Hẹp động mạch phổi (Pulmonary Atresia) là một khuyết tật tim bẩm sinh, thường được chẩn đoán trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi sinh.
Mục lục
1. Pulmonary Atresia là bệnh gì?
Pulmonary Atresia là một khuyết tật bẩm sinh của van phổi – van kiểm soát lưu lượng máu từ tâm thất phải (buồng dưới bên phải của tim) đến động mạch phổi chính (mạch máu đưa máu từ tim đến phổi).
Ở một em bé không có khuyết tật tim bẩm sinh, bên phải của tim bơm máu nghèo oxy từ tim đến phổi thông qua động mạch phổi. Máu chảy ra từ phổi rất giàu oxy và sau đó có thể được bơm đến phần còn lại của cơ thể. Ở trẻ sơ sinh bị xơ vữa động mạch phổi, van phổi thường kiểm soát máu chảy qua động mạch phổi không được hình thành, do đó máu không thể đi trực tiếp từ tâm thất phải đến phổi.
Bệnh hẹp van động mạch phổi là một khiếm khuyết tim hiếm gặp, xảy ra với tần suất ngang nhau giữa các bé trai và bé gái. Tình trạng này thường liên quan đến dị tật tim bẩm sinh được gọi là tứ chứng Fallot.
Một em bé bị hẹp động mạch phổi có thể cần phẫu thuật hoặc các thủ tục khác ngay sau khi sinh. Vì vậy, khuyết tật bẩm sinh này được coi là một khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng (CHD nghiêm trọng).
2. Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nguyên nhân gây hẹp động mạch phổi chưa được làm rõ. Nhưng nó có liên quan đến một số dị tật tim bẩm sinh khác:
- Còn ống động mạch (PDA)
- Hẹp động mạch phổi với vách ngăn tâm thất còn nguyên vẹn (PA/IVS)
- Hẹp động mạch phổi với thông liên thất. Đây là mức độ nặng nhất của tứ chứng Fallot
Trong thai kỳ, nếu cha mẹ hoặc em bé nằm trong những đối tượng dưới đây cũng là nguy cơ lớn dẫn đến hẹp động mạch phổi:
- Trẻ mắc hội chứng Down
- Mẹ bị nhiễm rubella, đái tháo đường, lupus ban đỏ
- Mẹ sử dụng rượu bia, hút thuốc trước và trong khi mang thai
- Mẹ sử dụng các loại thuốc khi mang thai như isotretinoin, thuốc điều trị rối loạn,…
- Bố hoặc mẹ có dị tật tim bẩm sinh
3. Chẩn đoán
Pulmonary Atresia thường được chẩn đoán trong vòng vài giờ sau khi sinh bằng khám lâm sàng hoặc thực hiện các xét nghiệm như:
- Siêu âm tim
- Chụp X-quang
- Điện tâm đồ (ECG)
- Thông tim
4. Phương pháp điều trị
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị cho trẻ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
4.1. Thuốc
Trẻ sẽ cần sử dụng thuốc nhằm giúp tim trẻ hoạt động hiệu quả hơn, giữ ống động mạch mở giúp lưu thông máu đến phổi cho tới khi van động mạch phổi được sửa.
4.2. Thông tim
Đây là cách giữ ống động mạch mở bằng một quả bóng hoặc đặt một stent. Giúp cho lưu lượng máu chảy qua tim dễ dàng hơn.
4.3. Phẫu thuật
Trong hầu hết các trường hợp hẹp động mạch phổi, trẻ cần phẫu thuật ngay sau khi sinh. Khi đó, bác sĩ sẽ mở rộng hoặc thay thế van động mạch phổi và mở rộng đường thông vào động mạch phổi.
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh diễn biến nặng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt. Trẻ mắc hẹp động mạch phổi có nhu cầu năng lượng cao nhưng lại dễ mệt mỏi khi ăn. Nên cho trẻ ăn thường xuyên và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Ngăn ngừa nhiễm trùng. Vệ sinh răng miệng, đánh răng, dùng chỉ nha khoa và khám răng thường xuyên là cách thức hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi. Các hoạt động này sẽ giúp tim trẻ khỏe mạnh hơn. Nhưng nên tránh các môn thể thao như các môn đối kháng và lưu ý dành thời gian để trẻ nghỉ ngơi sau khi hoạt động. Mẹ nên trao đổi với bác sĩ tim mạch về những hoạt động thể chất phù hợp với trẻ.
Tuân thủ lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và các vaccine ngừa cúm, ngừa viêm phổi,…
Tuân thủ lịch tái khám định kỳ với bác sĩ tim mạch từ 3 đến 6 tháng/lần.