Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tuần thai thứ 6 và sự phát triển của thai nhi

Tuần thai thứ 6, cơ thể mẹ và em bé đang thay đổi nhanh chóng. Nhiều cơ quan của em bé bắt đầu hình thành. Mẹ có thể cảm nhận rõ ràng các dấu hiệu báo có thai sớm dưới tác động của hóc môn thai kỳ tăng cao.

1. Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 6

Vào lúc 6 tuần, em bé có chiều dài gáy (CRL) xấp xỉ 5 milimét. Đó là kích thước của một hạt gạo.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 6
Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 6

Mang thai tuần thứ 6 và sự phát triển của em bé

Đây cũng là lúc hình thành và phát triển cơ quan ở em bé. Phôi lúc này trông không giống như một đứa trẻ, nhưng có rất nhiều thứ đang diễn ra bên trong cuộc sống ban đầu nhỏ bé đó.

  • Mặc dù trái tim của bé vẫn đang phát triển, đây là cơ quan đầu tiên hoạt động. Trong tuần thai thứ 6, trái tim nhỏ bé bắt đầu đập.
  • Ống thần kinh sẽ hoàn thiện trong tuần này. Ống thần kinh tiếp tục trở thành não và tủy sống của bé.
  • Phôi bây giờ có một tâm thất quang, sau này sẽ hình thành mắt.
  • Các đặc điểm phân biệt khác, như mũi, tai và hàm, đang bắt đầu hình thành.
  • Bàn tay và bàn chân bé đang hình thành từ cẳng tay và cẳng chân. Trông chúng giống nụ hoa hoặc hình mái chèo hơn.
  • Hệ thống tiêu hóa, sinh sản và tiết niệu đang ở giai đoạn đầu phát triển.

Lần khám thai đầu tiên

Lần khám thai đầu tiên
Lần khám thai đầu tiên

Lần khám thai đầu tiên cần chú ý những gì?

Ở tuần này mẹ có thể đi khám và có khả năng siêu âm sớm nếu dùng thuốc sinh sản, có tiền sử sảy thai hoặc thai ngoài tử cung, hoặc có những lo ngại như đau bụng, chảy máu.

Khi mang thai 6 tuần, bác sĩ có thể sử dụng siêu âm sớm để:

  • Xem túi thai, túi noãn hoàng và phôi nhỏ (cực của thai nhi) xác minh có thai bên trong tử cung hay không.
  • Đo kích thước túi thai và phôi thai để có ước tính chính xác hơn về ngày dự sinh.
  • Xác định xem có mang đa thai không.
  • Xác định nhịp tim thai nhi để đánh giá sức khỏe của bé.

2. Mang thai tuần thứ 6 nên ăn gì?

2.1. Thực phẩm giàu axit folic

Thực phẩm giàu axit folic 
Thực phẩm giàu axit folic 

Dinh dưỡng khi mang thai tuần 6

Trước khi thụ thai và trong sáu tuần đầu tiên của thai kỳ, không có chất dinh dưỡng nào quan trọng hơn folate (dạng tổng hợp là axit folic). Vitamin B này có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Chẳng hạn như tật nứt đốt sống, gai đốt sống đến 70%.

Mẹ có thể bổ sung tối thiểu 400 microgam hàng ngày (khuyến nghị 600 microgam trong ba tháng đầu tiên). Nguồn từ đậu và các loại đậu, trái cây và nước ép cam quýt, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt gia cầm, thịt lợn, cá và động vật có vỏ. Hãy bổ sung axit folic từ vitamin để đảm bảo cơ thể đầy đủ.

2.2. Bổ sung canxi từ tuần thai thứ 6

Liều canxi hàng ngày của mẹ là 1.200 miligam từ sữa ít béo, rau xanh đậm, nước cam và đậu nành. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng của bé. Bởi vì thai nhi lọc canxi từ cơ thể của mẹ. Nên có đủ chất khoáng này cũng có thể bảo vệ xương của mẹ.

2.3. Bổ sung thực phẩm giàu sắt

Sắt rất quan trọng để hỗ trợ tăng 50% thể tích máu. Đặc biệt quan trọng trong tam cá nguyệt thứ ba. Từ giờ mẹ hãy đảm bảo nạp đủ 30 miligam mỗi ngày.

Sắt rất khó có được từ chế độ ăn, vì vậy hãy bổ sung sắt thêm từ vitamin. Để tăng cường hấp thu sắt, kết hợp thực phẩm giàu chất sắt với nguồn vitamin C.

2.4. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Nhu cầu kẽm của mẹ tăng 50 % (15 miligam) mỗi ngày khi mang thai. Thiếu hụt kẽm có liên quan đến dị tật bẩm sinh, hạn chế sự phát triển của thai nhi và sinh non. Mặc dù các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu là nguồn tốt, khoáng chất được hấp thụ tốt nhất từ ​​thịt và hải sản.

2.5. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ (có trong trái cây, rau và ngũ cốc) đặc biệt cần thiết cho sức khỏe của mẹ. Nó giúp ngăn ngừa táo bón, một tình trạng khi mang thai thường gặp, có thể dẫn đến bệnh trĩ. Chất xơ cũng giúp mẹ cảm thấy no lâu hơn. Hãy bổ sung từ 25 miligam đến 35 miligam mỗi ngày.

3. Mẹ mang thai 6 tuần không nghén có nguy hiểm không?

Mẹ mang thai 6 tuần không nghén có nguy hiểm không?
Mẹ mang thai 6 tuần không nghén có nguy hiểm không?

Như đã nói trong tuần thai thứ 5, mẹ mang thai không nghén cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Điều này chứng tỏ mẹ có thể chất tốt. Cung cấp đủ dưỡng chất thai nhi và thích ứng tốt với sự gia tăng hóc môn thai kỳ trong cơ thể.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, mẹ không nghén do nồng độ hóc môn thai kỳ cơ thể tiết ra không cao. Lúc này, mẹ cần đi khám sớm để có sự tư vấn và điều trị của bác sĩ vì nguy cơ sảy thai cũng cao hơn bình thường. Hoặc, nếu mẹ đã nghén ở tuần thai thứ 5, sang tuần thai thứ 6, các triệu chứng ốm nghén đều mất tích thì lúc này mẹ mang thai 6 tuần không nghén thật sự nguy hiểm. Vì nó báo hiệu nguy cơ sảy thai hoặc thai lưu rất cao.

4. Có thai 6 tuần bị ra máu đen có sao không?

Mẹ mang thai 6 tuần không nghén có nguy hiểm không?
Mẹ mang thai 6 tuần không nghén có nguy hiểm không?

Ra máu đen khi mang thai tuần thứ 6 có nguy hiểm không?

Việc ra máu khi mang thai khá phổ biến. Nó có thể xảy ra nhiều lần trong thai kỳ. Nhưng nếu có thai 6 tuần bị ra máu đen có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về sảy thai, lưu thai mẹ hết sức cẩn thận.

  • Mang thai ngoài tử cung: Do trứng thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà ở bên ngoài phát triển, thường là trong ống dẫn trứng. Có thai 6 tuần bị ra máu đen kèm đau bụng lâm râm vùng bụng dưới thì hãy cẩn thận.
  • Nhau tiền đạo: Mang thai 6 tuần ra máu đen/máu nâu có thể do nhau thai che phủ tử cung một phần hoặc toàn phần. Nó là tình trạng khá nguy hiểm, có thể dẫn đến sinh non. Hoặc bé thiếu dưỡng chất trong thai kỳ.
  • Dọa sảy thai: Thai 6 tuần mới bám vào tử cung chưa ổn định, mẹ vận động mạnh, va chạm rất dễ động thai. Nếu mẹ đau bụng dữ dội, ra máu đen, chuột rút thì có thể đây là dấu hiệu báo bị dọa sảy thai hoặc sảy thai cần vào viện gấp.
  • Thai chết lưu: Đây là tình trạng thai bị chết nhưng 48h tiếp theo vẫn trong tử cung. Nguyên nhân thường không xác định rõ ràng, có thể do mẹ đã lớn tuổi, đang mắc bệnh lý đặc thù hoặc do di truyền,…

5. Có thai 6 tuần đi máy bay có được không?

Có thai 6 tuần đi máy bay có được không?
Có thai 6 tuần đi máy bay có được không?

Mang thai tuần thứ 6 có đi được máy bay không?

Việc đi lại máy bay được coi là an toàn và ít mệt mỏi nhất. Giảm thiểu tình trạng xóc nảy, ồn ào và thời gian di chuyển ngắn. Thời điểm đi máy bay an toàn nhất là từ tuần thứ 18-24. Vậy có thai 6 tuần đi máy bay có được không? Câu trả lời là có thể, nhưng phải cân nhắc nhiều yếu tố.

Xét phương diện sức khỏe, nếu mẹ khỏe mạnh thì có thể vẫn đi máy bay bình thường. Tuy nhiên, tuần thai thứ 6 còn chưa ổn định. Các cơ quan quan trọng của bé mới hình thành và đang phát triển. Nếu mẹ vận động mạnh, nguy cơ sảy thai ảnh hưởng phát triển của bé khá cao. Kèm theo đó, tuần thai thứ 6 vẫn trong giai đoạn ốm nghén, cơ thể mẹ càng mệt mỏi nhiều hơn. Nếu sức khỏe mẹ yếu thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu bác sĩ đồng ý thì thai 6 tuần mẹ vẫn đi máy bay được. Còn nếu không được, mẹ nên tập trung dưỡng thai đủ sức khỏe rồi đi sau nhé.

Trái tim bé bắt đầu đập trong tuần này. Thậm chí mẹ có thể có cơ hội nhìn thấy nó nếu mẹ lên lịch đi khám thai tuần này. Vẫn còn một chặng đường dài để đi, nhưng phôi thai nhỏ bé đang phát triển hơn mỗi ngày. Hãy tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích tại Góc của mẹ để vững tin hơn khi mang thai nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ.

Nguồn tham khảo:

  1. VeryWellFamily: https://www.verywellfamily.com/6-weeks-pregnant-4158911
  2. What to Expect: https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-6.aspx
  3. Plannedparenthood: https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tuần thai thứ 6 và sự phát triển của thai nhi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0