Mẹ hiểu rằng trong thời kỳ mang thai, tim thai sẽ có nhiều thay đổi và sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chức năng, kích thước, nhịp đập của tim thai. Vì vậy, mẹ mong muốn biết được tim thai phẳng là như thế nào? Nó có ảnh hưởng gì đến bé yêu hay không? Bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm hiểu biết về tim thai phẳng là gì và những biện pháp phòng tránh giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh nhé!
Mục lục
1. Tim thai phẳng là như thế nào?
Mẹ không hiểu tim thai phẳng là như thế nào? Hãy để Góc của mẹ giúp mẹ giải đáp nhé! Thực chất đây là một dạng của đường biểu diễn tim thai và đường biểu diễn này có thể ghi lại dao động của nhịp tim thai nhi khi thực hiện đo CTG (đo tim thai).
Vậy đường biểu diễn tim thai phẳng là gì? Đường biểu diễn tim thai phẳng là trường hợp nhịp tim thai có dao động nội tại từ 0-2 nhịp/phút – mức rất thấp so với bình thường. Khi thai nhi bị tim thai phẳng là trường hợp rất nguy hiểm, đáng lo ngại nhất bởi vì nó có thể dẫn đến chết thai. Nguyên nhân có thể là do thai ngủ, mẹ dùng quá nhiều thuốc an thần trong thai kỳ hay thai nhi thiếu oxy trầm trọng…
Chắc hẳn đây là điều mà mẹ không bao giờ mong muốn. Tuy nhiên để phòng tránh cần sự kiên trì, cố gắng của mẹ cùng với các bác sĩ trong suốt thời kỳ mang thai. Vì vậy, trước hết mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ về tim thai phẳng để có những hiểu biết chính xác để phần nào đó ngăn chặn và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh nhé!
2. Đánh giá sức khỏe tim thai bằng chỉ số CTG
CTG – một phương pháp quan trọng nhằm đánh giá các cơn co tử cung và nhịp tim của thai nhi. Từ đó có thể kiểm tra, phát hiện những trường hợp đặc biệt của tim thai, đặc biệt là trường hợp tim thai phẳng rất nguy hiểm.
2.1. Chỉ số CTG là gì?
Vậy mẹ hiểu CTG là gì? Đây là phương pháp đo tim thai và hoạt động của cơ co tử cung bằng máy theo dõi tim thai có tên là monitoring sản khoa. Chạy monitor thai nghĩa là nhịp tim thai và hoạt động của cơ co tử cung sẽ được ghi lại và đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện. Đường biểu diễn thu được gọi là Cardiotocogram (hay CTG).
Theo dõi sức khỏe thai nhi thông qua chỉ số CTG đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dạ của mẹ. Bởi lẽ chỉ số này giúp các bác sĩ có thể nhận biết và phân tích tình trạng của thai nhi, từ đó có những can thiệp kịp thời, cần thiết nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
CTG (Cardiotocography) được thực hiện khi có cơn gò tử cung. Hình ảnh cơn gò tử cung và nhịp tim thai sẽ được ghi nhận cụ thể trên giấy monitoring. Vậy đường biểu diễn tim thai như thế nào là bình thường, tình trạng tim thai phẳng là như thế nào?
2.2. Các trường hợp của đường biểu diễn tim thai
Mẹ có thể nhận biết tim thai có đang bình thường hay không, nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm nhờ vào nhịp tim thai? Có 4 trường hợp cụ thể mẹ cần lưu ý:
2.2.1. Mức tim thai bình thường
Một điều mà mẹ vẫn luôn thắc mắc rằng nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Đối với thai đủ tháng, nếu nhịp tim của thai nhi từ 120 – 160 nhịp/phút mẹ có thể hoàn toàn yên tâm tim thai đang ở mức bình thường. Thêm vào đó các nhịp tăng sẽ xuất hiện rải rác, dao động nội tại bình thường từ 5- 25 nhịp/ phút và không có nhịp giảm.
2.2.2. Mức tim thai nhanh
Nhìn vào biểu đồ nhịp tim, bác sĩ chẩn đoán mức tim thai nhanh khi mẹ bị sốt, lo lắng, cường giáp, viêm màng ối, thai nhi thiếu máu, thai bị nhiễm virus hay nhiễm trùng hay thai thiếu oxy… Các nguyên nhân này đều là những mối đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bào thai, từ đồ hình thành nên khả năng đối phó khiến nhịp tim trở nên nhanh hơn.
Mức tim thai nhanh nếu nhịp tim của thai nhi lớn hơn 160 nhịp/phút. Đặc biệt khi nhịp tim nhanh mà không có sự kết hợp giữa nhịp tăng, giảm hoặc mất giao động nội tại nghĩa là thai nhi đang trong tình trạng thiếu oxy nặng nề.
2.2.3. Mức tim thai chậm
Tim thai phẳng là như thế nào và mức tim thai chậm là gì? Theo các bác sĩ, nhịp tim thai chậm sẽ < 100 nhịp/phút. Điều này chủ yếu là do mẹ sử dụng các thuốc huyết áp, bị co giật, hạ thân nhiệt, ối vỡ non, ối vỡ sớm, chèn ép dây rốn, thai già tháng, rối loạn nhịp tim thai hoặc block nhĩ thất hoàn toàn…
2.2.4. Mức tim thai nghi ngờ
Mức tim thai nghi ngờ, nhịp tim sẽ nằm trong khoảng 100-120 nhịp/phút. Đây là lúc mẹ cần lưu ý và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện nhịp tim thai của bé.
Một lưu ý quan trọng: Nhịp tim thai chậm gây nguy hiểm cho thai nhi hơn nhịp thai nhanh, bởi có thể đó là biểu hiện suy thai. Vì vậy khi nhịp tim chỉ có 80 lần/phút, mẹ cần phải được đi cấp cứu ngay. |
2.3. Các đường biểu diễn tim thai đặc thù khác
Tìm hiểu về tim thai phẳng là như thế nào, ngoài các trường hợp trên thì đường biểu diễn tim thai CTG còn có các trường hợp đặc thù khác:
1 – Dịch chuyển đường tim thai cơ bản: Đường tim thai có thể diễn ra theo hướng đi lên hoặc đi xuống. Trường hợp đi lên nguyên nhân là do nhiễm trùng tử cung, thai nhi bị thiếu oxy khi rốn bị chèn ép.
2 – Đường cơ bản nhấp nhô: Trong trường hợp này, nhịp tim thai khá chậm và nặng nề do tắc nghẽn tuần hoàn dây rốn, nhau bong non hoặc biến chứng của mẹ. Các biến chứng có thể do tụt huyết áp, choáng, co giật, vỡ tử cung hay cơ tử cung bị kích thích quá mức. Khi đường cơ bản nhấp nhô xuất hiện trong khoảng thời gian giới hạn nhịp tim thai bình thường chứng tỏ hệ thần kinh của thai nhi cũng đã bị tổn thương.
3 – Đường cơ bản không rõ: Nghĩa là mẹ không thể xác định được đường tim thai cơ bản. Trường hợp này có thể do một loạt các nhịp tăng, tăng dao động nội tại, các nhịp giảm biến đổi xuất hiện kế tiếp nhau hay rối loạn nhịp tim thai gây ra.
4 – Nhịp tăng: Chứng tỏ bào thai khá khỏe mạnh (đường biểu diễn tim thai có đáp ứng).
5 – Nhịp giảm: Nhịp tim giảm chia làm 3 trường hợp:
- Nhịp giảm sớm: Do phản xạ thần kinh khi đầu thai nhi bị chèn ép vào tiểu khung ở mỗi cơn co tử cung
- Nhịp giảm biến đổi: Nguyên nhân chủ yếu do chèn ép rốn một phần hoặc toàn bộ.
- Nhịp giảm muộn: Đây là một tình trạng khá đặc biệt, có khởi đầu, đạt trị số cực tiểu và kết thúc ở thời điểm chậm hơn so với cơn co tử cung ít nhất 15 giây. Nhịp giảm muộn đi kèm với giảm dao động nội tại (nhịp tim không tăng) là dấu hiệu muộn của tình trạng thai nhi nguy kịch.
6 – Dao động nội tại hay còn gọi là đường tim thai phẳng: Khi đó dao động của nhịp tim thai sẽ giảm do thiếu oxy và nhiễm toan kéo dài. Tuy nhiên, mẹ nên hiểu rằng khi thai nhi yếu dần vẫn có khả năng duy trì được một tim thai trong giới hạn bình thường.
3. Mẹ cần làm gì để bé có trái tim khỏe mạnh?
Sau khi tìm hiểu tim thai phẳng là như thế nào? Góc của mẹ cũng có những lời khuyên dành cho mẹ để bé có một trái tim thật khỏe mạnh. Cụ thể:
1 – Mẹ nên bổ sung thêm axit folic trước và trong suốt thai kỳ. Những thực phẩm giàu acid folic bao gồm: các loại đậu, rau xanh, nước cam… sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở bé.
2 – Mẹ tuyệt đối không hút thuốc, nếu có hãy bỏ chúng càng sớm càng tốt. Các nghiên cứu đều cho ra tỷ lệ gây ra các khuyết tật tim của bé lên đến 2% nếu mẹ hút thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
3 – Theo các bác sĩ, bệnh đái tháo đường có mối liên quan và là nguy cơ gây nên bệnh tim. Do đó, nếu mẹ đang trong tình trạng bị đái tháo đường hãy học cách kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai. Ví dụ như hạn chế ăn đồ ngọt, nước ngọt có gas…
4 – Ngừng sử dụng thuốc trị mụn trứng cá, đặc biệt là Accutane – một loại vitamin A liều cáo rất dễ gây nên các khuyết tật tim thai.
5 – Tránh xa rượu, bia và các chất kích thích.
6 – Mẹ cần đi siêu âm định kỳ để có thể kiểm soát được các dị tật tim thai.
Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động khiến bé bị dị tật tim bẩm sinh và đa phần mẹ không thể kiểm soát được. Mặc dù đã thực hiện các biện pháp phòng tránh nhưng mẹ cũng không thể chắc chắn 100%.
Mong rằng, qua bài viết này mẹ đã hiểu rõ tim thai phẳng là như thế nào? Mặc dù đây là tình trạng nguy hiểm và rất khó để phòng tránh nhưng nếu được phát hiện kịp thời, các bác sĩ có thể xử trí một cách tốt nhất cho mẹ và thai nhi. Do vậy, mẹ hãy đi thăm khám định kỳ để ngăn chặn các mối đe dọa đối với quá trình phát triển khỏe mạnh của thai nhi nhé!
Ở thời điểm này không ít bố mẹ cũng đang tìm hiểu những cái tên hay đặt cho con, nếu bạn cũng chưa tìm được tên hay cho con hãy tham khảo ngay những tên lót hay cho con gái. Trong bài chia sẻ là những cách đặt tên hay theo từng họ của bố, theo từng tên của con gái hay và ý nghĩa. Nếu bố mẹ còn đang có những câu hỏi như bố họ Đỗ đặt tên con gái là gì, đảm bảo ba mẹ có thể tìm được một cái tên ưng ý.