Việc đếm từng cử động của em bé trong bụng mỗi ngày là hạnh phúc to lớn của mẹ. Bởi vậy, khi thấy bé yêu đạp ít hoặc nhiều hơn bất thường khiến mẹ lo lắng thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít có sao không? Liệu có phải tình huống nguy hiểm? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi mẹ nhé!
Mục lục
1. Thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít có sao không?
Mẹ băn khoăn thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít thì có sao không? Đừng quá lo lắng về vấn đề này mẹ nhé! Nếu mẹ đếm cử động thai máy đạt tiêu chuẩn 4 – 5 lần/giờ thì điều này vẫn bình thường.
Nếu ít hơn 4 lần/giờ, bé có thể đang ngủ say đó ạ. Mẹ kiên nhẫn chờ khoảng 1 – 2 giờ sau, rồi tiếp tục đếm số lần bé cựa quậy trong 1 – 2 giờ. Nếu lần này, kết quả vẫn ít hơn 10 cử động thì đây có thể là dấu hiệu thai máy yếu. Nếu thai máy hơn 20 lần/ giờ, có thể bé đang cảm thấy sợ hãi, căng thẳng. Trong cả 2 trường hợp này, mẹ nên đến khám bác sĩ sớm nhất để theo dõi sự phát triển của bé và có phương án can thiệp kịp thời mẹ nhé!
2. 8 lý do khiến thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít
Mẹ băn khoăn lý do vì sao thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít? Câu trả lời cho mẹ ngay dưới đây!
2.1. Thai nhi đạp ít do đâu? Cách khuyến khích bé đạp nhiều hơn
Thai nhi đạp ít có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Chế độ ăn uống của mẹ không phù hợp: Mẹ bầu lo sợ thừa cân, mất vóc dáng nên thường ăn ít hoặc ăn không đủ chất dinh dưỡng. Điều này khiến thai nhi thiếu hụt dưỡng chất, kém phát triển, ít cử động hoặc cử động yếu hơn.
- Sức khỏe của mẹ: Trong thời gian mang thai, mọi chuyển biến xấu trong cơ thể mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến bé, cản trở quá trình cung cấp dưỡng chất và oxy cho thai nhi. Vì vậy, khi sức khỏe mẹ sụt giảm, bé sẽ di chuyển ít hơn, yếu hơn hoặc không cử động nữa.
- Mẹ không cảm nhận được do thừa cân, béo phì: Mẹ thừa cân, béo phì khiến độ dày thành bụng tăng. Điều này cản trở sự nhạy cảm của thai phụ với các cử động của bé yêu, khiến mẹ lầm tưởng bé yêu đạp ít hơn.
- Bé đang nghỉ ngơi: Thai nhi không cử động trong quá trình nghỉ ngơi. Vì vậy, mẹ bầu đừng quên theo dõi tần suất và thời gian bé đạp mỗi ngày để xác định chu kỳ thức – ngủ của thai nhi nhé!
Nếu mẹ thấy bé đạp ít hơn, đừng quá lo lắng mà hãy áp dụng những cách khuyến khích bé cử động dưới đây:
1 – Mẹ hát hoặc cho bé nghe nhạc: Từ tuần thai thứ 20, em bé trong bụng có thể nghe thấy mọi âm thanh bên ngoài. Bởi vậy, khi không thấy bé đạp, thai máy yếu, không đều, mẹ hát, cho bé nghe nhạc hoặc trò chuyện cùng bé để kích thích bé cựa quậy. Mẹ lưu ý rằng không nên hát, nói, bật nhạc quá lớn hoặc áp sát vào tai bụng để tránh làm bé giật mình, hoảng sợ hoặc tổn thương đến thính giác của bé.
2 – Chiếu đèn pin vào bụng: Từ tuần thai thứ 28, bé trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng. Mẹ dùng đèn pin với cường độ vừa phải để kích thích bé phản ứng mà không ảnh hưởng xấu đến thị giác của con. Lúc này, bé có thể cử động hướng về phía ánh sáng hoặc lăn qua lăn lại để tránh nhìn thấy nó.
3 – Mẹ xoa/ấn bụng nhẹ nhàng: Mẹ dùng ngón tay (không dùng cả bàn tay) ấn nhẹ vào bụng để kích thích bé mà không gây ra tổn thương cho con.
4 – Uống 1 cốc nước mát: Nhiệt độ lạnh từ bên ngoài thường kích thích khiến bé phản ứng đáp trả. Bởi vậy, nếu không thấy con đạp, mẹ có thể uống 1 ly nước mát đánh thức bé và làm bé cựa quậy.
5 – Đi bộ nhẹ nhàng: Đi bộ nhẹ nhàng 20 – 30 phút mỗi ngày cũng là cách khuyến khích bé di chuyển.
2.2. Thai nhi đạp nhiều do đâu?
Sẽ có những ngày mẹ cảm nhận được thai nhi cử động nhiều hơn ngày bình thường, nguyên nhân có thể là:
- Mẹ ăn no, ăn đồ ngọt, uống nước mát: Như đã nói ở trên, đồ ăn ngọt và nước mát có thể kích thích khiến bé tỉnh giấc và đạp nhiều hơn.
- Mẹ ở nơi có ánh sáng mạnh hoặc âm thanh lớn: Từ tuần tuổi thứ 20, thai nhi cảm nhận được ánh sáng hoặc âm thanh bên ngoài. Nếu ánh sáng chiếu vào bụng mẹ quá mạnh hoặc âm thanh xung quang quá ồn ào, bé hoảng sợ và đạp nhiều, mạnh hơn.
- Mẹ nằm nghiêng sang bên trái: Tư thế nằm nghiêng sang trái giúp hạn chế chèn ép tử cung vào tĩnh mạch chủ dưới, tăng lưu lượng máu và nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Sự thay đổi này khiến bé cựa quậy nhiều hơn để kịp thích nghi đó mẹ ạ!
Thai nhi đạp nhiều không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mẹ, mà đôi khi còn khiến mẹ khó ngủ, khó sinh hoạt. Để sinh hoạt được thuận lợi nhất trong quá trình mang thai, mẹ lưu ý những điều sau:
- Mẹ không nên ăn quá no, ăn đồ ngọt và uống nước mát trước khi ngủ.
- Mẹ kiểm tra âm thanh và ánh sáng xung quanh, giảm xuống mức tối đa và theo dõi tiếp những chuyển động của bé.
- Mẹ có thể tâm sự nhỏ, vỗ về với con, vì đôi khi bé đạp nhiều vì muốn nghe giọng mẹ đấy ạ!
3. Khi nào mẹ cần lo lắng về sức khỏe thai nhi?
Dưới đây là những thay đổi của bé báo hiệu thai nhi đang có chuyển biến xấu, mẹ hết sức lưu ý:
- Thai không máy: Trước tuần thai thứ 20, những cử động non nớt của bé thường rất nhẹ, khó cảm nhận được. Từ sau tuần thai thứ 20 trở đi, đặc biệt là tuần thứ 25 – 32, bé đạp nhiều và mạnh hơn. Trong giai đoạn này, nếu đột ngột mẹ không thấy thai máy thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức vì có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.
- Xuất hiện triệu chứng bất thường: Nếu mẹ nôn mửa, không căng ngực, xuất huyết âm đạo hoặc co thắt tử cung, kèm theo tình trạng thai không máy thì có thể sức khỏe thai nhi đang bị đe dọa. Nguyên nhân thường gặp là do thiếu nước ối, dây rốn xoắn… khiến bé thiếu oxy và dinh dưỡng để phát triển.
- Thai máy quá nhiều: Tần suất thai máy trên 20 lần/ giờ là dấu hiệu bé đang sợ hãi, căng thẳng. Lúc này, mẹ bình tĩnh, thư giãn, nghỉ ngơi, trò chuyện với bé. Nếu bé vẫn cử động nhiều và mạnh, mẹ nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.
4. Review mẹ bỉm sữa khi thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít
Thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít là nỗi lo chung của hầu hết mẹ bầu! Mẹ có thể tham khảo chia sẻ chân thành của nhiều mẹ đã có kinh nghiệm mang thai dưới đây nhé:
5. Lưu ý khi thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít cho mẹ bầu
Thai nhi hôm đạp ít hôm đạp nhiều là hiện tượng phổ biến. Mẹ đừng quá lo lắng, thay vào đó, hãy tham khảo những lưu ý dưới đây:
1 – Khám bác sĩ chuyên khoa: Sau khi siêu âm, tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng phát triển của thai nhi và tư vấn mẹ bầu cách chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
2 – Chế độ dinh dưỡng: Thức ăn hàng ngày của mẹ đều được chuyển hóa, đi vào nước ối và nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, thực đơn ăn uống của mẹ phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, lưu ý tránh uống đồ uống có ga hoặc chứa cồn, không hút thuốc để em bé phát triển bình thường, khỏe mạnh.
Ngoài ra, nếu mẹ mang thai tập đầu chưa có kinh nghiệm lên thực đơn đa dạng, đủ dinh dưỡng như thế nào để em bé phát triển tốt nhất, mách mẹ ngay 3 mẫu thực đơn cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ.
4 – Tránh căng thẳng, stress: Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ luôn căng thẳng, lo lắng, hormone tuyến thượng thận sản sinh nhiều có thể là nguyên nhân khiến bé bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch… Vì vậy. mẹ giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, cắm hoa… giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn mẹ nhé!
5 – Tập thể dục nhẹ nhàng: Mẹ nên dành ra 20 – 30 phút mỗi ngày vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… theo hướng dẫn của chuyên gia để cải thiện sức khỏe, tăng hấp thu dưỡng chất, kích thích bé yêu cử động hào hứng hơn.
6 – Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Vùng kín viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: suy dinh dưỡng bào thai, viêm màng ối, vỡ ối, tăng nguy cơ sinh non… khiến thai nhi có thể cử động yếu hoặc không đạp nữa. Vì vậy, chuyên gia khuyên mẹ sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho bà bầu, ưu tiên các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên an toàn, lành tính, nói không với chất bảo quản chứa Paraben, MIT; chất tạo mùi hay tạo màu như dung dịch vệ sinh Mamamy giúp vùng kín của mẹ luôn khô thoáng, sạch khuẩn.
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã hiểu rõ thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít là hiện tượng không đáng lo ngại, xảy ra bởi một số tác động môi trường (ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ,…) hoặc do trong thời gian bé nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi hiện tượng này kèm theo một số triệu chứng như: thai không máy, thai máy quá nhiều, xuất huyết âm đạo,… mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được xử lý kịp thời tránh các ảnh hưởng xấu nhé!
Ngoài ra, trong quá trình mang thai hoặc giai đoạn sau sinh, nếu mẹ còn bất kỳ chia sẻ, băn khoăn nào thì đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng trả lời mẹ nhanh nhất có thể.