Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Rạn da khi mang thai và những thông tin cần biết

Rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai. Điều này có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé không? Mẹ cứ yên tâm, đây là điều hết sức bình thường. Rạn da được xem như minh chứng rõ ràng tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ đó. Vết rạn da không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những vết rạn da khiến nhiều mẹ trở nên tự ti, lo lắng hoặc stress. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề rạn da khi mang thai và những phương pháp trị rạn da an toàn, hiệu quả.

1. Rạn da khi mang thai là gì?

Rạn da là tình trạng xuất hiện những vết nhỏ, dài lan rộng trên bề mặt da
Rạn da là tình trạng xuất hiện những vết nhỏ, dài lan rộng trên bề mặt da

Rạn da là tình trạng cơ thể xuất hiện những vết nhỏ, dài lan rộng trên bề mặt da. Những vết này có thể có màu hồng, đỏ, tím hoặc nâu tùy thuộc vào màu da của mẹ. Tình trạng rạn da rất phổ biến trong thai kỳ. Có khoảng 80-90% phụ nữ khi mang thai đều xuất hiện vấn đề này.
Các vết rạn da thường xuất hiện trên vùng bụng, đùi và ngực của mẹ. Chủ yếu là do kích thước của những vùng này thay đổi, trong khoảng tuần thứ 13-21 của thai kỳ. Tùy theo cơ địa của từng người mà các vết rạn trông cũng rất khác nhau.

Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này là mẹ có thể cảm thấy hơi ngứa xung quanh vùng da đang dần mỏng hơn (như vùng bụng chẳng hạn). Các vết rạn da hầu như không gây hại và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, lại gây mất thẩm mỹ khá nghiêm trọng. Điều may mắn là với nhiều người, vết rạn da sẽ dần mờ đi khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên, với một số người, những vết rạn vẫn nằm trên cơ thể chứ không mất hoàn toàn.

2. Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

2.1. Di truyền

Yếu tố di truyền đóng vai trò lớn trong khả năng bị rạn da khi mang thai và mức độ của các vết rạn sẽ trông như thế nào. Thông thường, nếu “mẫu hậu” mà gặp tình trạng này thì khả năng cao mẹ cũng sẽ có. Nếu không thì thật may mắn, các mẹ sẽ ít phải đối mặt với những vết rạn khó chịu hơn. Các vết rạn cũng có xu hướng rõ ràng hơn nếu bạn có làn da trắng. Đồng thời nhạt màu hơn đối với những người có da sẫm màu.

Những nguyên nhân gây rạn da khi mang thai các mẹ cần biết
Những nguyên nhân gây rạn da khi mang thai các mẹ cần biết

2.2. Tăng cân

Khi tăng cân quá nhanh trong thai kỳ hoặc mang thai đôi cũng khiến các mẹ dễ bị rạn da nữa. Làn da quanh ngực, bụng, mông và đùi bị căng lên quá nhanh; trong khi cơ thể không đủ thời gian điều chỉnh, khiến kết cấu da bị vỡ gây nên các vết rạn.

2.3. Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ có thể khiến da nhạy cảm hơn. Đồng thời việc sản sinh các protein như elastin và collagen cũng bị ảnh hưởng. Từ đó làm giảm khả năng tự phục hồi và độ đàn hồi của da. Yếu tố này có thể ảnh hưởng đến vùng da trên toàn cơ thể chứ không chỉ mỗi vùng bụng hay đùi.

3. Phương pháp giúp giảm tình trạng rạn da khi mang thai

Thực tế, không có phương pháp nào có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng rạn da khi mang thai. Cũng như không có loại kem nào có thể khiến những vết rạn này biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chăm sóc, những vết rạn khó chịu này có thể giảm phần nào.

3.1. Giữ cân nặng ổn định

Việc tăng cân trong thai kỳ là điều cần thiết cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi cân nặng định kỳ và áp dụng các khuyến cáo về định mức calo. Đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo từng giai đoạn thai kỳ.

3.2. Áp dụng chế độ ăn khoa học

Mẹ nên lưu ý sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng cho da. Chẳng hạn như rau bina, cà rốt, khoai lang hoặc các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, các loại hạt dinh dưỡng, bơ, bông cải xanh sẽ giúp bổ sung vitamin E cần thiết; cùng với đó là nguồn protein lành mạnh như sữa chua và đậu lăng. Tất cả sẽ giúp da mẹ khỏe mạnh hơn, góp phần lớn trong việc điều chỉnh cân nặng hợp lý.

Ăn uống khoa học giúp giảm rạn da khi mang thai
Ăn uống khoa học giúp giảm rạn da khi mang thai

Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết: “Những thực phẩm tốt cho bà bầu” của Mamamy để xây dựng cho mình một thực đơn với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

3.3. Uống nhiều nước

Thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rạn da khi mang thai. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là giúp da của mẹ luôn đủ nước, mềm mại,và đàn hồi.. Điều này còn giúp tăng cường trao đổi chất hiệu quả cho cơ thể nữa; bé sẽ khỏe mạnh hơn mà mẹ cũng yên tâm về lượng nước ối cần thiết.

3.4. Massage nhẹ nhàng với kem hoặc dầu dưỡng

Massage có thể không ngăn được các vết rạn da. Tuy nhiên, điều này có thể giúp tăng cường độ ẩm và giảm cảm giác ngứa da.

3.5. Tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp giảm rạn da khi mang thai

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng rạn da.
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng rạn da

Duy trì hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp giữ cân nặng ổn định theo tiêu chuẩn. Điều này còn giúp tăng lưu thông máu dưới da, giúp da mẹ ít bị tổn thương hơn đấy!

Tìm hiểu thêm về những vấn đề thường gặp khi mang thai tại đây mẹ nhé!

4. Cách chống rạn da khi mang thai từ thiên nhiên an toàn cho mẹ bầu

4.1. Dầu dừa

Dùng dầu dừa và các nguyên liệu từ thiên nhiên để chống rạn da khi mang thai an toàn
Dùng dầu dừa và các nguyên liệu từ thiên nhiên để chống rạn da khi mang thai an toàn

Dầu dừa có tính làm mềm da cao và hỗ trợ giữ ẩm rất hiệu quả. Điều này giúp da được tăng cường tính đàn hồi tự nhiên, giảm nguy cơ bị rạn da khi mang thai. Hàm lượng axit lauric có trong dầu dừa cũng giúp dễ thẩm thấu vào da hơn. Từ đó có thể tác động tích cực đến việc sản xuất collagen ở mẹ. Dầu dừa còn có đặc tính kháng viêm, làm giảm thời gian chữa lành các vết rạn da. Khả năng cấp ẩm chuyên sâu cũng giúp giảm bớt tình trạng ngứa liên quan đến các vết rạn da.

Cách sử dụng

Dùng khăn sạch thấm nước ấm, lau nhẹ vùng bụng hoặc nơi mà mẹ bầu muốn ngăn ngừa rạn da. Sau đó cho một ít dầu dừa vào lòng bàn tay, xoa nhẹ rồi massage theo vòng tròn. Việc này để giúp dầu dừa thẩm thấu nhanh hơn vào da. Lưu ý không cần phải rửa lại với nước sau khi sử dụng.

4.2. Nha đam

Phần gel của lá nha đam có khả năng thẩm thấu rất tốt, tạo độ ẩm và tăng sức đàn hồi cho da, Nha đam còn thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, giúp ngăn ngừa lão hóa, liền sẹo trên da. Sử dụng nha đam đều đặn còn giúp ngăn ngừa tác hại của tia cực tím, bảo vệ da từ bên ngoài. Siêng năng là da mẹ sẽ đẹp lên trông thấy.

Cách sử dụng

Nếu có nha đam tươi tại nhà, mẹ có thể lấy phần lõi massage những vùng da bị rạn. Lưu lại trên da trong khoảng 20-30 phút. Sử dụng nha đam mỗi ngày và rửa sạch bằng nước ấm để thấy hiệu quả.

4.3. Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng chứa nguồn dinh dưỡng phong phú, gồm các axit amin và protein phục hồi da hiệu quả. Collagen có trong lòng trắng trứng giúp tăng cường độ đàn hồi và làm mờ dần các vết rạn. Bên cạnh đó, các protein sẽ giúp tái tạo chất béo, phục hồi làn da bị tổn thương. Sử dụng lòng trắng đều đặn sẽ mang lại vẻ mịn màng trẻ trung vốn có như thời con gái.

Cách sử dụng

Sử dụng khoảng 2 quả trứng, tách lấy lòng trắng và đánh bông chúng lên. Sử dụng lòng trắng trứng đánh bông trải đều lên các vùng da bị rạn. Đợi khoảng 20 phút cho đến khi hỗn hợp khô hoàn toàn và rửa lại bằng nước sạch. Massage nhẹ nhàng những vùng da đó và bổ sung một lớp dầu oliu mỏng để tăng hiệu quả.

Mẹ có thể tham khảo thêm những cách chăm sóc da hiệu quả tại đây nhé!

Qua bài viết này, hy vọng rằng các mẹ bầu sẽ có những thông tin hữu ích về rạn da khi mang thai. Đồng thời nắm được các phương pháp chống rạn da có nguồn gốc từ thiên nhiên. Chúc các mẹ luôn hạnh phúc, tràn ngập niềm vui và nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Rạn da khi mang thai và những thông tin cần biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là một sản phẩm vitamin tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai, cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong bài viết này, hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về lợi ích, […]
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Thời kỳ mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự phát tri của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về canxi, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình tăng trưởng của thai nhi và duy trì sức […]
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Trong trong 3 tháng đầu, việc cung cấp đầy đủ axit folic là vô cùng quan trọng để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ đang chưa biết Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho […]
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Axit folic là một loại vitamin cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ bổ sung đủ lượng axit folic, vitamin này sẽ đóng vai trò thiết yếu trong hình thành và phát triển hệ thống thần kinh của em bé, đồng thời góp phần […]
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Prenatal là loại vitamin tổng hợp, được thiết kế đặc biệt để bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? thì hãy tham khảo chia sẻ từ Góc của […]
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh thực phẩm, việc bổ sung vitamin tổng hợp là vô cùng cần thiết. Vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối cung cấp […]
Giỏ hàng 0