Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu

Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây, mẹ theo dõi nhé!

Ngôi thai đầu hạ vị là gì?
Mẹ băn khoăn không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì?

1. Ngôi thai đầu hạ vị là gì – thông tin quan trọng mẹ đừng bỏ qua!

Đối với nhiều mẹ bầu, đặc biệt là mẹ mang thai tập đầu, thuật ngữ “ngôi thai” vẫn còn khá lạ lẫm. Giải đáp cho mẹ ngay đây, ngôi thai là vị trí thấp nhất của em bé so với khung xương chậu của mẹ. Đây cũng chính là phần đầu tiên ra khỏi cơ thể mẹ khi bé chào đời. Người ta quan tâm nhiều đến ngôi thai của bé để xác định hình thức sinh đẻ phù hợp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé yêu.

Ngôi thai bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chuyển động của bé trong bụng mẹ, gồm 3 loại chính là: ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang. Trong đó, ngôi thai đầu (hay còn gọi là ngôi thai thuận) là trường hợp phổ biến nhất. Đây là lúc đầu bé hướng về phía âm hộ mẹ còn phần mông thường hướng về phía ngực mẹ.

Ngôi thai đầu hạ vị là gì?
Ngôi thai đầu – đầu bé hướng về phía âm hộ mẹ còn phần mông thường hướng về phía ngực mẹ

Vậy ngôi thai đầu hạ vị là gì? Đây là trường hợp bé nằm ở tư thế ngôi đầu với phần đầu cúi xuống phía hạ vị nhiều nhất. Bên cạnh ngôi thai đầu hạ vị, còn có 3 loại ngôi thai đầu khác:

  • Ngôi mặt: Đầu bé ngửa lên nhiều nhất, đưa toàn bộ mặt ra phía trước.
  • Ngôi trán: Đầu em bé ngửa lên theo trục của thai nhi với trục của mẹ.
  • Ngôi thóp: Đầu em bé nằm ở lưng chừng, có thể sờ được từ mũi đến miệng nhưng không sờ được phần cằm.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp ngôi mặt, ngôi trán, ngôi thóp, đầu em bé cúi không phù hợp có thể gây khó khăn trong quá trình chui qua âm đạo của mẹ để ra ngoài. Vì vậy, bác sĩ sẽ xem xét từng trường hợp và đưa ra quyết định mẹ nên sinh thường hay sinh mổ. 

Tư thế ngôi thai đầu hạ vị là an toàn nhất, giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, mẹ có thể dễ dàng sinh thường hơn. 

Tư thế của ngôi thai
Bé nằm ở vị trí ngôi thai đầu hạ vị có thể dễ dàng sinh thường hơn các tư thế khác.

2. Cách nhận biết thai ngôi đầu hạ vị

Để nhận biết em bé trong bụng đã ở tư thế ngôi thai đầu hạ vị hay chưa, mẹ tham khảo các phương pháp dưới đây:

2.1. Siêu âm

Khi bước sang tuần thai thứ 28, mẹ có thể theo dõi bằng kỹ thuật siêu âm hiện đại để biết em bé đã di chuyển về tư thế ngôi thai đầu hạ vị hay chưa. Đây là kỹ thuật hiện đại sử dụng sóng âm tần số cao để xây dựng, tái tạo hình ảnh em bé trong bụng mẹ và chiếu hình ảnh ấy lên màn hình máy tính. Qua đó bác sĩ dễ dàng quan sát và chẩn đoán chính xác vị trí thai nhi.

Siêu âm thai
Siêu âm là phương pháp phổ biến giúp theo dõi quá trình phát triển của em bé trong thời gian mang thai.

2.2. Nhận biết qua hình dáng bụng bầu

Bên cạnh phương pháp siêu âm, quan sát hình dáng bụng bầu cũng là cách giúp mẹ nhận biết tư thế của em bé. Đối với bé ở vị trí ngôi thai đầu hạ vị, bụng mẹ thường có hình oval, kéo từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu. Lúc này, qua cảm nhận từ phía bên ngoài bụng mẹ, bác sĩ có thể biết được phần mông của em bé (to và mềm) ở phía trên tử cung, phần đầu (to và cứng) ở phía dưới tử cung và lưng, tay, chân của bé ở hai bên sườn.

Cách nhận dạng ngôi thai
Tư thế ngôi thai đầu hạ vị của bé có thể nhận biết qua hình dáng bụng bầu.

2.3. Phản ứng của thai nhi

Để đoán xem bé đã di chuyển về vị trí ngôi thai đầu hạ vị hay chưa, mẹ có thể dựa vào vị trí đạp ở phần bụng trên hay bụng dưới. Nếu đạp ở phần bụng trên thì khả năng cao bé đã nằm đúng tư thế. Ngược lại, nếu mẹ nhận thấy bé đang đạp ở bụng dưới chính là dấu hiệu bé chưa xoay đầu đó ạ!

Ngoài ra, ở tư thế ngôi thai đầu hạ vị của em bé, nếu để ý mẹ sẽ phát hiện áp lực bụng dưới tăng do đây là vị trí tạo nếp gấp khi ngồi. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng khi không cảm nhận được bởi biểu hiện này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thành bụng của mẹ dày hay mỏng.

Tư thế ngôi thai ảnh hưởng đến mẹ như thế nào?
Bé nằm ở tư thế ngôi thai đầu hạ vị có thể làm tăng áp lực bụng dưới của mẹ.

3. Thai chuyển ngôi đầu hạ vị sớm có phải sinh sớm không?

Em bé di chuyển sang tư thế ngôi thai đầu hạ vị trước 28 tuần tuổi thì bị coi là chuyển sớm. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề này nhé, bởi đây không phải là dấu hiệu sinh sớm. Mẹ chỉ chuyển dạ sớm hơn dự định khi có những triệu chứng như: xuất hiện cơn đau đẻ, đau lưng vùng dưới, sưng nề, ra dịch hồng…

Mẹ nên khám thai định kỳ để cảm nhận, theo dõi và đồng hành cùng con trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Điều này không chỉ giúp mẹ ổn định cảm xúc, hạn chế lo lắng hay suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng xấu đến em bé, mà còn giúp bác sĩ phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và đưa ra hướng xử lý kịp thời. 

Mẹ khám thai định kỳ
Mẹ khám thai định kỳ để theo dõi quá trình hình thành và phát triển của con.

4. Chăm sóc mẹ bầu có ngôi thai đầu hạ vị để mẹ tròn con vuông

Ngôi thai đầu hạ vị là dấu hiệu tốt giúp việc sinh nở diễn ra an toàn, thuận lợi. Vì vậy, khi biết em bé đã xoay đầu và nằm đúng tư thế, mẹ yên tâm chăm sóc sức khỏe để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

1 – Tâm lý: Tâm lý của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và nhận thức của thai nhi đó ạ! Vì vậy, mẹ nên giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, lo lắng quá mức để bé phát triển bình thường và khỏe mạnh mẹ nhé! Mẹ có thể tìm kiếm niềm vui và ổn định cảm xúc bằng cách tập yoga, ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc, cắm hoa…

2 – Tư thế nằm: Nằm nghiêng sang bên trái là tư thế phù hợp nhất giúp mẹ hạn chế áp lực đè nén vùng xương chậu và các động mạch, cải thiện lưu thông máu, cung cấp nhiều oxy cho thai nhi. Trong trường hợp hai chân của mẹ bị phù hoặc căng tĩnh mạch ở chân, mẹ có thể nằm nghiêng sang bên trái đồng thời kê gối dưới chân để quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi, giảm phù nề.

Mẹ bầu nằm nghiêng trái
Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để thai kỳ khoẻ mạnh

3 – Sinh hoạt, vận động: Mẹ nên thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi. Mẹ vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, tập yoga… theo hướng dẫn của bác sĩ giúp cải thiện giấc ngủ, giảm đau nhức chân tay. Ngoài ra, các bài tập nhẹ còn tăng khả năng vận động ở cơ vùng chậu, mông, đùi, giúp quá trình sinh đẻ diễn ra thuận lợi hơn, mẹ phục hồi sau sinh nhanh hơn.

4 – Chăm sóc vùng kín: Trong thời kỳ mang thai, khả năng tự bảo vệ của âm đạo bị mất cân bằng, dễ viêm nhiễm. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, mẹ bổ sung nhiều hoa quả tươi, uống đủ nước, mặc đồ thoải mái, sạch sẽ, thay đồ lót mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, ưu tiên các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên an toàn, lành tính như dung dịch vệ sinh Mamamy để vùng kín luôn sạch sẽ, khỏe mạnh, tránh lây bệnh cho bé hoặc bị tổn thương trong quá trình sinh đẻ. 

Dung dịch vệ sinh vùng kín Mamamy
Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh Mamamy

5 – Quan hệ vợ chồng: Ở những tháng cuối thai kỳ khi bé đã xoay đầu, bụng mẹ khá to nên cần hạn chế chuyện chăn gối nhé! Ngoài ra, bố nên thường xuyên bên cạnh động viên, an ủi, sẻ chia, cùng mẹ vượt qua những trở ngại trước mắt và chào đón thành viên mới nhé!

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc Ngôi thai đầu hạ vị là gì rồi đúng không ạ? Nếu trong quá trình mang thai, mẹ còn bất kỳ chia sẻ hay băn khoăn nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng trả lời mẹ nhanh nhất có thể nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Giỏ hàng 0