Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cùng tìm hiểu các tuần thai kỳ trong suốt quá trình mang thai mẹ nhé!

Các tuần thai kỳ trong suốt quá trình mang thai có thể khiến các mẹ bối rối. Không biết đang ở tuần 12 hay tuần 13 thai kỳ? Đang ở kỳ tam cá nguyệt đầu tiên hay thứ hai? Mang thai đủ tháng là bao nhiêu tuần? Bài viết dưới đây sẽ dành riêng cho mẹ đấy!

1.Mang thai bao nhiêu tuần?

Thông thường, cả thai kỳ kéo dài 40 tuần (tương đương với 280 ngày). Bắt đầu tính từ ngày đầu tiên trong kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ. Tuy nhiên, chỉ khoảng 30% trường hợp mang thai đến tuần 40. Trên thực tế, mang thai đủ tháng được xem xét dao động từ 39-41 tuần. Có nghĩa, em bé được sinh ra ở tuần thứ 39 không phải là sinh sớm so với em bé được sinh ra ở tuần 41.

2.Có bao nhiêu tam cá nguyệt trong thai kì?

Có ba tam cá nguyệt trong thai kỳ mẹ nhé!

Có ba tam cá nguyệt diễn ra trong thai kỳ
Có ba tam cá nguyệt diễn ra trong thai kỳ
  • Tam cá nguyệt đầu tiên từ khoảng tuần 1 đến tuần 13;
  • Tam cá nguyệt thứ hai khoảng tuần 14 đến tuần 27;
  • Tam cá nguyệt thứ ba từ khoảng tuần 28 đến tuần 40 (trở lên).

3.Có bao nhiêu tuần trong một kỳ tam cá nguyệt?

Có 13 hoặc 14 tuần mỗi ba tháng tương ứng với một kì tam cá nguyệt. Do 40 tuần chia 3 bị dư nên mẹ sẽ thấy vì sao các kì tam cá nguyệt không có số tuần chính xác.

Cụ thể các tuần thai kỳ chia theo ba kỳ tam cá nguyệt sẽ là:

Mang thai bao lâu là đủ tuần?
Mang thai bao lâu là đủ tuần?

4.Mang thai đủ tháng là bao nhiêu tuần?

Như đã nói trên, mang thai đủ tháng sẽ tương đương với việc mẹ mang thai đến tuần thứ 39-40.

Tìm hiểu sự phát triển thai nhi qua các tuần thai kỳ
Tìm hiểu sự phát triển thai nhi qua các tuần thai kỳ

40 tuần mang thai được tính tương ứng là chín tháng, không hẳn là 9 tháng 10 ngày như mọi người thường nói. Theo lý thuyết, một tháng sẽ có 4 tuần, 40 tuần sẽ là 10 tháng nhưng đó chỉ là tính ước lượng. Bốn tuần mới là 28 ngày. Ngoại trừ tháng 2 thì một tháng sẽ có 30 hoặc 31 ngày. Do đó, mỗi tháng dài khoảng 4,3 tuần.

  • Nếu trẻ sinh trước tuần 37 thì được coi là sinh non.
  • Nếu trẻ sinh trong tuần thứ 37-38 được gọi là sinh sớm
  • Nếu trẻ sinh từ tuần thứ 39-40 được gọi là sinh đủ tháng.
  • Nếu trẻ sinh ở tuần thứ 41 được gọi là sinh cuối thời hạn.
  • Nếu trẻ sinh từ tuần 42 trở đi được gọi là sinh già.

5.Làm thế nào để biết đang mang thai tuần thứ mấy?

Cách tính tuổi thai đơn giản và độ chính xác cao được dựa vào kỳ kinh nguyệt cuối của mẹ. Các mẹ có thể tự tính cho bản thân nhanh chóng. Một số công cụ tính tuổi thai online, tính xem đang mang thai tuần thứ mấy đều dựa trên cách tính này.

Các mẹ chỉ cần nhớ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng tính đến thời điểm mang thai cần tính toán là bao nhiêu ngày. Ví dụ, ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng là ngày 01/3 thì đến ngày 30/4 là các mẹ đã mang thai 8 tuần.

Và mẹ bầu cũng đừng nhầm lần giữa tuần mang thai và tuần tuổi thai nhi. Khi bác sĩ thông báo rằng thai nhi là 15 tuần tuổi và mẹ đang mang thai tuần 16 thì liệu có gì đó sai không? Câu trả lời ngắn gọn là cả hai đều đúng. Trong trường hợp này, số ngày tính đều như nhau nhưng khái niệm đề cập đến lại khác nhau.

Hóa ra, mẹ mang thai bao nhiều tuần sẽ khác biệt với thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi. Nếu các mẹ mang thai được 16 tuần thì thực tế, mẹ mới chỉ mang thai tròn 15 tuần và lẻ một số ngày. 15 tuần hơn đã trôi qua nhưng chưa đủ 16 tuần. Vì vậy, đừng quá ngạc nhiên khi bác sĩ/y tá nói rằng mẹ mang thai 16 tuần và tuổi thai là 15 tuần.

Quy tắc này áp dụng tương tự khi nói về các tuần thai kỳ của mẹ: Tuổi thai kỳ là x tuần và x+1 tuần trong thai kỳ.

6.Làm thế nào để tính ngày dự sinh chính xác?

Các cách tính ngày dự sinh chính xác
Các cách tính ngày dự sinh chính xác

Để tính ngày dự sinh chính xác có 6 cách phổ biến và được tin tưởng cao. Đó là:

  • Tính ngày dự sinh căn cứ siêu âm – cách có độ chính xác khá cao
  • Tính dự sinh dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối và độ dài của chu kì đó. Có nhiều công cụ online được phát triển dựa trên cách tính này.
  • Tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt
  • Tính ngày dự sinh theo ngày thụ thai
  • Tính ngày dự sinh theo thời gian thai nhi cử động
  • Tính ngày dự sinh theo thời gian phản ứng có thai

 Nó đã được trình bày cụ thể tại Dự đoán ngày bé chào đời với 6 cách tính ngày dự sinh

7.Tại sao tính ngày mang thai theo ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng?

Cách tính số ngày mang thai theo ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng có chính xác. Tại sao tính số ngày mang thai trước khi trứng được thụ tinh và có thể là cả trước khi trứng được rụng nữa phải không?

Thực tế đây là cách tính tin cậy và đơn giản còn áp dụng đến ngày nay. Ngay cả khi các mẹ có chu kỳ đều, luôn chính xác về ngày rụng trứng cũng như ngày quan hệ thì cũng chưa chắc xác định chính xác hoàn toàn về thời điểm thụ thai. Bởi vì tinh trùng có thể sống trong âm đạo từ 3-5 ngày, chờ trứng để thụ tinh. Trứng rụng và gặp tinh trùng ở ống dẫn trứng sẽ được thụ tinh trong vòng 24h. Do đó, rất có thể mẹ đã mang thai bốn tuần tính đến thời điểm lỡ kinh của tháng sau.

8.Quá trình phát triển thai nhi theo từng tuần thai kỳ

Trong 40 tuần thai kỳ, bé có sự phát triển kinh ngạc.

Trong 40 tuần thai kỳ, bé có sự phát triển kinh ngạc
Trong 40 tuần thai kỳ, bé có sự phát triển kinh ngạc

8.1.Tam cá nguyệt đầu tiên

Sau 13 tuần tam cá nguyệt thứ nhất, bé đã có hình dạng thai nhi cơ bản. Các cơ quan thành hình cơ bản từ mắt, miệng, lưỡi, mí mắt, môi, ngón chân, ngón tay. Hệ thần kinh bé phát triển nhanh chóng. Từ tuần 11, bé có chồi răng, khắp cơ thể có lông và đường nét khuôn mặt rõ nét. Ở cuối tuần 12, bé biết phản ứng khi mẹ xoa bụng.

8.2.Tam cá nguyệt 2

Ở tam cá nguyệt thứ 2, hai mẹ con đều có những thay đổi rõ rệt về ngoại hình và thể chất. Mẹ tăng cân, bụng nhô ra hơn, có thể bị suy giảm trí nhớ thai kỳ. Mẹ có cơn co gò bụng đầu tiên từ tuần 26.

Giai đoạn này, bé tiếp tục hoàn thiện các cơ quan quan trọng như thận, phổi… Mắt bé đã có thể cảm nhận ánh sáng. Từ tuần 20, bé có thể nghe được âm thanh xung quanh. Chân tay bé linh hoạt, co duỗi, đạp bụng mẹ nhiều hơn từ tuần 24. Bé cũng tập thở và gặp nấc cục mà mẹ có thể cảm nhận đấy.

8.3.Tam cá nguyệt 3

Sang tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể mẹ nặng nề, khó đi lại hơn. Bé cũng lớn nhanh hơn hẳn. Đây là giai đoạn mẹ ăn bao nhiêu sẽ vào bé bấy nhiêu. Não bé phát triển nhanh chóng nên mẹ bổ sung nhiều thực phẩm DHA tốt cho trí não của bé. Từ tuần 34, bé có thể sinh ra mà ít gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bé sinh ở tuần 39 được coi là sinh đủ tháng.

Sang tuần 41 và 42, đã quá 2 tuần so với ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm đánh giá. Có thể can thiệp kích sinh, tránh biến chứng như cạn ối. Mẹ hãy chuẩn bị sẵn tinh thần chào đón thiên thần bất cứ lúc nào.

9.Những lưu ý mẹ cần nhớ trong các tuần thai kỳ

Bí quyết để có thai kỳ khỏe, bé thông minh
Bí quyết để có thai kỳ khỏe, bé thông minh

Khi mang thai, nhiều mẹ rất lo lắng, không biết bắt đầu từ đâu, cần làm những gì để tốt cho bé con. Không cần quá bối rối, vì bản năng làm mẹ sẽ dẫn dắt và hướng dẫn các mẹ vượt qua tất cả.

Tuy nhiên, đừng quên các mốc siêu âm thai quan trọng. Chuẩn bị một chế độ ăn dinh dưỡng, bổ sung vitamin đầy đủ. Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Tập thể dục rèn luyện sức khỏe để bé cưng phát triển tốt qua các giai đoạn

Ngoài ra, giữ gìn vệ sinh cơ thể và “cô bé” cẩn thận để tránh viêm nhiễm, ảnh hưởng đến hành trình đón bé cưng chào đời.

Dung dịch vệ sinh cho bà bầu
Gợi ý sản phẩm dung dịch vệ sinh cho mẹ bầu an toàn, lành tính, bảo vệ chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh.

Với các tuần thai kỳ trong suốt quá trình mang thai, hẳn mẹ cũng hiểu thêm về quá trình phát triển thai nhi trong 40 tuần mang thai. Không chỉ nắm được từng giai đoạn của bé, mẹ cũng sẽ chủ động hơn với việc theo dõi sức khỏe thai nhi và chăm sóc dinh dưỡng khi mang thai cho bản thân. Mẹ cũng đừng bỏ lỡ những bài viết tư vấn hữu ích cho mẹ và bé tại Góc của mẹ nhé. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và nhiều niềm vui.

Nguồn tham khảo:

Whattoexpect: https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-24.aspx

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cùng tìm hiểu các tuần thai kỳ trong suốt quá trình mang thai mẹ nhé!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0