Thai nhi tuần thứ 19 cả mẹ và bé có nhiều sự thay đổi. Lúc này mẹ bầu đang ở tam cá nguyệt thứ 2. Vậy thai nhi tuần thứ 19 phát triển như thế nào? Có những lời khuyên gì dành cho mẹ bầu? Cùng tìm hiểu bài viết này mẹ nhé!
Mục lục
1. Kích thước thai nhi tuần thứ 19
Bước sang tuần thứ 19 bé yêu của mẹ so với các tuần trước có vẻ như phát triển chậm lại. Vào tuần này bé yêu có kích thước chiều dài từ đầu đến mông khoảng 17,8 cm. Cân nặng bé vào khoảng 0,2 kg. Sau tuần thai thứ 20 sẽ đo được kích thước từ đầu đến ngón chân bé.
2. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19
Thai nhi tuần thứ 19 mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động của bé. Não bé đã phát triển hơn, hàng triệu các nơ ron thần kinh của bé đang hoạt động. Vì thế bé cử động trong bụng mẹ nhiều hơn. Cũng có lúc những vận động của bé trong bụng mẹ là có ý thức và có những lúc đó là vận động vô ý thức của bé.
Thính giác của bé ngày một hoàn thiện hơn. Bé có thể nghe được mọi âm thanh bên ngoài và nghe được tiếng mẹ trò chuyện rồi đấy nhé. Mẹ hãy trò chuyện với bé nhiều hơn để thêm sự gắn kết giữa bé và mẹ nhé.
Da của bé được bao bọc bởi một lớp bảo vệ màu trắng như sáp. Lớp này được gọi là các bã nhờn. Dưới lớp này có một lướp lông mịn còn được gọi là lông tơ vẫn đang tiếp tục mọc và phát triển trên da bé.
Thận bé phát triển và đã bắt đầu hoạt động. Bé cũng thải ra phân su. Chất này sẽ tích tụ trong ruột bé và sẽ được thải ra ngoài sau khi sinh khoảng 1-2 ngày. Tuy nhiên có một số bé sẽ thải ra ngay từ trong bụng mẹ.
3. Thay đổi của mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 19
Chóp tử cung của mẹ vào tuần này nằm ở khoảng rốn. Mẹ đã tăng thêm khoảng 4,5 kg. Mẹ sẽ tăng khoảng nửa kg mỗi tuần trong thời gian tới do sự phát triển của bé. Đối với những mẹ trước khi mang thai cân nặng ít thì sẽ cần phải tăng cân nhiều hơn. Còn đối với những mẹ đã thừa cân từ trước thì mẹ chỉ nên tăng một ít cân thôi mẹ nhé.
Cơ thể mẹ đang tích cực sản xuất thêm máu. Ngực mẹ ngày càng to và căng hơn do các tuyến sữa tăng lên và do lưu lượng máu cũng tăng.
Bước sang tuần thai thứ 19 mẹ bầu cảm thấy nhịp thở dường như nhanh hơn. Nhiều lúc mẹ cảm thấy hụt hơi. Dung tích phổi mẹ cũng tăng thêm.
4. Một số vấn đề mẹ bầu gặp khi bước sang tuần thai nhi thứ 19
4.1. Tăng cân
Bước sang tuần thai thứ 19 mẹ bầu cảm thấy cơ thể mình dường như nặng hơn. Trong những tuần tiếp theo mẹ sẽ tiếp tục tăng cân nhiều hơn. Tuy nhiên mẹ hãy chỉ nên tăng một số cân vừa phải thôi mẹ nhé.
4.2. Chóng mặt, buồn nôn
Do hệ thống tuần hoàn của mẹ được mở rộng ra và áp huyết cũng ở mức thấp hơn bình thường. Do đó mẹ hay cảm thấy chóng mặt, bị xây xẩm, nôn nao, cảm giác muốn ói. Thậm chí nếu thay đổi tư thế đột ngột ở một số mẹ còn bi ngất .
4.3. Ngạt mũi, chảy máu cam
Vào khoảng tuần thai thứ 19 của kì mang thai mẹ bầu có thể sẽ bị nghẹt mũi, chảy máu cam, nhức đầu. Do lượng máu lưu chuyển ngày một nhiều hơn. Mẹ bầu cũng có thể bị sưng đau lợi hay bi chảy máu chân răng.
5. Dinh dưỡng cho mẹ khi bước sang tuần thai thứ 19
Vào tuần này mẹ hãy nên ăn các loại bơ sữa với một ít chất béo. Mẹ hãy ăn thịt nạc và dầu thực vật. Ăn thêm các chất béo không no có trong các loại cá, dầu thực vật (oliu, quả hạch), quả hạch, rau trái, hạt.
Mẹ nên bổ sung lượng sắt, khoáng chất cơ bản dùng để tạo ra hemoglobin. Thành phần có trong hồng cầu chuyển oxy đến tế bào. Sắt rất tốt cho cả mẹ và bé trong khoảng thời gian này đấy.
Trong thời gian này cơ thể mẹ cần nhiều sắt hơn để đáp ứng lượng máu tăng thêm. Mẹ hãy ăn thêm các loai thịt đỏ và thịt gia cầm mẹ nhé. Bên cạnh đó mẹ hãy ăn các loại cây họ đậu, , rau cải bó xôi, nước ép mận, nho khô, các sản phẩm từ đậu nành…
Mẹ không nên ăn các loại mỡ chuyển hoá như trong macgarin. Thực phẩm chế biến và đóng hộp sẵn như bánh quy, bánh giòn và khoai tây chiên.
Mẹ có thể tham khảo thêm : Chế độ dinh dưỡng trong 9 tháng thai kì
6. Lời khuyên dành cho mẹ khi bước sang tuần thai thứ 19
Bước sang tuần thai thứ 19 là khoảng thời gian thích hợp để mẹ tham gia một khóa học tiền sản. Mẹ hãy đăng kí một khóa để có thêm những thông tin hữu ích về quá trình mang thai.
Mẹ hãy thử tham gia tập luyện một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga, các bài tập Aerobic, các bài tập dưới nước và bơi lội mẹ nhé.
Tham khảo: Bà bầu đi bơi cần lưu ý 7 điều dưới đây
Đừng quên khám thai mẹ nhé. Hãy khám thai định kì để bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của bé cũng như giúp mẹ làm một số xét nghiệm cần thiết.
Mẹ hãy tham khảo thêm: Các mốc khám thai quan trọng cần ghi nhớ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tuần thai thứ 19, chúc mẹ có thêm nhiều sức khỏe sẵn sàng cho các tuần thai kế tiếp nhé.
Đọc tiếp: Tuần thai thứ 20