Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không? 4 dấu hiệu nguy hiểm 

Bước sang tuần thứ 19 của thai kỳ, mẹ bất ngờ thấy bé yêu đạp mạnh phần bụng dưới khiến mẹ mắc tiểu thường xuyên, đôi khi tưởng chừng bé đang đòi chui ra. Điều này làm mẹ lo lắng không biết thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không? Liệu có nguy hiểm gì đến sức khoẻ 2 mẹ con không? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây, theo dõi mẹ nhé!

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?
Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không? 4 dấu hiệu nguy hiểm

1. Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Theo tạp chí Parents – tạp chí hàng đầu về sức khỏe gia đình tại Mỹ, thai nhi 19 tuần đạp bụng dưới là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường thể hiện bé đang khỏe mạnh. Lúc này, bé đã phát triển gần đầy đủ các cơ quan,y đạp mạnh nghĩa là bé đang chuyển động nhào lộn, nấc cụt, quơ tay, đạp chân,… để hoàn thiện nốt các chức năng còn lại đó ạ! 

Thông thường từ tuần thứ 8 thai kỳ, thai nhi đã có những cử động nhẹ đầu tiên nhưng lúc này thai còn quá nhỏ nên mẹ chưa thể cảm nhận rõ nét sự chuyển động đó. Bước sang tuần 18 – 20 của thai kỳ, bé yêu lớn hơn, lực đạp vào bụng mẹ bắt đầu mạnh hơn, vì vậy đa phần mẹ bầu sẽ nhận biết sự khác thường vào giai đoạn này. Với mẹ mang thai từ lần thứ hai, mẹ có thể cảm nhận điều này sớm hơn một chút. 

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?
Thai 19 tuần đạp bụng dưới – hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ đừng lo

Ở tuần thứ 19 của thai kỳ, hầu hết các bé có tư thế ngôi thai ngược: phần đầu của bé hướng lên sát ngực mẹ, còn mông và chân bé sẽ hướng về tử cung. Do vậy, mẹ bầu sẽ chỉ cảm nhận thấy thai nhi đạp ở vùng bụng dưới khiến mẹ mắc tiểu thường xuyên, tức bụng dưới, thậm chí tưởng chừng như em bé đang đòi chui ra. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng nhé, khi bé lớn hơn, vị trí đạp sẽ thay đổi lên phía bụng trên thôi ạ.

Để yên tâm hơn, mẹ tham khảo chia sẻ của các mẹ bầu dưới đây:

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?

Mẹ có để ý không, bé 19 tuần sẽ đạp bụng dưới mạnh mẽ gây tức bụng mẹ khi:

1 – Mẹ vừa ăn no xong: Mẹ bầu ăn no vô tình khiến dạ dày căng tức gây áp lực lên tử cung, thai nhi bị “đè nén” và khó chịu bởi khối thức ăn, lúc này bé sẽ thông báo cho mẹ  bằng cách đạp bụng dưới đó ạ.

2 – Khi mẹ ở nơi ánh sáng mạnh và âm thanh quá lớn: Theo nghiên cứu, từ tuần thứ 16, thai nhi đã có thể cảm nhận được ánh sáng và âm thanh từ bên ngoài, do đó khi ánh sáng đột ngột hoặc không khí xung quanh ồn ào, náo nhiệt sẽ khiến bé phản xạ giật mình, đạp mẹ liên tục như  “tò mò” muốn được ra ngoài hòa nhập môi trường mới. Tuy nhiên, âm thanh quá to sẽ khiến bé khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện giác quan của bé đó mẹ.

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?
Môi trường ồn ào, ánh sáng mạnh khiến bé đạp nhiều hơn

3 – Bé nấc cụt: Bé nấc cụt thành từng cơn liên tục tạo những cú giật nhẹ liên tục ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, em bé trong bụng bị nấc là do sự chuyển động phản xạ sinh lý bình thường của cơ hoành, 1 lát sau bé sẽ nhanh chóng tự kiểm soát cơn nấc ngay thôi ạ. 

4 – Mẹ bất ngờ đổi tư thế: Mẹ bất ngờ thay đổi tư thế sau khi ngồi/nằm im trong thời gian dài, em bé đang nằm im sẽ bị động di chuyển theo cơ thể mẹ và giật mình gây ra phản xạ đạp.

Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không?
Mẹ bầu đột ngột thay đổi tư thế khiến bé yêu giật mình đạp mạnh

2. Khi nào thai 19 tuần đạp bụng dưới gây nguy hiểm

Hầu hết tình trạng thai 19 tuần đạp bụng dưới là hiện tượng sinh lý thông thường, tuy nhiên vẫn có số ít trường hợp bất thường kèm theo các triệu chứng dưới đây cảnh báo tình huống nguy hiểm, mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức để tránh hậu quả nghiêm trọng nhé:

1 – Tần suất dày: Đôi khi bé đạp quá nhiều không chứng tỏ bé “hiếu động” mà lại là báo hiệu sự bất thường đó mẹ. Khi nhịp đạp của bé trên 4 – 5 cơn/giờ, có thể do mẹ đang stress, cơ thể tăng sinh cortisol, kích thích bé tăng động hơn. Lúc này mẹ cần bình tĩnh, nghỉ ngơi, để thai nhi cử động nhẹ nhàng trở lại. Tuy nhiên, sau 1 – 2 ngày nếu thai vẫn đạp nhiều không giảm, mẹ cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nhé!

Khi nào thai 19 tuần đạp bụng dưới gây nguy hiểm
Thai nhi đạp với tần suất lớn – dấu hiệu bất thường

2 – Thai nhi đạp ngày càng mạnh mẽ: Nếu thai nhi 19 tuần đạp bụng dưới ngày càng mạnh mẽ khiến mẹ đau nhói trong thời gian dài, có thể bé đang gặp một số tình trạng sức khoẻ khi chào đời, dẫn đến một vài bệnh lý: tự kỷ, tăng động giảm chú ý,… 

3 – Xuất huyết âm đạo: Thai đạp quá mạnh trong thời gian dài vô tình tạo áp lực gây giãn cơ cổ tử cung khiến vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập và gây viêm nhiễm phụ khoa, xuất huyết âm đạo.

4 – Rò rỉ nước ối: Em bé đạp nhiều và mạnh vào bụng dưới của mẹ kéo dài có thể tăng áp lực và gây tổn thương lên cơ cổ tử cung, khiến nước ối bị rò rỉ, nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho bé như: dị tật bẩm sinh, doạ sinh non, thai chậm phát triển, nhiễm trùng ối,… 

Mẹ bầu thăm khám bác sĩ
Thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện tình trạng rỉ ối và xuất huyết âm đạo

3. 5 mẹo giúp xoa dịu cơn đau bụng dưới cho mẹ bầu 19 tuần

Bật mí một số mẹo cực hay giúp xoa dịu cơn đau bụng dưới cho mẹ bầu 19 tháng trong tíc tắc.

1 – Hạn chế âm thanh lớn, cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng: Mẹ cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương, hạn chế âm thanh lớn như tiếng tivi to, tiếng nhạc rock, tiếng còi xe,… sẽ giúp tâm hồn bé thoải mái, ngủ ngon giấc và không còn “cáu kỉnh”, giật mình đạp mạnh mẹ nữa.

Mẹo giảm đau bụng dưới cho mẹ bầu 19 tuần
Âm điệu nhẹ nhàng giúp bé ngủ ngon và không “cáu kỉnh” đạp mạnh mẹ

2 – Không nên đổi tư thế đột ngột: Mẹ tránh thay đổi tư thế đột ngột, hãy từ từ chậm rãi chuyển mình để bé có thể ngủ yên, không bị “giật mình” vô tình đạp làm mẹ đau. 

3 – Tư thế nằm ngủ nghiêng bên trái: Tư thế nằm ngủ nghiêng sang trái, giúp bé nhận được nguồn oxy và dưỡng chất dồi dào. Bé thoải mái ăn ngon, ngủ sâu giấc, mẹ cũng được nghỉ ngơi, không bị bé đạp mạnh gây thức giấc giữa đêm. 

Mẹo giảm đau bụng dưới cho mẹ bầu 19 tuần
Nằm nghiêng trái giúp mẹ và bé ngủ ngon giấc hơn

4 – Hạn chế làm việc nặng: Mẹ nên tập thể dục và đi lại nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai bởi khi hoạt động thể chất nhiều, làm việc quá sức có thể làm giảm lưu lượng máu đến thai, bé không nhận đủ chất và lại “bướng bỉnh” đạp bụng khiến mẹ đau đó ạ. 

5 – Không nên ăn quá no: Trong thời kỳ mang thai, để thai nhi được phát triển đầy đủ, mẹ nên bổ sung đầy đủ 5 nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất) trong thực đơn hằng ngày của mình. Ngoài ra, mẹ lưu ý chia nhỏ bữa ăn (chia thành 5 bữa ăn/ngày với 3 bữa chính và 2 bữa phụ) điều này giúp con vừa có đủ dưỡng chất, vừa tránh thức ăn nhiều trong dạ dày gây “chèn ép” lên không gian của bé yêu.

Mẹo giảm đau bụng dưới cho mẹ bầu 19 tuần
Chia nhỏ bữa ăn, tránh để thức ăn “chèn” lên con yêu

4. Lời khuyên cho mẹ bầu 19 tuần

1 – Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Vào tuần thứ 19 nhau thai tích cực vận chuyển nhiều dưỡng cho bé hoàn thiện hệ thần kinh, xương khớp, các cơ quan,… Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung thực đơn đa dạng, nguồn dinh dưỡng phong phú giúp con ngoan, phát triển tốt, không “ương bướng” đạp mẹ nhiều. Ngoài ra còn bảo vệ mẹ khỏi các bệnh loãng xương, suy nhược cơ thể sau khi mang thai.

Nếu mẹ mang thai tập đầu chưa có kinh nghiệm lên thực đơn đủ dinh dưỡng, không biết ăn uống như thế nào để em bé phát triển tốt nhất, mẹ tham khảo ngay 3 mẫu thực đơn cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ nhé!

Lời khuyên cho mẹ bầu 19 tuần
Mẹ bầu bổ sung đầy đủ dưỡng chất – con ngoan, phát triển tốt

2 – Lối sống lành mạnh: 

Bụng mẹ là ngôi nhà nhỏ của bé, vì vậy mỗi khi mẹ vui, bé cũng cảm nhận được hơi ấm của mẹ. Do đó, mẹ nên xây dựng một lối sống lành mạnh, chăm sóc về cả thể chất lẫn tinh thần sẽ giúp bé yêu được phát triển trong môi trường tốt, phát triển toàn diện đó ạ:

  • Ngủ đúng giờ: Giấc ngủ rất quan trọng cho mẹ và em bé. Mẹ bầu nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, đi ngủ trước 23h và dành khoảng 30 phút ngủ trưa để tâm trạng thoải mái, không mệt mỏi, đảm bảo sự thai kỳ luôn khỏe mạnh. Ngủ muộn hoặc thức đêm, ngủ ngày có thể khiến bé chậm phát triển, bé thiếu máu và mẹ dễ bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn trong thai kỳ .
  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng:  Trong quá trình mang thai, mẹ nên tham khảo một số động tác yoga, hoặc vận động nhẹ nhàng vừa giúp máu dễ lưu thông, mẹ cảm thấy thoải mái hơn vừa hạn chế triệu chứng của mang thai: chuột rút, đau bụng,… mẹ nhé!
Lời khuyên cho mẹ bầu 19 tuần
Mẹ bầu giữ lối sống lành mạnh, con yêu phát triển tốt

3 – Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái: Em bé là một phần cơ thể của mẹ, vì vậy mẹ lạc quan, vui vẻ sẽ giúp bé phát triển tốt trong một môi trường hạnh phúc. Ngược lại, mẹ buồn rầu, âu lo sẽ khiến bé tăng nguy cơ mắc các loại bệnh: dị tật thai, bé sinh ra chậm nói, tự kỷ, tăng động giảm chú ý,… đó ạ. Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng như yoga, thiền, hoặc đi bộ nhẹ nhàng,… để thư giãn, giúp tinh thần ổn định và tăng cường sức khỏe. 

Ngoài ra, mẹ bầu không nên giấu cảm xúc, mà hãy mở lòng và thoải mái chia sẻ tình cảm dù vui hay buồn với những người thân yêu hoặc bạn bè. Bởi những cảm xúc tiêu cực nếu không được giải tỏa ngay sẽ dần tích tụ dẫn đến căng thẳng, áp lực cho mẹ. 

Lời khuyên cho mẹ bầu 19 tuần
Tâm trạng mẹ thoải mái giúp con yêu phát triển tốt

4 – Chăm sóc sức khỏe vùng kín: Khi mang thai, vùng kín của mẹ trở nên nhạy cảm hơn, khí hư tiết nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây các bệnh viêm nhiễm. Nếu vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh thông thường, vùng kín nhạy cảm của mẹ rất dễ bị khô rát, viêm nhiễm vì các thành phần chất tạo bọt SLS – SLES, chất bảo quản chứa Paraben, MIT, chất tạo mùi hay tạo màu.

Chuyên gia khuyên mẹ sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho mẹ bầu với thành phần thiên nhiên lành tính, làm sạch dịu nhẹ, cân bằng độ pH tự nhiên, giữ vùng kín luôn khô thoáng và sạch khuẩn. Vùng kín khỏe mạnh giúp em bé được chào đời qua môi trường an toàn đó ạ!

Mamamy dung dịch vệ sinh
Dung dịch vệ sinh chuyên dụng Mamamy giúp bảo vệ mẹ khỏi vi khuẩn gây hại

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn mẹ đã có lời đáp cho thắc mắc thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không rồi. Thai nhi 19 tuần đạp bụng dưới hoàn toàn là hiện tượng sinh lý bình thường, em bé vẫn đang dần lớn khôn trong bụng mẹ. Nếu trong quá trình mang thai, mẹ còn bất cứ chia sẻ, hay băn khoăn nào, mẹ đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận phía dưới đây để nhận được câu trả lời sớm nhất từ Góc của mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thai 19 tuần đạp bụng dưới có sao không? 4 dấu hiệu nguy hiểm ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không? Hạn chế nhé mẹ ơi!
Bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không? Hạn chế nhé mẹ ơi!
Rau đắng vốn được coi là một loại thảo dược trong Đông y. Đồng thời cũng là món canh yêu thích của nhiều người với vị đắng đặc trưng. Vậy đối với bà bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không? Cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ để […]
Mách mẹ top những loại rau bà bầu không nên ăn để có thai kỳ khỏe mạnh
Mách mẹ top những loại rau bà bầu không nên ăn để có thai kỳ khỏe mạnh
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh đúng không nào. Rau xanh là nguồn thực phẩm giàu chất xơ. Tuy nhiên không phải loại rau nào cũng phù hợp với cơ thể mẹ bầu. Vậy đâu là những loại rau bà bầu không nên ăn? Mẹ […]
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Trong hành trình mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Mẹ luôn băn khoăn không biết nên ăn gì để cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé yêu. Trong đó, chắc hẳn đã có lần mẹ thắc mắc bầu ăn lươn […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bún riêu là một món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món ăn này là cua với hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Mẹ hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ để biết […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của quả bơ
Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của quả bơ
Bơ là một loại quả quen thuộc và rất giàu chất dinh dưỡng, là loại trái cây yêu thích của rất nhiều người. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Sử dụng quả bơ như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Góc của mẹ đi tìm lời giải cho […]
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Mía có thể chế biến thành thức uống ngon miệng và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Bởi cây mía có chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy hãy cùng Góc của mẹ khám phá những […]
Giỏ hàng 0