như thế nào là chuyển dạ.
- Thời kỳ hoạt động: Cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn với mức độ đau lớn hơn. Trung bình một cơn co sẽ từ 35 đến 45 giây. Thời gian nghỉ là từ 1 phút 25 giây đến 1 phút 30 giây. Cổ tử cung sẽ mở từ 6 đến 9 cm. Mẹ sẽ đau bụng chuyển dạ cực kỳ nhiều. Chính vì thế cần có sự theo dõi của bác sĩ. Thậm chí còn phải sử dụng đến thuốc giảm đau, phương pháp gây tê màng cứng để giúp mẹ vượt qua giai đoạn này.
2.2 Giai đoạn 2: thai nhi sổ ra ngoài
Khi cơn co tử cung ngày càng tăng cao với cường độ mạnh trung bình là 100 – 110 mmHg thì cũng là khi bạn sắp sinh. Lúc này, cổ tử cung đã mở toàn bộ 10cm. Đầu thai nhi bắt đầu lấp ló bên ngoài. Túi ối vỡ ra.
Để thai nhi được đưa ra nhanh chóng, an toàn, tránh ngạt thì mẹ cần phải kết hợp việc rặn đẻ cùng với cơn co tử cung theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy cố gắng vì khi nghe thấy tiếng khóc của con, chắc chắn cảm xúc của mẹ cũng sẽ vỡ òa hạnh phúc.
2.3 Giai đoạn 3: sổ nhau
Sau khi em bé đã ra, mẹ vẫn còn cảm giác đau bụng nhẹ. Tử cung sẽ bắt đầu co lại và nhau bong, sổ ra bên ngoài. Bác sĩ sẽ giúp bạn lấy nhau để đảm bảo không mất máu ở mẹ.
Như vậy là bạn đã nắm được toàn bộ quá trình đau bụng như thế nào là chuyển dạ. Việc này kéo dài khoảng 16 tiếng đối với những mẹ sinh lần đầu. Ở những lần sinh sau sẽ khoảng 8 tiếng.
3. Đau bụng như thế nào là chuyển dạ giả và thật
Để biết chính xác mình đang đau bụng chuyển dạ thật hay giả, mẹ có thể căn cứ vào những điều sau:
- Đối với đau chuyển dạ giả: Thời gian giữa các cơn đau cách xa nhau. Các cơ gò sinh lý cũng sẽ giảm dần khi bạn ngồi nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng. Cũng sẽ mất đi khi di chuyển. Mức độ đau khá nhẹ nháng. Và chủ yếu đau ở bụng trước.
- Đối với đau chuyển dạ thật: Tần suất xảy ra thường xuyên hơn với khoảng thời gian từ 30 – 70 giây tùy từng giai đoạn. Các cơn đau chuyển dạ thật hoàn toàn không hề suy giảm mà càng ngày càng tăng thêm về mức độ và tấn suất. Cơn đau sẽ xuất hiện ở phía sau và di chuyển dần lên phía trước.
Hy vọng thông qua bài viết mẹ đã phần nào hiểu được đau bụng như thế nào là chuyển dạ. Đồng thời phân biệt được giữa các cơn đau chuyển dạ thật và giả để có sự chuẩn bị kỹ càng hơn.
Các mẹ cũng có thể đọc thêm tại đây:
https://mamamy.vn/goc-cua-me/lam-gi-khi-chuyen-da/