Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ bầu bị đau ở háng và mu đừng bỏ lỡ những “tuyệt chiêu” này!

Những cơn đau ở háng và mu thường gây ra những phiền phức cho mẹ bầu hàng ngày. Thông thường, đau ở háng và mu khi mang bầu xảy ra vào những tháng cuối của thai kỳ. Các mẹ đừng quá lo lắng, hãy tham khảo ngay các “tuyệt chiêu” dưới đây nhé!

1. Vì sao mẹ bầu bị đau ở háng và mu trong những tháng cuối thai kỳ?

1.1. Các Hormone thay đổi là câu trả lời cho mẹ

Khi có bầu, cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều sự thay đổi về hormone đó! Mẹ bầu thường sẽ có hàm lượng progesterone trong máu cao. Progesterone tạo nên sự giãn nở của các khớp xương. Điều này khiến cho các khớp vùng chậu của mẹ hoạt động không được dẻo dai như trước nữa.

Ngoài ra, trong những tháng cuối mang thai, cơ thể mẹ sẽ tự sản sinh ra hormone Relaxin nữa đấy! Relaxin sẽ khiến các dây chằng vùng chậu mềm và dãn ra, thuận lợi cho quá trình sinh đẻ của mẹ sắp tới.

Việc mẹ đi lại thường xuyên trong thời gian mang bầu sẽ khiến mẹ dễ bị viêm màng dính xương mu. Lý do là bởi hai nửa xương chậu được gắn kết bởi lớp màng đặc biệt này đó mẹ bầu à! Từ đây, mẹ bầu bị đau ở háng và mu là không hề khó hiểu.

Các Hormone thay đổi là câu trả lời cho mẹ
Các Hormone thay đổi là câu trả lời cho mẹ

1.2. Có thể mẹ sắp đến lúc “vượt cạn”

Trong những tháng cuối, khi mẹ chuẩn bị “vượt cạn”, xương hông mẹ sẽ dãn nở nhiều hơn để phù hợp với kích cỡ của em bé. Trong tam cá nguyệt thứ ba, cơn đau ở háng và mu mẹ sẽ có tần suất liên tục và nặng hơn.

Tuy nhiên, dấu hiệu sắp sinh của mẹ còn cần các biểu hiện khác để chắc chắn và mẹ cần đến bệnh viện ngay:

  • Bụng bầu mẹ sa xuống
  • Mẹ bầu bị chuột rút và đau lưng nhiều và liên tục
  • Các khớp có xu hướng dãn ra nhiều
  • Cân nặng không thay đổi nữa
  • Cổ tử cung bắt đầu mở
  • Mẹ có thể bị tiêu chảy
  • Mẹ thấy mệt mỏi và uể oải
  • Mẹ cảm thấy các cơn co thắt liên tục và mạnh
  • Nguy hiểm nhất là vỡ ối
  • Có thể mẹ sắp đến lúc “vượt cạn”
    Có thể mẹ sắp đến lúc “vượt cạn”

1.3. Thiếu canxi sẽ gây ra đau ở háng và mu khi mang bầu

Chế độ ăn của mẹ bầu không thể thiếu canxi, vì lúc này cơ thể mẹ phải gánh một trọng lượng lớn. Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm bổ sung canxi để đảm bảo xương cốt chắc khỏe nhé!

1.4. Mẹ có tiền sử bệnh về khớp?

Nếu mẹ có tiền sử bệnh về xương khớp, thì đây là một lý do gây ra đau ở háng và mu khi mang bầu đấy mẹ bầu ơi! Các bệnh phổ biến như: Thoái hóa khớp, thoái hóa đĩa đệm vùng chậu, viêm xương vùng chậu,… chính là tác nhân gây ra cơn đau cho các mẹ.

Mẹ có tiền sử bệnh về khớp?
Mẹ có tiền sử bệnh về khớp?

1.5. Em bé đang “gây sự chú ý” với mẹ đấy!

Vào thời điểm tam cá nguyệt thứ ba, em bé sẽ có xu hướng xoay đầu để chuẩn bị cho lúc ra đời. Điều này khiến cơn mẹ bầu bị đau nhức ở háng và mu, do áp lực tác động lên xương mu tăng lên. Em bé càng lớn, trọng lượng mà xương mu và xương vùng chậu của mẹ phải chịu càng lớn đấy!

Ngoài ra, lý do bị đau ở háng và mu khi mang bầu cũng có thể do em bé cử động mạnh, đạp mẹ trong thời gian sắp sinh nữa đấy mẹ ạ!

2. Liệu bị đau ở háng và mu khi mang bầu có nguy hiểm?

Mẹ yên tâm nhé, tình trạng này khá phổ biến với các bà bầu khi mang thai những tháng cuối. Mẹ đừng lo lắng quá gây ra bị stress, ảnh hưởng đến em bé nhé! Lý do chủ yếu của các cơn đau này thường đến từ trọng lượng của bụng bầu thôi mẹ à. Em bé lớn (khoảng 4000gr trở lên) thì áp lực lên xương vùng chậu và xương mu cũng lớn.

Cơn đau này gây ra cho mẹ không ít phiền phức và mệt mỏi. Đôi khi mẹ sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu cả ngày. Vậy, mẹ hãy nắm chắc các tuyệt chiêu nhằm giảm thiểu cơn đau này nhé!

3. “Tuyệt chiêu” giúp mẹ cải thiện tình trạng đau ở háng và mu khi mang bầu

3.1. Sử dụng những “người bạn” hỗ trợ cho mẹ bầu

Mẹ hoàn toàn có thể tìm mua các sản phẩm đai đeo hỗ trợ bà bầu để giảm các cơn đau ở háng và mu nhé! Đeo đai đeo sẽ giúp xương chậu và xương mu của mẹ “chống đỡ” những áp lực từ bụng bầu của mẹ những tháng cuối.

Khi nằm, mẹ hãy sử dụng gối đỡ dưới bụng bầu để giảm bớt sức nặng, còn khi ngồi, mẹ hãy kê gối tựa lưng nhé! Ngoài ra, khi mang thai, nhất là khi sắp sinh, mẹ đừng đi giày cao gót. Mẹ nên mua những đôi giày bệt, mềm mại và thoải mái để đi trong những ngày này mẹ nha!

Sử dụng những “người bạn” hỗ trợ cho mẹ bầu
Sử dụng những “người bạn” hỗ trợ cho mẹ bầu

3.2. Mẹ tuyệt đối đừng làm việc nặng hay quá sức nhé!

Mẹ hãy chú ý đến sức khỏe khi mang bầu nhiều hơn trước nha! Mẹ ơi, đừng quá “tham công tiếc việc”, vì sức khỏe của mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe của con rất nhiều đó. Mẹ tuyệt đối không được làm việc quá sức, thức khuya, làm việc với máy tính liên tục nhé! Mệt mỏi khi đang mang bầu không hề tốt cho sự phát triển của con đâu! Chính vì vậy, việc mẹ cần làm là gạt gánh nặng qua một bên và nghỉ ngơi lấy sức cho kỳ sinh sản sắp tới!

3.3. Một chế độ ăn đầy đủ chất sẽ giảm đau ở háng và mu khi mang bầu

Chế độ dinh dưỡng của mẹ cực kỳ quan trọng trong thời điểm đang có em bé. Mẹ hãy ăn đầy đủ chất, đặc biệt là chất xơ và canxi. Một hệ xương chắc khỏe sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ khi giảm thiểu cơn đau ở háng và mu đó!

3.4. Mẹ hãy nghỉ ngơi đủ và kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng

Mẹ bầu cần được ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi thật tốt và “nói không” với thức khuya. Nếu được nghỉ ngơi và đủ sức khỏe, mẹ sẽ sinh con thuận lợi và khỏe mạnh. Mẹ hãy chú ý đến sức khỏe nhiều hơn nữa nhé!

Hơn nữa, mẹ có thể kết hợp nghỉ ngơi và tập thể dục nhẹ nhàng. Có rất nhiều bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu, giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn. Mẹ nên tham khảo và tập luyện cho cơ và xương thêm chắc khỏe nhé!

3.5. Đổi tư thế cho mẹ bầu thoải mái

Nếu mẹ thấy đau ở háng và mu khi mang bầu, mẹ hãy nằm nghiêng. Đây là tư thế được khuyến cáo là đảm bảo lưu lượng tuần hoàn đến nuôi thai nhi và tạo sự thoải mái cho mẹ. Mẹ cũng không nên cúi gập lưng, với tay cao hay ngồi xổm. Các tư thế này làm cơ xương mẹ mỏi và nhức. Hơn nữa, điều này cũng có thể gây nguy hiểm tiềm tàng cho mẹ.

Đổi tư thế cho mẹ bầu thoải mái
Đổi tư thế cho mẹ bầu thoải mái

Mẹ hãy chú ý đến sức khỏe của mình khi mang bầu, đặc biệt là những tháng cuối. Mẹ cần nhớ rằng, bản thân khỏe mạnh thì mới sinh em bé thuận lợi được, mẹ nhé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ bầu bị đau ở háng và mu đừng bỏ lỡ những “tuyệt chiêu” này!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của quả bơ
Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của quả bơ
Bơ là một loại quả quen thuộc và rất giàu chất dinh dưỡng, là loại trái cây yêu thích của rất nhiều người. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Sử dụng quả bơ như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Góc của mẹ đi tìm lời giải cho […]
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Mía có thể chế biến thành thức uống ngon miệng và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Bởi cây mía có chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy hãy cùng Góc của mẹ khám phá những […]
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây vào chế độ ăn. Cherry là một trái cây thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của […]
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Táo bón là một trong những hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Táo bón sẽ gây ra những tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi. Thế nên việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng này là rất […]
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các loại rau tốt cho bà bầu với hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất chính là nhóm thực phẩm rất cần thiết để tham khảo đưa ngay […]
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
Pháp danh là tên gọi của người Phật tử, thể hiện lý tưởng và nguyện vọng của người tu hành. Do đó, đặt tên pháp danh cho con gái thể hiện mong ước con có cuộc sống thanh tịnh, hạnh phúc, tránh được mọi sự ưu phiền. Nếu mẹ còn loay hoay chưa tìm được […]
Giỏ hàng 0